Thành phần in đậm trong câu: “Thưa ông, chúng cháu ở Lào Cai lên đấy ạ” là thành phần:
A. Thành phần tình thái
B. Thành phần goi – đáp
C. Thành phần cảm thán
D. Thành phần phụ chú
Trong câu “Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!” cụm in đậm thuộc thành phần gì của câu?
A. Phụ chú
B. Cảm thán
C. Gọi đáp
D. Tình thái
Phần I. Trắc nghiệm
Nối tên thành phần biệt lập ở cột A với tác dụng ở cột B sao cho phù hợp.
A | B |
1. Thành phần tình thái | a. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu |
2. Thành phần cảm thán | b. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu |
3. Thành phần gọi - đáp | c. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói |
4. Thành phần phụ chú | d. Dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp |
viết đoạn văn giới thiệu về một tác phẩm (viết như đoạn mở bài) trong chương trình ngữ văn 9 trong đó sử dụng thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập ( tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi - đáp) —> gạch dưới từng thành phần đó
Bài 1: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào.
1. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
2. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
3. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn thế được.
4. Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiếm môi trường đang gia tăng.
5. Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa
6. Lan, bạn thân nhất của tớ, đã chuyển lên thành phố.
7. Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa.
8. Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo ạ.
9. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu.
10. Hình như đó là bạn Lan
11. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
12. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
13. Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
14. Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
15. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mệt mỏi lắm.
16. Hôm nay có lẽ trời sẽ nắng.
Câu in đậm trong câu văn sau rút gọn thành phần gì?
-Lá ơi! hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi?
A. Thành phần vị ngữ
B. Thành phần trạng ngữ
C. Thành phần chủ ngữ
D. Thành phần phụ chú
In đậm này: Hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi
Câu: "Hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi" rút gọn thành phần chủ ngữ
Đáp án C
Xác định thành phần biệt lập và cho biết chúng thuộc thành phần nào - chức năng
1. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
2. Lan, bạn thân nhất của tớ, đã chuyển lên thành phố.
3. chúng tôi, mọi người - kể cả anh , đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
4. Hôm nay có lẽ trời sẽ nắng
1. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
=> Gọi đáp, dùng để chỉ bề trên, bề dưới
2. Lan, bạn thân nhất của tớ, đã chuyển lên thành phố.
=> Phụ chú, dùng để giới thiệu
3. chúng tôi, mọi người - kể cả anh , đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
=> Phụ chú, dùng để chỉ
4. Hôm nay có lẽ trời sẽ nắng
=> Tình thái, dùng với cách nói không chắc chắn
Bài 3 Đặt câu (Gạch chân các thành phần theo yêu cầu)
a. Thành phần tình thái liên quan tới tác phẩm “Bếp lửa”
b. Thành phần cảm thán liên quan tới tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá”
c. Thành phần gọi đáp liên quan tới tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
d. Thành phần phụ chú liên quan tới tác phẩm “Đồng chí”
Viết đoạn văn diễn dịch 10 đến 12 câu về chủ đề gia đình là tổ ấm yêu thương của mỗi người trong đó có sd 4 thành phần biệt lập(tình thái, cảm thán, phụ chú,gọi đáp). Gạch chân
Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã được mẹ dạy hát và đó sẽ là những câu hát mà tôi mãi ghi nhớ: “Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh thắp sáng một gia đình…” Những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái đưa tôi về một thời thơ ấu, nơi đó có niềm vui và hạnh phúc mà tôi gọi bằng cái tên thân thương “mái ấm gia đình”. Tôi chắc rằng không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người sinh ra và lớn lên đều có một tổ ấm nhỏ, được chung sống dưới sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ. Và dường như gia đình đã trở thanh điểm tựa vững chắc và thiêng liêng của mọi người, đặc biệt là trẻ thơ.
Gia đình là gì? Gia đình là tế bào của xã hội, lá nơi sinh sống của mọi thanh viên dưới một mái nhà. Ở đó có tình yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ, có tiếng cười của những đứa trẻ hay sự đồng cảm chia sẻ giữa mọi người. Đối với trẻ thơ, gia đình không chỉ là nơi được sống trong hạnh phúc mà đó còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi đứa trẻ, giúp chúng hoàn thiện bản thân cả về tư duy lẫn nhân cách. Có những người cha người mẹ đang tận tụy xây đắp tổ ấm của mình bằng cách yêu thương lẫn nhau, luôn giữ được hơi ấm cho ngôi nhà. Họ cùng tạo ra một môi trường tốt để nuôi dạy con theo định hướng tích cực. Trong gia đình trẻ em luôn là nơi bắt nguồn những tiếng cười bởi nét hồn nhiên ngây thơ của một tâm hồn non nớt, trong sáng. Bởi vậy chúng luôn được chăm sóc và bảo vệ, giáo dục một cách thích hợp để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, với tính cách, sở trường của chúng. Nếu như mẹ là người luôn dành cho những đứa con của mình lời yêu thương, sự chăm sóc tỉ mỉ, ân cần và dịu dàng thì bố lại là người thầy mang đến những bài học quý giá từ cuộc sống ngay trong chính sự nghiêm khắc.
Điều đó cho chúng ta hiểu về vai trò của đấng sinh thành. Đó là sự yêu thương luôn ở bên chúng khi chúng cần nhưng cũng không vì thế mà những đứa trẻ trở nên ương bướng khi được chiều chuộng bởi ở đó còn có cha người dạy chúng biết bước đi trong cuộc sống bằng nghị lực, ý chí. Gia đình thật sự có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ thơ. Chúng sẽ trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn khi biết yêu thương mọi người, đoàn kết với bạn bè và biết giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn và đồng thời trở nên mạnh mẽ trước đường đời, học cách đối mặt với những vấp ngã. Bên cạnh đó chúng còn được học tập, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích lí thú. Tham gia các lớp học năng khiếu, các câu lạc bộ thiếu nhi để phát triển tài năng của mình, được sống với sở thích và đam mê, tâm hồn trẻ thơ cũng được bồi đắp bởi các hoạt động xã hội, từ đó trở thành người công dân có ích cho đất nước.
Song không phải đứa trẻ nào cũng được sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc. Có những gia đình tan vỡ và trẻ em lại là những nạn nhân bất hạnh của cuộc hôn nhân đổ vỡ. Cha mẹ không còn chung sống với nhau là tình trạng li hôn li thân của các cặp vợ chồng. Họ có biết rằng chỉ vì họ mà những đứa con bé nhỏ sẽ phải đối mặt với bao sóng gió của cuộc sống. Chúng phải sống với ông bà vì mẹ đi đường mẹ cha đi đường cha.
Chúng thật sự sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi về tâm lí khi mỗi ngày đến trường bị bạn bè chế giễu, bắt nạt hoặc cảm thấy tủi thân khi nhìn thấy bè bạn được sống trong vòng tay yêu thương của cả cha lẫn mẹ còn mình thì không. Những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi lang thang cơ nhỡ chúng cũng khao khát có một cuộc sống nơi mẹ cha yêu thương, chăm sóc hằng ngày. Nhưng điều đó là không thể bởi cha mẹ những em bé đó hoặc là đã mất hoặc là bỏ rơi chúng.
Thử hỏi những ai làm cha làm mẹ có xứng đáng được nhận sứ mệnh thiêng liêng đó không? Họ sinh ra những đứa bé nhưng lại tự tay mình tước đi nghĩa vụ cao cả đó, vì họ quá ích kỷ chỉ biết nghĩ cho lợi ích của mình. Ngay cả con mình mà cũng không muốn chăm sóc, nuôi dưỡng đẻ cho chúng phải sống cuộc sống khổ cực, ăn không đủ no mặc không đủ ấm. Trước tình trạng đó nhiều đứa trẻ đã sa vào các tệ nạn xã hội: trộm cắp , ma túy, cờ bạc…hay bị bóc lột sức lao động. Tất cả điều đó có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai của chúng, kìm hãm sự phát triển, bó chân chúng tại những hố đen của cuộc đời và trở thành những con người thiếu kiến thức, mất nhân cách.
Để cứu lấy những mầm non của đất nước cả cộng đồng, xã hội và Nhà nước đã thực hiện nhiều phương hướng giải quyết đối với những trẻ em bất hạnh. Các trung tâm bảo trợ, nuôi dạy trẻ mồ côi, các làng trẻ, trại trẻ mồ côi, những ngôi chùa…. Tại đó các em sẽ được chăm sóc, quan tâm, học tập và vui chơi cùng các bạn đồng hoàn cảnh, được các mẹ và sư cô yêu thương, dạy dỗ…. Cũng có các gia đình nhận nuôi dạy, chu cấp cho cuộc sống của các em. Tạo cho trẻ em một mái ấm gia đình mới có đủ điều kiện để phát triển nhân cách và trí tuệ. Đồng thời qua đây cũng nhắc nhở các bạc cha mẹ phải quan tâm tới con cái hơn, bồi dưỡng tâm trẻ thơ được phát triển toàn diện, tạo mọi điều kiện để trẻ được sống trong niềm vui và hạnh phúc, trong tình cảm tự nhiên, trong sáng.
Mái ấm gia đình là sự chung tay gìn giữ bảo vệ không chỉ của cha mẹ mà đó còn là trách nhiệm bổn phận của những đứa con. Được sống trong mọi điều kiện thuận lợi mà cha mẹ dành cho thì phải chăm ngoan, học giỏi, lễ phép và phải biết yêu thương mọi người bằng cả trái tim nhân ái. Để gia đình mãi là một bờ bến vững chắc của tâm hồn.
Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu về mùa xuân trong đó có chứa thành phần cảm thán và thành phần tình thái.