Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Quang Phúc
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
11 tháng 11 2017 lúc 21:32

Hà Nội đang vào thu - mùa của những cảm giác lãng mạn và ngọt ngào nhất! Đó là bầu trời xanh với lãng đãng mây trắng trôi; là gió heo may khô và lạnh len trong từng góc phố; là sắc vàng giòn tan của lá cây rơi rụng trên những con phố dài . Thu đến với người Hà Nội như tôi, như bạn, như chúng ta thật yên ả và mênh mang biết mấy! Thu đến, cũng là lúc tâm hồn chúng ta mang những nỗi buồn không tên. Nhưng có ai hay, mùa thu đối với người dân miền Trung lại không phải là khoảng thời gian êm đềm. Họ không có những nỗi buồn thanh cao, xa vời ấy. Thu miền Trung, với Hà Tĩnh, với Quảng Bình… chỉ là mùa của bão lũ tang thương, của mất mát bộn bề, của những giọt nước mắt xót xa khi nghĩ về tương lai: “cứ như ri mần răng mới hết nghèo được…”

Nước ta có hình chữ S. Miền Trung là phần đất nhô ra biển Đông, xung quanh lại không có đảo nên luôn phải hứng chịu những cơn bão từ biển đổ vào. Mỗi năm trôi qua là từng ấy năm miền Trung phải oằn mình chống chọi với bão lũ. Năm nào năm ấy cứ đều đặn như một vòng tròn nghiệt ngã! Người dân miền Trung không mấy lúc được ấm no, hạnh phúc! Mẹ thiên nhiên hiền hòa là thế khi ban tặng cho con người biết bao điều quý giá, nhưng cũng dữ dội đến thế khi trút xuống nhân loại những thiên tai hãi hùng, đủ để nhấn chìm mọi thứ: nhà cửa, ruộng nương; nhấn chìm cả những giấc mơ giản dị của một đời người lam lũ.

Bão đến, lũ về.

Bão đến, cây ngã.

Bão đến, nước ngập, gia súc, gia cầm tháo chuồng trôi theo con nước dữ.

Mấy ngày nay cơn bão số 10 đổ vào miền Trung. Nó đến nhanh và đi cũng chóng vánh, lấy mất tất cả, chỉ để lại những tang thương. Tôi từng hỏi bố mình - một người dành trọn tuổi thơ sống với cái khó nhọc miền Trung mùa nước lũ - “Bố đã từng phải trải qua cơn bão nào lớn như thế này hay chưa?” Bố bảo: “miền Trung thì năm nào mà chẳng có bão to đến mức ấy”. Rồi bố kể cho tôi nghe những ký ức về một cơn bão năm 1972 - cơn bão mà bố nhớ nhất trong đời. Tất cả đều bắt đầu từ những tiếng gió gầm rít dữ dội. Cả nhà đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng quật ầm ầm của gió, của cây, theo sau đó là tiếng súc vật, tiếng sủa ầm ĩ vang lên đến chói tai. Hồi đó bố và ông bà sống trong mái nhà tranh lụp xụp, cứ bão đến là liêu xiêu chẳng thể nào đứng vững. Thấy ông bà hốt hoảng khi bão về, bố cũng sợ sệt, hoảng hốt theo. Bố chưa rõ bão là cái gì nhưng nhìn ông bà thôi, cái tiềm thức và nỗi sợ vô hình cũng khiến một thằng bé lúc đó khóc òa lên và chui xuống gầm giường, trốn biệt. Thế rồi cả nhà chạy lũ, chạy sang làng bên đất cao hơn, trú ở đây dăm ba ngày mời dám dắt díu nhau trở về. Lụt xong, chạy về, nhìn căn nhà mà ngơ ngác! Mọi thứ đều ráo hoảnh, chỉ sót lại vài ba cái xoong chảo ngổn ngang trong bếp, những cái ghế gãy nát ngả nghiêng, một đống thóc lúa ngâm nước nảy mầm gần hết; sót lại cả những nỗi lo lắng bộn bề. Sau cơn bão, mất mát lớn nhất không phải là của cải mà là con người. Mới dăm bữa trước đây còn ngồi bên cạnh nhau, chung cơm, chung đũa, nói cười nay những nụ cười ấy chì còn mang màu vàng úa của quá khứ. Gian nhà hàng xóm trước rộn tiếng cười, nay tiếng khóc chẳng thể nào dứt. Khóc đến khô cả họng, nghẹn cả lời, đến hai tay áo ướt đẫm vì nước mắt, rồi khi chẳng còn đủ sức mà khóc nữa thì con người ta gục xuống, thấy tâm hồn mình nát vụn, cùng người vừa ra đi theo dòng nước lũ, trở về cát bụi.

Vừa qua bão số 10 đổ bộ vào Quảng Bình có đi qua ngôi nhà quê hương của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cây cối trong vườn bị gió quật nát nhưng cây khế cổ thụ gắn bó với tuổi thơ của cố đại tướng vẫn còn đó, kiên cường, dũng mãnh. Đó là một minh chứng cho sức mạnh của vùng đất – con người miền Trung. Những người dân có vẻ ngoài bé nhỏ, nước da bánh mật ấy đã hàng nghìn đời nay chống chọi với bão lũ, không ngừng mơ ước về một cuộc sống bình yên – hạnh phúc – no đủ. Những giọt nước lặn chảy vào trong tim để rồi họ lại tất bật phơi thóc, tìm cách cứu vớt những gì còn sót lại sau cơn bão. Mỗi người dân miền Trung đều là anh hùng của đất nước Việt Nam. Sức mạnh con người là vũ khí vô giá nhất mà không bão tố nào làm hư hỏng được, niềm tin con người là tài sản quý giá nhất không lũ lụt nào có thể cuốn trôi!

Những bạn trẻ đang sống trong một cái kén bằng nhung lụa, xin hãy đừng ngủ quên trong bình yên, không màng tới những phong ba có thể va vấp trong cuộc đời này. Cao hơn cả những giá trị vật chất tầm thường là tâm hồn và khát vọng sống của mỗi con người, đừng phụ thuộc vào những gì sẵn có mà nuông chiều bản thân trong hạnh phúc giả tạo – thứ hạnh phúc được tạo ra bởi công sức lao động của bố mẹ chúng ta. Hãy “xách” ước mơ lên và đi, tự làm chủ cuộc đời mình! Đừng quá lo lắng về thất bại! Trên tất cả những con đường dẫn đến thành công thì thất bại cũng chỉ là một điểm dừng. Thay cho lời kết, tôi xin mượn câu nói của Márai Sádor gửi đến các bạn như một bức thông điệp để ngỏ…

“Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”

Bình luận (0)
Hắc Bá Hiếu
11 tháng 11 2017 lúc 21:34

MIỀN TRUNG: BÃO LŨ & CON NGƯỜI

Hà Nội đang vào thu - mùa của những cảm giác lãng mạn và ngọt ngào nhất! Đó là bầu trời xanh với lãng đãng mây trắng trôi; là gió heo may khô và lạnh len trong từng góc phố; là sắc vàng giòn tan của lá cây rơi rụng trên những con phố dài . Thu đến với người Hà Nội như tôi, như bạn, như chúng ta thật yên ả và mênh mang biết mấy! Thu đến, cũng là lúc tâm hồn chúng ta mang những nỗi buồn không tên. Nhưng có ai hay, mùa thu đối với người dân miền Trung lại không phải là khoảng thời gian êm đềm. Họ không có những nỗi buồn thanh cao, xa vời ấy. Thu miền Trung, với Hà Tĩnh, với Quảng Bình… chỉ là mùa của bão lũ tang thương, của mất mát bộn bề, của những giọt nước mắt xót xa khi nghĩ về tương lai: “cứ như ri mần răng mới hết nghèo được…”

Nước ta có hình chữ S. Miền Trung là phần đất nhô ra biển Đông, xung quanh lại không có đảo nên luôn phải hứng chịu những cơn bão từ biển đổ vào. Mỗi năm trôi qua là từng ấy năm miền Trung phải oằn mình chống chọi với bão lũ. Năm nào năm ấy cứ đều đặn như một vòng tròn nghiệt ngã! Người dân miền Trung không mấy lúc được ấm no, hạnh phúc! Mẹ thiên nhiên hiền hòa là thế khi ban tặng cho con người biết bao điều quý giá, nhưng cũng dữ dội đến thế khi trút xuống nhân loại những thiên tai hãi hùng, đủ để nhấn chìm mọi thứ: nhà cửa, ruộng nương; nhấn chìm cả những giấc mơ giản dị của một đời người lam lũ.

Bão đến, lũ về.

Bão đến, cây ngã.

Bão đến, nước ngập, gia súc, gia cầm tháo chuồng trôi theo con nước dữ.

Mấy ngày nay cơn bão số 10 đổ vào miền Trung. Nó đến nhanh và đi cũng chóng vánh, lấy mất tất cả, chỉ để lại những tang thương. Tôi từng hỏi bố mình - một người dành trọn tuổi thơ sống với cái khó nhọc miền Trung mùa nước lũ - “Bố đã từng phải trải qua cơn bão nào lớn như thế này hay chưa?” Bố bảo: “miền Trung thì năm nào mà chẳng có bão to đến mức ấy”. Rồi bố kể cho tôi nghe những ký ức về một cơn bão năm 1972 - cơn bão mà bố nhớ nhất trong đời. Tất cả đều bắt đầu từ những tiếng gió gầm rít dữ dội. Cả nhà đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng quật ầm ầm của gió, của cây, theo sau đó là tiếng súc vật, tiếng sủa ầm ĩ vang lên đến chói tai. Hồi đó bố và ông bà sống trong mái nhà tranh lụp xụp, cứ bão đến là liêu xiêu chẳng thể nào đứng vững. Thấy ông bà hốt hoảng khi bão về, bố cũng sợ sệt, hoảng hốt theo. Bố chưa rõ bão là cái gì nhưng nhìn ông bà thôi, cái tiềm thức và nỗi sợ vô hình cũng khiến một thằng bé lúc đó khóc òa lên và chui xuống gầm giường, trốn biệt. Thế rồi cả nhà chạy lũ, chạy sang làng bên đất cao hơn, trú ở đây dăm ba ngày mời dám dắt díu nhau trở về. Lụt xong, chạy về, nhìn căn nhà mà ngơ ngác! Mọi thứ đều ráo hoảnh, chỉ sót lại vài ba cái xoong chảo ngổn ngang trong bếp, những cái ghế gãy nát ngả nghiêng, một đống thóc lúa ngâm nước nảy mầm gần hết; sót lại cả những nỗi lo lắng bộn bề. Sau cơn bão, mất mát lớn nhất không phải là của cải mà là con người. Mới dăm bữa trước đây còn ngồi bên cạnh nhau, chung cơm, chung đũa, nói cười nay những nụ cười ấy chì còn mang màu vàng úa của quá khứ. Gian nhà hàng xóm trước rộn tiếng cười, nay tiếng khóc chẳng thể nào dứt. Khóc đến khô cả họng, nghẹn cả lời, đến hai tay áo ướt đẫm vì nước mắt, rồi khi chẳng còn đủ sức mà khóc nữa thì con người ta gục xuống, thấy tâm hồn mình nát vụn, cùng người vừa ra đi theo dòng nước lũ, trở về cát bụi.

Vừa qua bão số 10 đổ bộ vào Quảng Bình có đi qua ngôi nhà quê hương của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cây cối trong vườn bị gió quật nát nhưng cây khế cổ thụ gắn bó với tuổi thơ của cố đại tướng vẫn còn đó, kiên cường, dũng mãnh. Đó là một minh chứng cho sức mạnh của vùng đất – con người miền Trung. Những người dân có vẻ ngoài bé nhỏ, nước da bánh mật ấy đã hàng nghìn đời nay chống chọi với bão lũ, không ngừng mơ ước về một cuộc sống bình yên – hạnh phúc – no đủ. Những giọt nước lặn chảy vào trong tim để rồi họ lại tất bật phơi thóc, tìm cách cứu vớt những gì còn sót lại sau cơn bão. Mỗi người dân miền Trung đều là anh hùng của đất nước Việt Nam. Sức mạnh con người là vũ khí vô giá nhất mà không bão tố nào làm hư hỏng được, niềm tin con người là tài sản quý giá nhất không lũ lụt nào có thể cuốn trôi!

Những bạn trẻ đang sống trong một cái kén bằng nhung lụa, xin hãy đừng ngủ quên trong bình yên, không màng tới những phong ba có thể va vấp trong cuộc đời này. Cao hơn cả những giá trị vật chất tầm thường là tâm hồn và khát vọng sống của mỗi con người, đừng phụ thuộc vào những gì sẵn có mà nuông chiều bản thân trong hạnh phúc giả tạo – thứ hạnh phúc được tạo ra bởi công sức lao động của bố mẹ chúng ta. Hãy “xách” ước mơ lên và đi, tự làm chủ cuộc đời mình! Đừng quá lo lắng về thất bại! Trên tất cả những con đường dẫn đến thành công thì thất bại cũng chỉ là một điểm dừng. Thay cho lời kết, tôi xin mượn câu nói của Márai Sádor gửi đến các bạn như một bức thông điệp để ngỏ…

“Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”

MIỀN TRUNG: BÃO LŨ & CON NGƯỜI

Hà Nội đang vào thu - mùa của những cảm giác lãng mạn và ngọt ngào nhất! Đó là bầu trời xanh với lãng đãng mây trắng trôi; là gió heo may khô và lạnh len trong từng góc phố; là sắc vàng giòn tan của lá cây rơi rụng trên những con phố dài . Thu đến với người Hà Nội như tôi, như bạn, như chúng ta thật yên ả và mênh mang biết mấy! Thu đến, cũng là lúc tâm hồn chúng ta mang những nỗi buồn không tên. Nhưng có ai hay, mùa thu đối với người dân miền Trung lại không phải là khoảng thời gian êm đềm. Họ không có những nỗi buồn thanh cao, xa vời ấy. Thu miền Trung, với Hà Tĩnh, với Quảng Bình… chỉ là mùa của bão lũ tang thương, của mất mát bộn bề, của những giọt nước mắt xót xa khi nghĩ về tương lai: “cứ như ri mần răng mới hết nghèo được…”

Nước ta có hình chữ S. Miền Trung là phần đất nhô ra biển Đông, xung quanh lại không có đảo nên luôn phải hứng chịu những cơn bão từ biển đổ vào. Mỗi năm trôi qua là từng ấy năm miền Trung phải oằn mình chống chọi với bão lũ. Năm nào năm ấy cứ đều đặn như một vòng tròn nghiệt ngã! Người dân miền Trung không mấy lúc được ấm no, hạnh phúc! Mẹ thiên nhiên hiền hòa là thế khi ban tặng cho con người biết bao điều quý giá, nhưng cũng dữ dội đến thế khi trút xuống nhân loại những thiên tai hãi hùng, đủ để nhấn chìm mọi thứ: nhà cửa, ruộng nương; nhấn chìm cả những giấc mơ giản dị của một đời người lam lũ.

Bão đến, lũ về.

Bão đến, cây ngã.

Bão đến, nước ngập, gia súc, gia cầm tháo chuồng trôi theo con nước dữ.

Mấy ngày nay cơn bão số 10 đổ vào miền Trung. Nó đến nhanh và đi cũng chóng vánh, lấy mất tất cả, chỉ để lại những tang thương. Tôi từng hỏi bố mình - một người dành trọn tuổi thơ sống với cái khó nhọc miền Trung mùa nước lũ - “Bố đã từng phải trải qua cơn bão nào lớn như thế này hay chưa?” Bố bảo: “miền Trung thì năm nào mà chẳng có bão to đến mức ấy”. Rồi bố kể cho tôi nghe những ký ức về một cơn bão năm 1972 - cơn bão mà bố nhớ nhất trong đời. Tất cả đều bắt đầu từ những tiếng gió gầm rít dữ dội. Cả nhà đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng quật ầm ầm của gió, của cây, theo sau đó là tiếng súc vật, tiếng sủa ầm ĩ vang lên đến chói tai. Hồi đó bố và ông bà sống trong mái nhà tranh lụp xụp, cứ bão đến là liêu xiêu chẳng thể nào đứng vững. Thấy ông bà hốt hoảng khi bão về, bố cũng sợ sệt, hoảng hốt theo. Bố chưa rõ bão là cái gì nhưng nhìn ông bà thôi, cái tiềm thức và nỗi sợ vô hình cũng khiến một thằng bé lúc đó khóc òa lên và chui xuống gầm giường, trốn biệt. Thế rồi cả nhà chạy lũ, chạy sang làng bên đất cao hơn, trú ở đây dăm ba ngày mời dám dắt díu nhau trở về. Lụt xong, chạy về, nhìn căn nhà mà ngơ ngác! Mọi thứ đều ráo hoảnh, chỉ sót lại vài ba cái xoong chảo ngổn ngang trong bếp, những cái ghế gãy nát ngả nghiêng, một đống thóc lúa ngâm nước nảy mầm gần hết; sót lại cả những nỗi lo lắng bộn bề. Sau cơn bão, mất mát lớn nhất không phải là của cải mà là con người. Mới dăm bữa trước đây còn ngồi bên cạnh nhau, chung cơm, chung đũa, nói cười nay những nụ cười ấy chì còn mang màu vàng úa của quá khứ. Gian nhà hàng xóm trước rộn tiếng cười, nay tiếng khóc chẳng thể nào dứt. Khóc đến khô cả họng, nghẹn cả lời, đến hai tay áo ướt đẫm vì nước mắt, rồi khi chẳng còn đủ sức mà khóc nữa thì con người ta gục xuống, thấy tâm hồn mình nát vụn, cùng người vừa ra đi theo dòng nước lũ, trở về cát bụi.

Vừa qua bão số 10 đổ bộ vào Quảng Bình có đi qua ngôi nhà quê hương của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cây cối trong vườn bị gió quật nát nhưng cây khế cổ thụ gắn bó với tuổi thơ của cố đại tướng vẫn còn đó, kiên cường, dũng mãnh. Đó là một minh chứng cho sức mạnh của vùng đất – con người miền Trung. Những người dân có vẻ ngoài bé nhỏ, nước da bánh mật ấy đã hàng nghìn đời nay chống chọi với bão lũ, không ngừng mơ ước về một cuộc sống bình yên – hạnh phúc – no đủ. Những giọt nước lặn chảy vào trong tim để rồi họ lại tất bật phơi thóc, tìm cách cứu vớt những gì còn sót lại sau cơn bão. Mỗi người dân miền Trung đều là anh hùng của đất nước Việt Nam. Sức mạnh con người là vũ khí vô giá nhất mà không bão tố nào làm hư hỏng được, niềm tin con người là tài sản quý giá nhất không lũ lụt nào có thể cuốn trôi!

Những bạn trẻ đang sống trong một cái kén bằng nhung lụa, xin hãy đừng ngủ quên trong bình yên, không màng tới những phong ba có thể va vấp trong cuộc đời này. Cao hơn cả những giá trị vật chất tầm thường là tâm hồn và khát vọng sống của mỗi con người, đừng phụ thuộc vào những gì sẵn có mà nuông chiều bản thân trong hạnh phúc giả tạo – thứ hạnh phúc được tạo ra bởi công sức lao động của bố mẹ chúng ta. Hãy “xách” ước mơ lên và đi, tự làm chủ cuộc đời mình! Đừng quá lo lắng về thất bại! Trên tất cả những con đường dẫn đến thành công thì thất bại cũng chỉ là một điểm dừng. Thay cho lời kết, tôi xin mượn câu nói của Márai Sádor gửi đến các bạn như một bức thông điệp để ngỏ…

“Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”

nhớ k mình nha.Thanks

Bình luận (0)
Huy Hoang
11 tháng 11 2017 lúc 21:43

 Trong câu chuyện Sơn Tinh,Thủy Tinh nhân vật Sơn Tinh để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Sơn Tinh sống ở núi cao Tản Viên, có tài năng rất kì lạ:vẫy tay về phía đông,phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây thì liền mọc lên từng dãy núi đồi.Anh thật tài giỏi,đã nhanh chóng tìm được lễ vật quý báu mà nhà vua chọn làm sính lễ.Anh đã chiến đấu kiên cường,bất khuất với chàng Thủy Tinh có tính hung hăng,không giữ lời. Dù Thủy Tinh hô mưa, gọi gió,dâng nước ngập lên đến thành Phong Châu nhưng Sơn Tinh không hề nao núng kiên trì bốc núi,dời đồi suốt mấy tháng trời để ngăn dòng nước lũ .Sơn Tinh đã cứu nhân nhân ta thoát khỏi bão lũ em rất khâm phục.Em mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi và cảnh mưa gió,lũ lụt hằng năm.

Bình luận (0)
Huần Ngô
Xem chi tiết
liam mcanteer
Xem chi tiết
Kanzaki Mizuki
Xem chi tiết
Kanzaki Mizuki
Xem chi tiết
ARMY JK BTS
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
13 tháng 12 2020 lúc 23:21

Tham khảo nhé !

Lũ lụt miền Trung- một vấn đề mà nhân dân không ngừng quan tâm. Đó chính là một vấn nạn , một cơn đại hồng thủy và là một sự thức tỉnh cho con cháu mai sau - cần phải phòng chống lũ lụt.Hiện nay, trên báo chí đăng lên từng ngày, từng giờ ; hoặc trong những bản tin thời sự ; hoặc ngoài biển khơi. Vậy tại sao miền Trung lại chịu tác động bởi sự lũ lụt nặng nề? Vì thật chất, miền Trung (từ Tây Nguyên lên Vinh) là những nhô đất cao, gần đồi núi ; đồng thời , do nạn phá rừng đã làm giảm đi hàng trăm hecta đất của người dân nên khiến cho tình trạng sạt lở đất kèm theo lũ lụt kéo dài. Vì thế, cơn lũ lụt mới lớn như vậy. Năm nay, lũ lại chồng lũ nên tạo thành những cơn bão lớn, thiên tai chồng lên thiên tai nên thành đại nạn. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của đồng bào miền Nam và Bắc thì tin chắc rằng, miền Trung sẽ hết lũ trong một ngày nào đó và sẽ trở về một cuộc sống bình yên!

Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
4 tháng 3 2020 lúc 10:10

Câu 1: Trong các tình huống sau đây, tinh huống nào phải dùng phương thức nghị luận, tại sao?
a, Là quang cảnh lũ lụt miền Trung vừa qua.
=> Miêu tả,
=> Để tái hiện được hiện thực miều Trung.
b, Một tấm gương dũng cảm cứu dân trong cơn bão lụt.
=> Tự sự.
=> Để kể lại chuỗi hành động và sự việc đó.
c, Cảm nghĩ của em về phong trào vì người nghèo.
=> Biểu cảm
=> Nêu lên cảm xúc và suy nghĩ.
d, Bàn về phòng chống bão lụt.
=> Nghị luận
=> Vì bàn luận cần đưa ra các ý kiến, luận cứ, dẫn chứng và liên hệ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
wattif
4 tháng 3 2020 lúc 10:12

D. Bàn về phòng chống bão lụt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Võ Thanh Nhung
Xem chi tiết
nguyen thi vang
3 tháng 1 2018 lúc 15:10

- Hiện tượng cá chết hàng loạt ở biển miền Trung cho ta thấy môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề :

+ Do hoạt động sống của con người : Sử lí chất thải không hợp lí, chưa có ý thức bảo vệ môi trường

+ Trong sản xuất : chất thải công nghiệp thải ra sông, suối, ao, hồ cũng là một phần nguyên nhân cực lón dẫn tới hiện tượng nêu ra...

Bình luận (0)
Kieu Diem
29 tháng 12 2018 lúc 12:57

- Hiện tượng cá chết hàng loạt ở biển miền Trung cho ta thấy môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề :

+ Do hoạt động sống của con người : Sử lí chất thải không hợp lí, chưa có ý thức bảo vệ môi trường

+ Trong sản xuất : chất thải công nghiệp thải ra sông, suối, ao, hồ cũng là một phần nguyên nhân cực lón dẫn tới hiện tượng nêu ra...

Bình luận (0)
nguyen thi hoa trinh
Xem chi tiết
Xuyến Xuyến
Xem chi tiết
ミŇɦư Ἧσς ηgu lý ミ
31 tháng 10 2020 lúc 19:20

Ngày nay xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cuốn theo nhiều sự thay đổi. Từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lý làm người cũng đang bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên thờ ơ, ít quan tâm với cuộc sống của người khác, để "mạnh ai nấy lo", "phải ai tai nấy". Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người nếu sống không có tình thương thì chẳng khác gì loài vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” - bởi vậy “cho và nhận” đã trở thành quy luật của cuộc sống. Khi làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên. Khi hai chữ "văn minh" chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ "tình người", đã biết đến cái "nghĩa vụ" của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng", hay "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Vậy thì tại sao chúng ta - những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà "văn minh" đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời - không cố gắng phát huy những nét đẹp của ông cha?

Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách. Hay những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một "đất nước" nhưng chúng có chung một "biên giới" đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy. Đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa. Nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.

Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo. Và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được "thực hành" và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.

Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu. Đến ngày nay, điều đó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, "tối lửa tắt đèn có nhau", sống cùng sống chết cùng chết. Ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.

Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và hủy diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự "trả thù" của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận "trả thù" của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn. Ví dụ như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân. Hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ "Vì người nghèo" - để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

hok tốt ;-; !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ɣ/ղ✿ʑคภg✿♄ồ‿
31 tháng 10 2020 lúc 19:22

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

"Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia.

Có thương người mới biết đồng cảm và sẻ chia. Nhìn thấy người bất hạnh, tàn tật, ốm đau. đói khổ, hoạn nạn, ta động lòng thương, ta rơi nước mắt, đó là đồng cảm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", đó là san sẻ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bác Hồ kêu gọi toàn dân "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm". Bác Hồ cũng như hàng triệu gia đình đã giảm bớt khẩu phần hàng ngày, dành gạo để cứu đói. Chiến thắng được giặc đói lúc bấy giờ là một thành tích to lớn của cách mạng, là do sức mạnh lòng nhân ái của nhân dân ta.

Sau ba mươi năm chiến tranh, nước ta hiện có hàng chục vạn nạn nhân chất độc da cam. Hàng triệu đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn, khó khăn. Lũ lụt, bão tố xảy ra triền miên, gây ra cảnh người chết, cảnh màn trời chiếu đất cho nhiều gia đình. Nhiều học sinh đến trường bị nước lũ cuốn trôi; nhiều ngư dân ra khơi đánh cá bị sóng gió cuốn mất tích. Trước những cảnh đau lòng đó, ai mà chẳng động lòng thương, ai mà chẳng rơi nước mắt?

Các phong trào quyên góp do Mặt trận Tổ quốc phát động để cứu giúp, để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam, các bệnh nhân nhiễm HIV - AIDS đã được đồng bào ta hướng ứng nhiệt liệt. Nhiều Việt kiều đã gửi về hàng trăm triệu đồng đóng góp vào quỹ từ thiện được báo chí ngợi ca. Phong trào giúp học sinh nghèo, học sinh khó khăn được đông đảo thầy cô giáo và các bạn trẻ tham gia nhiệt liệt. Tất cả các phong trào đó đã nói lên một cách cảm động sức mạnh đoàn kết, truyền thống nhân ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn.

Nói đến đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay, tôi không bao giờ quên câu ca mà bà nội tôi vẫn nhắc các con, các cháu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa