Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 4 2018 lúc 6:26

HƯỚNG DẪN

a) Các thế mạnh

− Dân cư – lao động: Dân cư đông, lao động dồi dào, có kinh nghiệm và nhiều lao động có trình độ khoa học kĩ thuật cao.

− Cơ sở hạ tầng: mạng lưới giao thông, điện, nước có chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.

− Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng được hoàn thiện.

− Thế mạnh khác: Thị trường tiêu thụ lớn; lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời…

b) Giải thích

− Quy mô dân số lớn dẫn đến nguồn lao động rất đông đảo.

− Trong khi đó, nền kinh tế của vùng chưa thật phát triển, nên không thể tạo thêm nhiều việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 7 2018 lúc 5:56

HƯỚNG DẪN

- Nước ta có 54 thành phần dân tộc, thuộc các ngữ hệ: Nam Á, Hmông - Dao, Thái - Kađai, Nam Đảo, Hán Tạng.

- Đặc điểm phân bố:

+ Dân tộc Kinh: Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, ven biển và trung du.

+ Các dân tộc ít người:

• Các dân tộc ít người ở miền núi phía bắc: Phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (có đến 30 dân tộc); người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả...

• Các dân tộc ít người ở Trường Sơn - Tây Nguyên: Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê ở Đắk Lắk, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng...).

• Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.

+ Sự phân bố xen kẽ nhiều nhóm dân tộc trên cùng một lãnh thổ: Trung du và miền núi phía bắc là nơi cư trú của 30 dân tộc ít người khác nhau, Trường Sơn và Tây Nguyên là nơi cư trú của trên 20 dân tộc ít người khác nhau.

+ Phân bố theo độ cao (các dân tộc vùng thấp, rẻo giữa, rẻo cao): Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn từ 700 - 1000m; trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

- Sự đa dạng về tộc người là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội: Các dân tộc đều có kinh nghiệm trong khai thác lãnh thổ, sử dụng tài nguyên, có tập quán sản xuất; nền văn hóa của các dân tộc rất phong phú, đa dạng, là vốn quý cho phát triển xã hội.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 12 2018 lúc 6:50

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển nước ta.

- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

- Đường bờ biển dài, nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng...

- Vùng biển rộng, giáp với vùng biển của nhiều nước.

- Vùng biển ấm quanh năm.

b) Cảng biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

- Tạo điều kiện thuận lợi góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta.

- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương.

- Tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển các khu kinh tế biển.

- Góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước về biển.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 8 2018 lúc 4:45

HƯỚNG DẪN

a) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc

− Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.

− Là vùng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

− Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và có nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.

b) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điển miền Trung

− Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biển nông – lâm – thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

c) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía nam

− Tài nguyên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

− Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

− Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

− Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao so với các vùng khác trong cả nước.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 7 2017 lúc 8:24

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi

Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.

- Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.

b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn:

+ Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.

+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 6 2019 lúc 10:26

Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển nhất nước ta hiện nay vì đây là nơi hội tụ nhiều thế mạnh về tự nhiên, kinh tế- xã hội để phát triển kinh tế vùng.

a) Vị trí địa lí

-Nằm liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất nước

-Giáp với Tây Nguyên, là vùng giàu nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản

-Giáp với Duyên hải Nam Trung Bộ, là vùng giàu nguyên liệu thủy sản và cây công nghiệp

-Các vùng trên vừa là nơi cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

-Đất trồng:

+Đất feralit phát triển trên đá badan khá màu mỡ, chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa

- Vũng Tàu, ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh

+Đất xám trên phù sa cổ phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước. Đất tuy nghèo dinh dương hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt

+Ngoài ra còn có đất phù sa, phân bố dọc theo các thung lũng sông Sài Gòn, Đồng Nai, La Ngà

+Ven biển có đất phèn

+Các loại đất trên thích hợp cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều), cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá,...), cây ăn quả nhiệt đới (sầu riêng, chôm chôm, mít, măng cụt, nhãn, bưởi, cam,...)

-Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của bão, thuận lợi cho việc trồng các loại cây nhiệt đới cho năng suất cao và ổn định. Tuy nhiên mùa khô kéo dài (từ tháng 11 đến tháng 4), dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh họat, đe dọa xâm nhập mặn ở các vùng ven biển

-Tài nguyên nước: khá phong phú, đặc biệt là hệ thông sông Đồng Nai có giá trị rất lớn về nhiều mặt (giao thông thủy, thủy điện, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh họat)

-Tài nguyên rừng: tuy không nhiều, nhưng đó là nguồn cung câp gỗ dân dụng và gỗ củi cho Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Các khu rừng ở Đông Nam Bộ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi sinh, vừa có ý nghĩa về mặt du lịch (khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh); các vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Bù Gia Mập (Bình Phước), Lò Gò-Xa Mát (Tây Ninh)

-Tài nguyên khoáng sản:

+Dầu khí trên vùng thềm lục địa (sản lượng khai thác dầu khí hàng năm chiếm gần 100% sản lượng dầụ khí cả nước)

+Vật liệu xây dựng: có các mỏ đất sét, cao lanh (Đồng Nai, Bình Dương) là nguyên liệu làm gạch ngói, gốm sứ

-Tài nguyên biển:

+Thủy sản: có trữ lượng lớn do nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang

+Du lịch biển: có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Long Hai, Côn Đảo,... Ngoài ra, vùng còn có tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo, có khả năng du lịch quốc tế

+Có nhiều địa điểm xây dựng các càng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu,...

b) Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Dân số 12 triệu người (năm 2006), chiếm 14,3(% dân số cả nước

+Tập trung nhiều lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao dộng có chuyên môn cao

+Do sớm tiếp xúc vói nền kinh tế thị trường nên người dân ở Đông Nam Bộ rất năng động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, nhạy bén trong việc tiêp thu kĩ thuật, công nghệ mới

Cơ sở vật chất kĩ thuật

+Là vùng có cơ sở vật chất - kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước

+Cơ sơ hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc

+Tập trung nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất

+Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế

+Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 12 2019 lúc 8:58

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta

- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.

- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.

+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...

+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...

+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...

+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...

+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.

+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...

- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.

- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.

b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:

- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.

- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 4 2019 lúc 11:37

HƯỚNG DẪN

a) Thuận lợi về vị trí địa lí

− Nằm sát Duyên hải Nam Trung Bộ, liền kề Đông Nam Bộ, giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.

− Vùng có vị trí quan trọng về quốc phòng, xây dựng kinh tế, môi trường.

b) Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú

− Địa hình, đất đai

+ Địa hình cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh).

+ Đất (đặc biệt là đất badan, rộng gần 1,4 triệu ha) thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp trên quy mô lớn.

− Nguồn nước: tiềm năng thủy điện lớn (chiếm khoảng 21% trữ năng của cả nước), thác nước với các cảnh quan đẹp phục vụ du lịch.

− Rừng, động vật;

+ Diện tích lớn, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn;

+ Động vật rừng nhiều loại.

− Khoáng sản (bôxit).

− Khí hậu: cận Xích đạo, nhiệt lượng cao quanh năm.

c) Dân cư

− Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.

− Nhiều dân tộc; mỗi dân tộc có truyền thống, phong tục, tập quán, kinh nghiệm sản xuất riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hóa, kinh tế.

d) Xây dựng được một số cơ sở kinh tế quan trọng

− Công nghiệp: các nhà máy thủy điện công suất lớn (Yali, Đa Nhim và hàng loạt các nhà máy khác); các cơ sở chế biến (cà phê, chè…).

− Nông nghiệp: vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn, các cơ sở khác.

− Các ngành kinh tế khác: du lịch (trung tâm Đà Lạt), giao thông.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 1 2017 lúc 12:48

HƯỚNG DẪN

- Biển Đông là một biển rộng, trong đó vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 với hàng ngàn hòn đảo. Bên cạnh những ảnh hưởng to lớn đến thiên nhiên nước ta, Biển Đông giàu có tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông biển và du lịch biển đảo. Phát triển các ngành kinh tế biển trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta tạo điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Các đảo và quần đảo trong Biển Đông nước ta tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các bộ phận của vùng biển, các đảo và quần đảo là sự bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đất nước và góp phần bảo vệ an ninh của Tổ quốc.

Bình luận (0)