Những câu hỏi liên quan
Phượng Phạm
Xem chi tiết
Quyên Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Phương Duyên
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 12 2021 lúc 16:57

Em tham khảo:

Thương thay một kiếp nàng Kiều. Nguyễn Du đã xây dựng lên một nàng Kiều xinh đẹp, tài hoa nhưng phải chịu một số phận, cuộc đời bất hạnh. Cũng như bao cô gái khác, Kiều cũng mong muốn có một cuộc sống êm đềm bên Kim Trọng- người mà nàng đem lòng yêu nhưng cuộc đời không cho phép mọi điều xảy ra như nàng mong muốn. Cô phải bán mình hoặc cô đứng yên làm ngơ để em ở tù, cha mất. Cô đành phải bán mình. Bán mình chuộc cha, cứu em khỏi kiếp tù lao, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh, cuộc đời Kiều sóng gió bắt đầu từ đó. Kiều bị lừa bán cho Tú Bà rơi vào lầu xanh. Hỡi ơi! Một cô gái xinh đẹp, tài hoa như thế phải chịu biết bao sóng gió cuộc đời. Qua cuộc đời bất hạnh của Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện cuộc đời bất hạnh, số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa thấp bé và không có quyền làm chủ cuộc sống của mình

=> Tình thái từ: thay ( thương thay)

=>Trợ từ: những

=> Thán từ: Hỡi ơi

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Giang
2 tháng 12 2021 lúc 16:58

Tham khảo!

Thương thay một kiếp nàng Kiều. Nguyễn Du đã xây dựng lên một nàng Kiều xinh đẹp, tài hoa nhưng phải chịu một số phận, cuộc đời bất hạnh. Cũng như bao cô gái khác, Kiều cũng mong muốn có một cuộc sống êm đềm bên Kim Trọng- người mà nàng đem lòng yêu nhưng cuộc đời không cho phép mọi điều xảy ra như nàng mong muốn. Cô phải bán mình hoặc cô đứng yên làm ngơ để em ở tù, cha mất. Cô đành phải bán mình. Bán mình chuộc cha, cứu em khỏi kiếp tù lao, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh, cuộc đời Kiều sóng gió bắt đầu từ đó. Kiều bị lừa bán cho Tú Bà rơi vào lầu xanh. Hỡi ơi! Một cô gái xinh đẹp, tài hoa như thế phải chịu biết bao sóng gió cuộc đời. Qua cuộc đời bất hạnh của Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện cuộc đời bất hạnh, số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa thấp bé và không có quyền làm chủ cuộc sống của mình

=> Tình thái từ: thay ( thương thay)

=>Trợ từ: những

=> Thán từ: Hỡi ơi

Bình luận (0)
Tkao Nguyn
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 10 2021 lúc 22:39

Em tham khảo:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là(Trợ từ) một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Ôi!(Thán từ) Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Hào
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 11 2021 lúc 22:02

Em tham khảo:

Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là(Trợ từ) người nông đân nghèo khổ, bất hạnh nhưng giàu lòng tự trọng. Với nhân vật cùng tên với tác phẩm thì tác giả đã xây dựng nên một '' lão hạc - người giàu lòng tự trọng ''. Tại sao lại có ý kiến như vậy và nó có ý nghĩa như thế nào? Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng ở nhiều phương diện về mặt vật chất, tinh thần. Từ việc lão đã bán đi Cậu Vàng - con chó cùng chung sống với lão bao năm nay trong khi con trai lão đi phu đồn điền. Chao ôi!(Thán từ) Đó là con chó mà lão rất thương và xem như là con của mình nhưng vì không muốn sài đất mà vợ lão tậu cho con trai nên lão đành bán con chó. Ngoài ra, lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo bởi lão không muốn làm phiền đến vợ chồng ông giáo. Hơn thế nữa, lão Hạc đã tính toán rất chỉnh chu cho việc làm ma sau này cho mình, nhờ ông giáo giữ hộ số tiền khi nào lão chết thì lấy để lo hậu sự chứ không muốn phiền đến bà con trong làng. Qua từng chi tiết đó, ta có thể nhận thấy Lão Hạc rất giàu lòng tự trọng.

Bình luận (0)
Trang Sky Yst Trang
Xem chi tiết
Lưu Mỹ Hạnh
28 tháng 10 2017 lúc 8:05

mk chưa học tới nha bạn

Bình luận (0)
Toan Vuong
Xem chi tiết
Neo Amazon
Xem chi tiết
Hưng Nguyễn
Xem chi tiết
Rykels
14 tháng 12 2021 lúc 17:00

Đoạn 1

      Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm . Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện "đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười". Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người.... Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.

Đoạn 2

      Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm.Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

Đoạn 3

     Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật đáng thương tâm. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi.

Bình luận (0)