Bài thơ "Tiếng hát con tàu" rút ra từ tập thơ nào?
A. Ánh sáng và phù sa
B. Hoa ngày thường , chim báo bão
C. Những bài thơ đánh giặc
D. Đối thoại mới
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Bận
Trời thu bận xanh
Sông Hồng bận chảy
Cái xe bận chạy
Lịch bận tính ngày
Con chim bận bay
Cái hoa bận đỏ
Cờ bận vẫy gió
Chữ bận thành thơ
Hạt bận vào mùa
Than bận làm lửa.
Cô bận cấy lúa
Chú bận đánh thù
Mẹ bận hát ru
Bà bận thổi nấu.
Còn con bận bú
Bận ngủ bạn chơi
Bận tập khóc cười
Bận nhìn ánh sáng.
Mọi người đều bận
Nên đời rộn vui
Con vừa ra đời
Biết chăng điều đó
Mà đem vui nhỏ
Góp vào đòi chung.
- Sông Hồng : Sông lớn nhất miền Bắc, chảy qua Hà Nội.
- Vào mùa : bước vào thời gian gieo hạt, cấy lúa hoặc gặt hái
- Đánh thù : đánh giặc, bảo vệ đất nước.
Mọi người và mọi vật trong bài thơ bận làm việc gì ?
A. Họ đều bận hoạt động và làm việc góp sức nhỏ để làm cho cuộc đời thêm vui
B. Họ đều bận kiếm sống
C. Họ đang bận vui chơi
Họ đều hoạt động và làm việc góp sức nhỏ để làm cho cuộc đời thêm vui.
laf a ban nha chuc ban hoc tot !!!
Bài thơ "Tiếng hát con tàu" ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1954 – 1960.
B. Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1958 – 1960
C. Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1960 – 1965.
D. Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1965 – 1970.
Hoàn cảnh sáng tác: Nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1958 – 1960.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 1 (4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại. Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà. (Mẹ vắng nhà ngày bão, Đặng Hiển) a. Đoạn thơ trên đã sử dụng những danh từ nào? b. Chỉ ra động từ và tính từ trong câu thơ: Mẹ về như nắng mới. c. Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc của em về mẹ
a. đoạn thơ trên đã sử dụng những danh từ là bão, bầu trời , mẹ , nắng, nhà.
b. động từ trong câu đó là: về; tính từ trong câu đó là mới.
c (mình viết ko dc hay nên bạn tự viết nha)
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
a. Câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b. Chép ba câu thơ còn lại để hoàn thiện bài thơ.
c. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
a.
- Tác phẩm: Cảnh khuya.
- Tác giả: Hồ Chí Minh.
b. Chép thơ
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
c. Hoàn cảnh sáng tác: được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)
Tham khảo:
A) Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
B) - Bài thơ trên là "Cảnh khuya" của tác giả Hồ Chí Minh
C) Hoàn cảnh: trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Bài 2: (Bài 6, Acsimet, đề 3) Cho câu thơ sau:
“Nơi con tàu chào mặt đất”
a. Chép thuộc lòng 7 câu thơ tiếp theo.
b. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai?
c. Trong đoạn thơ, tác giả đã vận dụng những biện pháp tu từ nào? Viết ra từ ngữ thể hiện
các phép tu từ đó.
Giúp mik nhanh nha ! Cảm ơn các bạn !
a)
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non.
b) Trích trong trong bài Cửa sông. Tác giả Quang Huy
c) Cửa sông là một cái cửa nhưng khác cửa thường (có then, có khoá). Cách dùng từ ngữ đó gọi là chơi chữ.
hình ảnh nhân hoá: giáp mặt với biển rộng
cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Bỗng nhớ vùng núi non
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?
Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương
a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
a. Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).
Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây:
a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.
(Thép Mới)
b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi. (Đào Vũ) c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.a, Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập
b, Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai vế câu trong câu ghép
c, Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song và đều làm phụ ngữ cho động từ nói
Bài thơ Con cò được rút ra từ tập thơ nào của nhà thơ Chế Lan Viên?
A. Ánh sáng và phù sa (1960)
B. Hoa ngày thường – chim báo bão (1967)
C. Hái theo mùa (1977)
D. Hoa trên đá (1984)
Đáp án B
Hoa ngày thường – chim báo bão (1967)
đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
thế rồi cơn bão đã qua
bầu trời xanh trở lại
mẹ về như nắng mới
sáng ấm cả căn nhà
a, đoạn thơ trên sử dụng những danh từ nào ?
b, chỉ ra động từ và tính từ trong câu : mẹ về như nắng mới
c, hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm xúc của em với me , ( dựa vào nội dung bài thơ )
a)Danh từ:cơn bão,bầu trời,mẹ,nắng,căn nhà
b)Động từ:về
Tính từ:mới
c)Mẹ là người tuyệt vời nhất!Mẹ là người đã sinh ra, đã nuôi lớn và dạy dỗ chúng ta nên người.Mẹ đã không quản ngại khó khăn, mưa nắng vất vả để cho chúng ta những tháng ngày hạnh phúc.Vì vậy, những người làm con phải biết yêu thương và chăm sóc mẹ của mình để đền bù lại những ngày tháng cực khổ của người mẹ vì chúng ta.Chúng ta phải biết cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mẹ để mẹ không phải thất vọng về người con của mình và làm cho mẹ buồn....
K MK NHA BẠN
CHÚC BẠN HỌC TỐT
a,danh từ ;cơn bão ;bầu trời;mẹ;căn nhà;nắng
b, động từ: rồi;đã qua;ấm ;về
tính từ: xanh;mới;sáng