Bỏ dây chun , caosu , miếng nhựa vào giấm .
Có hiện tượng gì xảy ra .
AI LÀM ĐÚNG MK SẼ TICK NHÉ ^ ^
Khi cọ xát thước nhựa vào miếng vải len hoặc dạ, sau đó ta đưa thước nhựa lại gần các mẩu giấy vụn. Có hiện tượng gì xảy ra?
A. Các mẩu giấy vụn tản ra
B. Các mẩu giấy vụn nằm yên
C. Không có hiện tượng gì xảy ra
D. Các mẩu giấy vụn bị thước nhựa hút lên
Đáp án cần chọn là: D
Khi cọ xát một thước nhựa vào vải len, ta thấy thước nhựa có thể hút được các vật nhẹ như giấy
Treo thanh nam châm gần một ống dây (hình 30.1 SGK). Đóng mạch điện.
a. Có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm?
b. Đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?
c. Hãy làm thí nghiệm kiểm tra xem các câu trả lời trên của em có đúng không?
a. Nam châm bị hút vào ống dây. Vì khi đóng mạch điện, dòng điện chạy qua cuộn dây theo chiều từ trong ra ngoài mặt phẳng, sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải, ta xác định được chiều từ trường do ống dây gây ra có chiều đi ra từ đầu B, nên B là cực Bắc, sẽ hút cực nam S của nam châm bên ngoài.
b. Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay đi và khi cực Bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm bị hút vào ống dây.
Vì khi đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì từ cực tại B sẽ đổi thành cực Nam, cùng cực với nam châm ngoài nên sẽ đẩy ra xa, sau đó nam châm bên ngoài bị xoay đi và cực Bắc của nam châm ngoài sẽ gần đầu B (cực Nam) của ống dây nên bị hút vào.
c. Dụng cụ thí nghiệm: 1 ống dây, 1 thanh nam châm và 1 mạch điện. Tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ và kiểm tra kết quả.
- Đặt khay có nước vào ngăn làm đá của tủ lạnh, sau vài giờ lấy khay ra. Hiện tượng gì sẽ xảy ra đối với nước trong khay? Hiện tượng đó gọi là gì?
- Để khay nước đá ở ngoài tủ lạnh, hiện tượng gì sẽ xảy ra? Hiện tượng đó gọi là gì?
- Ý đầu tiên: Nước trong khay bị chuyển thành thể rắn. Hiện tượng đông đặc của nước.
- Ý thứ hai: Nước trong khay dần dần bị tan chảy thành nước ở thể lỏng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng nóng chảy.
1-nước trong khay chuyển thành thể rắn hiện tượng này là hiện tượng đông đặc của nước
2-nước sẽ dần dần tan chảy thành nước ở thể lỏng hiện tượng nóng chảy
Cắt một hình chữ nhật nhỏ bằng giấy mỏng. Gấp đôi theo chiều dọc, rồi theo chiều ngang để xác định tâm của miếng giấy. Mở miếng giấy ra, đặt lên một chiếc kim thẳng đứng sao cho mũi kim đỡ đúng vào tâm miếng giấy. Tất cả đặt ở một nơi không có gió.
Nhè nhẹ đưa tay gần miếng giấy (H.23.1). Thử tiên đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra? Làm thí nghiệm kiểm tra và giải thích.
Khi nhè nhẹ đưa tay lại gần miếng giấy do tay ta có nhiệt độ sẽ làm không khí xung quanh tay nóng lên và tạo ra các dòng khí đối lưu, các dòng khí này đẩy miếng giấy, do giấy rất mỏng và nhỏ nên dễ dàng mất thăng bằng và rơi xuống.
Hiện tượng gì xảy ra khi cho vôi sống vào nước ? ai trả lời nhanh mình tk cho đúng nữa nhé !
khói bốc lên mịt mù,nước vôi sẽ bị nóng và có nhiệt độ cao có thể gây nguy hiểm
chúc bạn học tốt nhé !
ủng hộ cho mình nha
Trình bày các hiện tượng xảy ra trong quá trình làm đậu khuôn ?
2. Bản chất của quá trình hình thành đậu khuôn là gì ?
3. Nước chua (giấm) có tác dụng gì trong quá trình làm đậu khuôn ?
4. Mục đích loại bỏ bã lọc ra khỏi dịch sữa sau khi nghiền đậu nành là gì?
5. Dịch sữa đậu nành sau khi lọc có để lâu được không? Tại sao ?
6. Nhiệt độ khi đun có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hay không?
7. Qua quá trình tìm hiểu và thực hành làm đậu khuôn em thấy ở điều kiện nhiệt độ, môi trường thế nào là tốt nhất cho sự đông tụ?
Em hãy làm thí nghiệm: Cho dòng điện (do acquy cung cấp) chạy qua cuộn dây có lõi sắt. Đưa các đinh sắt tới gần lõi sắt.
a. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? Tại sao?
b. Thí nghiệm đó chứng tỏ dòng điện có tác dụng gì? Nếu ta đổi chiều dòng điện chạy trong cuộn dây thì có gì thay đổi không? Tại sao?
c. Nếu ta ngắt dòng điện thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Tại sao?
a. Khi đưa các đinh sắt tới gần lõi sắt nằm trong cuộn dây có dòng điện một chiều chạy qua thì ta thấy các đinh sắt bị lõi sắt hút. Tại vì khi đó cuộn dây có lõi sắt đã trở thành một nam châm điện.
b. Thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ. Nếu ta đổi ciều dòng điện thì không có hiện tượng gì khác xảy ra, lõi sắt vẫn hút được các đinh sắt. Tại vì dù dòng điện chạy theo chiều nào đi nữa thì cuộn dây trong lõi sắt vẫn trở thành nam châm điện.
c. Nếu ta ngắt dòng điện thì các đinh sắt không bị lõi sắt hút nữa, bởi vì khi đó lõi sắt không còn là nam châm nữa.
sau những trận mưa rác nhìn vào cây có bụi thấy em sẽ thấy hiện tượng gì?
Hiện tượng ứa giọt thường xảy ra ở thôn bụi thấp(vì sao)
Vì sao những cây cổ thụ khi đến mùa bão người ta thường cưa ngang.Ở trên bề mặt thường có hiện tượng rẽ nhựa
- Sau những trận mưa rác nhìn vào cây có bụi thấy em thấy có giọt nước đọng lại ở mép lá.
- Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra ở thôn bụi thấp là vì động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá. Và ở thấp, gần mặt đất dễ bị bão hòa hơi nước. Còn nếu cây bụi cao thì áp suất rễ không đủ đẩy nước nên đến lá.
- Để giữ cho cây 1 độ cao phù hợp với sự chống chọi của gió bão \(\rightarrow\) Ngăn chặn việc cây bị đổ bởi gió bão. Trên bề mặt cây cổ thụ rẽ nhựa nhằm bảo vệ vết cắt của cây khỏi bị các loại vi khuẩn, sâu bệnh xâm nhập gây hại.