Xác định trên hình 24.3 (SGK trang 87) những ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố này.
Quan sát hình 24.3 (SGK trang 87), xác định các Quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này
Quốc lộ 7, 8, 9 nối liền các cửa khẩu trên biên giới Việt — Lào với các cảng biển của nước ta, là đường thông ra Biển của Lào.
Xác định trên hình 26.1 (SGK trang 96) vị trí của các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên?
- Xác định trên lược đồ các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn(Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa).
- Các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên vì:
+ Thành phố Đà Nẵng: là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên. Nhiều hàng hoá và hành khách của Tây Nguyên được vận chuyển theo Quốc lộ 14 đến Đà Nẵng để ra ngoài Bắc hoặc một số địa phương của Duyên hải Trung Bộ. Một bộ phận hàng hoá qua cảng Đà Nẵng để xuất khẩu. Ngược lại, hàng hoá và hành khách nhiều vùng trong cả nước, chủ yếu từ ngoài Bắc và hàng hoá nhập khẩu qua cảng Đà Năng vào Tây Nguyên.
+ Thành phố Quy Nhơn: là cửa ngõ ra biển của Gia Lai, Kon Tum.
+ Thành phố Nha Trang bằng quốc lộ 26 trao đổi hàng hoá và dịch vụ trực tiếp với Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).
+ Tuy Hoà (Phú Yên) giao thương với Gia Lai, Kon Tum bằng Quốc lộ 25.
+ Trong khuôn khổ hợp tác ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Chương trình phát triển kinh tế vùng ba biên giới Đông Dương đang được thiết kế và triển khai, bao gồm địa bàn 10 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông (Việt Nam); 3 tỉnh phía Hạ Lào và 3 tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia. Cùng với đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ trên kết nối các thành phố - cảng biển với các cửa khẩu biên giới: Bờ Y, Lệ Thanh, Bu Prang, tạo thành bộ khung lãnh thổ phát triển cho cả vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Dựa vào hình 29.2 (SGK trang 107),14.1 (SGK trang 52) hãy xác định:
- Vị trí của các thành phố: Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.
- Những quốc lộ nội các thành phố này với Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Xác định các thành phố: Play – Ku , Buôn Ma Thuật, Đà Lạt trên hình 29.2
- Những quốc lộ nối các thành phố này với Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Quốc lộ 19: Kom Tum - Quy Nhơn.
- Quốc lộ 26: Buôn Ma Thuột - biến Nha Trang.
- Quốc lộ 14 và đường Hồ Chí Minh nối Plây Ku, Buôn Ma Thuột với TP. Hồ Chí Minh.
Quan sát hình 24.3 (SGK trang 87), hãy:
- Xác định các vùng nông lâm kết hợp.
- Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ.
- Dựa vào kí hiệu trên lược đồ để xác định các vùng nông lâm kết hợp.
- Ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ:
+ Phòng chông lũ quét.
+ Hạn chế nạn cát lấn, cát bay.
+ Hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam.và bão lũ.
+ Bảo vệ môi trường sinh thái.
Quan sát hình 36.2 (SGK trang 132), hãy xác định các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm : cần Thơ, Long Xuyên, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Sóc Trăng, Cà Mau, Rạch Giá, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Tân An
Quan sát hình 24.3 (SGK trang 87), xác định vị trí các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, titan, đá vôi.
- Thiếc: Quỳ Châu (Nghệ An).
- Crôm: cổ Định (Thanh Hoá)
- Titan: Hà Tĩnh.
- Đá vôi: Thanh Hoá.
Xác định trên hình 18.1 (SGK trang 66) vị trí của các trung tâm kinh tế Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn. Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm.
- Các ngành công nghiệp đặc trưng của các trung tâm kinh tế:
+ Thái Nguyên : Luyện kim, cơ khí
+ Việt Trì : Hoá chất; chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; chế biến lâm sản.
+ Hạ Long Sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, hoá chất; chế biến lương thực, thực phẩm.
+ Lạng Sơn Sản xuất hàng tiêu dùng.
Bài 1: Dựa vào hình 24.3 (SGK trang 87) và hình 26.1 (SGK trang 96) hoặc Atlat địa lí Việt Nam , hãy xác định:
- Các cảng biển
- Các bãi cá, bãi tôm
- Các cơ sở sản xuất mới
- Những bãi biển có giá trị nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
- Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
Hãy xác định các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm công nghiệp Thanh Hoá, Vinh, Huế.
- Thanh Hoá: cơ khí, chế biến nông sản; sản xuất giấy, xenlulô.
- Vinh: cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Huế: cơ khí, chế biến nông sản; dệt, may.