Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 5 2019 lúc 15:56

HƯỚNG DẪN

− Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây và Philippin.

− Cần phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa, vì:

+ Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng.

+ Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

+ Hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của Liên hợp quốc về giải quyết các vấn đề quốc tế, đáp ứng được truyền thống yêu chuộng hòa hình của nhân dân ta từ xưa đến nay…

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 3 2019 lúc 3:15

HƯỚNG DẪN

− Nguồn lợi sinh vật

+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.

+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

+ Ngoài tôm, cá, mực…, còn nhiều đặc sản khác: đồi mồi, hải sâm, bào ngư, sò huyết… Đặc biệt tổ yến trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ.

+ Có các ngư trường trọng điểm: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

− Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên

+ Nguồn muối vô tận: Dọc bờ biển, nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối.

+ Có một số mỏ sa khoáng ôxit titan có giá trị xuất khẩu; cát trắng làm thủy tinh (Quảng Ninh, Khánh Hòa).

+ Dầu khí với trữ lượng lớn ở thềm lục địa phía nam, hai mỏ lớn nhất là Cửu Long và Nam Côn Sơn.

− Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển

+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

+ Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín, nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

− Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển − đảo

+ Đường bờ biển dài có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng.

+ Hệ thống đảo ven bờ và quần đảo… thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 8 2017 lúc 12:19

HƯỚNG DẪN

- Than:

+ Than đá: trữ lượng lớn, phân bố nhiều nơi; đặc biệt than antraxit tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 700 - 800 calo/kg.

+ Than nâu: Đồng bằng sông Hồng.

+ Than bùn: Đồng bằng sông Cửu Long (tập trung ở U Minh).

- Dầu khí: tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía nam, trữ lượng lớn (các bể lớn về dầu và khí); bể khí sông Hồng ở Thái Bình.

- Trữ năng thuỷ điện: Rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và Đồng Nai.

- Tài nguyên năng lượng tái tạo: dồi dào, phong phú (năng lượng mặt trời, sức gió, thuỷ triều...).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
28 tháng 10 2018 lúc 3:54

HƯỚNG DẪN

Nhiều loại đồng bằng khác nhau: đồng bằng châu thổ sông (Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long), đồng bằng ven biển, đồng bằng giữa núi. Khác nhau về địa hình:

a) Đồng bằng sông Hồng

- Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ tạo nên.

- Hình dạng tam giác châu, đỉnh là Việt Trì, đáy Hải Phòng - Ninh Bình.

- Diện tích khoảng 15 nghìn km2; độ cao khoảng 5 – 7m.

- Hướng nghiêng: tây bắc - đông nam (địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển).

- Ở giữa đồng bằng trũng thấp, bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô với hệ thống đê sông (dài hơn 3000 km). Xung quanh rìa đồng bằng cao hơn, có một số núi sót nhô cao (rìa phía tây bắc và tây nam tiếp giáp với vùng trung du, ra phía biển có các thềm sông, thềm biển).

b) Đồng bằng sông Cửu Long

- Do phù sa của sông Tiền và sông Hậu bồi tụ phù sa tạo thành.

- Hình dạng tương tự một tứ giác.

- Diện tích khoảng 40 nghìn km2; độ cao khoảng 2 - 4 m.

- Chia thành ba khu vực, có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:

+ Phần thượng châu thổ: tương đối cao (2 - 4 m so với mực nước biển), ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng trũng rộng lớn, ngập sâu dưới nước vào mùa lũ, mùa khô là những vũng nước tù đứt đoạn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên). Dọc sông Tiền và sông Hậu là dải đất phù sa ngọt tương đối cao.

+ Phần hạ châu thổ: thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn ngấm dần trong đất. Trên bề mặt với độ cao 1 - 2 m, ngoài các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải, còn có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bồi ven sông.

+ Phần nằm ngoài tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu: vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng Cà Mau, một số nơi tiếp giáp với Đông Nam Bộ).

c) Dải đồng bằng Duyên hải miền Trung

- Do trầm tích biển là chủ yếu kết hợp với phù sa sông bồi lấp vào các đứt gãy tạo nên.

- Diện tích khoảng 15 nghìn km2.

- Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ: - Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị - Thiên, Nam - Ngãi - Bình Định và các đồng bằng ven biển cực Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận)

- Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn (đồng bằng Thanh Hóa của hệ thống sông Mã - Chu, đồng bằng Nghệ An với sông Cả, đồng bằng Quảng Nam với sông Thu Bồn và đồng bằng Tuy Hòa với sông Đà Rằng).

- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia thành 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

d) Các đồng bằng giữa núi

- Nằm giữa các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Nam... (Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ, Trùng Khánh, An Khê...).

- Đặc điểm chung là nhỏ hẹp, thường là thung lũng tương đối bằng phẳng nằm giữa các vùng núi; một số nơi chủ động được nguồn nước tưới có thể sử dụng để trồng lúa.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 12 2018 lúc 12:18

HƯỚNG DẪN

a) Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

− Biển có nhiều cá, tôm và các hải sản khác; các bãi tôm, bãi cá lớn nhất ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.

− Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi nuôi trồng thủy sản.

b) Du lịch biển

− Có nhiều bãi biển đẹp (Mỹ Khê, Nha Trang…).

− Nhiều vịnh đẹp nổi tiếng (vịnh Nha Trang, Vân Phong…) hệ thống đảo, quần đảo.

c) Giao thông vận tải biển: Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu.

d) Khai thác khoáng sản biển: Có dầu khí ở thềm lục địa…; việc sản xuất muối rất thuận lợi.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 1 2019 lúc 4:41

HƯỚNG DẪN

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, nằm trên đường hàng hải quốc tế, có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông hội nhập với khu vực và châu lục.

- Địa hình

+ Phía đông là đồng bằng nối liền nhau từ Bắc vào Nam tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ theo chiều bắc nam.

+ Có các thung lũng chạy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc nằm giữa các vòng cung Đông Bắc, tạo thuận lợi cho phát hiển giạo thông từ đồng bằng đi sâu vào các khu vực đồi núi.

- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi chằng chịt ở khắp lãnh thổ đất nước với nhiều cửa sông ra biển. Ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, mạng lưới sông ngòi phủ hầu khắp lãnh thổ, thuận lợi cho phát hiển giao thông đường sông.

- Biển

+ Vùng biển rộng, giáp với nhiều nước.

+ Đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió, thuận lợi cho xây dựng cảng.

+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.

- Khí hậu: Nhiệt đói ẩm gió mùa thuận lợi cho phát triển giao thông quanh năm.

b) Khó khăn

- Địa hình có 3/4 là đồi núi, nhiều vùng hiểm trở, hướng núi chủ yếu là tây bắc - đông nam, gây khó khăn cho phát triển giao thông miền núi và theo chiều bắc nam.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc làm tăng chi phí cho xây dựng hệ thống giao thông đường bộ (cầu, cống...).

- Sông ngòi có nhiều sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch.

- Thiên tai (bão, hạn hán...), các đợt gió mùa Đông Bắc mạnh... gây khó khăn cho giao thông, nhất là giao thông vận tải đường sông, biển...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 9 2017 lúc 5:45

Vị trí địa lí

- Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

- Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn.

- Hệ tọa độ địa lí

* Phần đất liền:

+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 o 23'B tại Lũng Cú (tỉnh Hà Giang), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8 o 34'B tại Xóm Mũi (tỉnh Cà Mau), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102 o 09'Đ tại A Pa Chải (tỉnh Điện Biên), hoặc ghi chi tiết hơn là ưên núi Pulasan, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

+ Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109 o 24'Đ tại bán đảo Hòn Gốm (tỉnh Khánh Hòa), hoặc ghi chi tiết hơn là tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

* Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6 o 50'B và từ khoảng kinh độ 101 o Đ đến 107 o 20' Đ tại Biển Đông.

- Kinh tuyến 105 o Đ chạy qua lãnh thổ nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 11 2019 lúc 10:44

HƯỚNG DẪN

- Gió mùa Đông Bắc từ cao áp Xibia thổi đến nước ta trong khoảng thời gian từ tháng XI đến tháng IV, gây nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (từ dãy Bạch Mã ra) nước ta, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C. Gió này lạnh khô, khi đến nước ta gây ra thời tiết lạnh khô vào nửa đầu mùa đông; nửa sau mùa đông thổi lệch qua biển trở nên lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Như vậy, gió mùa Đông Bắc gây ra một mùa đông lạnh, ít mưa ở miền Bắc.

- Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam TBg từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vưc Tây Bắc, gây ra hiện tượng phơn khô nóng, tạo nên mùa khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán cầu Nam) hoạt động mạnh lên. Khi vượt qua vùng biển Xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Như vậy, gió mùa đã làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam và Tây Nguyên có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt (do tác động của Tín phong Bán cầu Bắc); Duyên hải miền Trung có mùa mưa lệch sang thu đông.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 9 2017 lúc 13:53

a) Các tnh và vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ

- Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

- Vị trí địa lí:

+ Phía bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

+ Phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía tây giáp Lào.

+ Phía đông giáp Biển Đông.

b) Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với việc phát trin kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ

- Thuận lợi:

+ Bắc Trung Bộ được coi là cầu nối giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng với Duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh phía Nam nên vùng Bắc Trung Bộ dễ dàng giao lưu với các vùng trong cả nước.

+ Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển năng động, nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.

+ Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi nhất định đ phát triển nền kinh tế mở, với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở rộng giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan; đồng thời cũng là cửa ngõ thông ra biển của Lào.

+ Bắc Trung Bộ có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch, khai thác khoáng sản biển.

- Khó khăn: Bắc Trung Bộ là vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai (bão, lũ lụt, cát bay,...).

Bình luận (0)