Giải thích công dụng dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích (trang 135, 136 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích (trang 136 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
a, Dấu hai chấm để đưa ra ý giải thích cho điều đã nói ( ý rằng thách cưới nặng quá)
b, Dấu hai chấm thứ nhất để đưa ra lời đối thoại trực tiếp. Dấu hai chấm thứ hai để báo hiệu nội dung giải thích
c, Dấu hai chấm để báo hiệu sự liệt kê những tính chất đẳng lập để giải thích cho ý đã nói trước (óng ánh đủ màu)
Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích (trang 142, 143 SGK Ngữ văn 8 tập 1).
a, Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp ( lời trực tiếp của con chó Vàng được lão Hạc tưởng tượng ra)
b, Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm: kẻ hầu cận ông lí bị một người đàn bà đánh cho hết sức dễ dàng
c, Dấu ngoặc kép trích từ ngữ được mượn từ lời người khác trong chuỗi lời nói của người viết.
d, Dấu ngoặc kép được tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình, dùng hàm ý mỉa mai.
e, Dấu hai chấm trích dẫn từ ngữ từ lời nói trực tiếp của người khác vào bài của mình.
Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong những đoạn trích (trang 143 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và giải thích lí do.
a, Dấu hai chấm sau từ "cười bảo" (báo trước lời đối thoại)
Dấu ngoặc kép đánh dấu từ "cá tươi" và "tươi" – đánh dấu từ ngữ của người khác.
b, Dấu hai chấm sau từ "chú Tiến Lê" (báo hiệu lời dẫn trực tiếp)
Dấu ngoặc kép "Cháu hãy vẽ cái gì đó thân thuộc nhất với cháu."
c, Dấu ngoặc kép sau từ "bảo hắn"
Dùng dấu ngoặc kép từ "Đây là cái vườn mà ông cụ… bán đi một sào"
Chép đoạn văn và điền các dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.
(Đoạn văn trang 152 - SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít, tỏ ra dáng bộ vui mừng.
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội.
Cái Tí, thằng Dần cũng vỗ tay reo:
- A! Thầy đã về! A! Thầy đã về!
Mặc kệ chúng nó,anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay vào gối bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh trên chiếc chiếu rách.
Ngoài đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi tiếng ếch kêu.
Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi:
- Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây mà!
Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích (trang 136 SGK Ngữ văn 8 tập 1) được không? Trong đoạn trích này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?
Sau từ "rằng" có thể sử dụng hoặc bỏ dấu hai chấm
+ Khi sử dụng: dấu hai chấm sẽ dẫn ra lời nói trực tiếp, hoặc gián tiếp với mục đích nhấn mạnh, trình bày thông tin.
+ Khi không sử dụng: phần đứng sau không được nhấn mạnh nữa.
Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học Ngữ văn 8, tập 1, giải thích công dụng của chúng.
- Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.
- Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra"…
- Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5-9- 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê- pan: 6,3 ;Ru-an-đa : 8,1
Tìm những trường hợp có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép có trong một bài ở Ngữ Văn 8 tập 1, giải thích công dụng.
bài '' Ôn dịch, thuốc lá '' là nhiều dấu ngoặc đơn , dấu hai chấm , dấu ngoặc kép .
công dụng thì biết rồi nhá !
Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích (trang 53, 54 SGK Ngữ văn 8 tập 1).
a, Từ nối " Nói như vậy" : quan hệ suy luận, giải thích
b, Từ "Thế mà" : quan hệ tương phản
c, Từ "cũng cần" nối đoạn 1 với đoạn 2: mối quan hệ tăng tiến
Từ "tuy nhiên" nối doạn 2 với đoạn 3: quan hệ tương phản
Viết đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc hơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu đó trong đoạn trích.
Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất Tràng An, đó còn là biểu tượng đẹp của Hà Nội. Trước kia hồ có tên là hồ Thủy Lục bởi nước ở đây quanh năm xanh ngắt. Hồ gắn với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Lợi sau khi giành thắng lợi quân giặc Minh nên câu chuyện về "gươm thần" cũng vì thế mà trở nên li kỳ và gợi nhắc mọi người nhớ về thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc. Bên cạnh hồ còn có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khác làm tăng thêm nét đẹp cổ kính của quần thể danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội: cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, tháp Bút, đền vua Lê Thái Tổ… Hồ Gươm mãi trở thành biểu tượng thiêng liêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.