Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
Trần Ngân Anh
27 tháng 9 2017 lúc 18:57

Câu 1: Việc nàng quay lại rồi lại ra đi cho thấy rằng người phụ nữ cho dù họ có khao khát hạnh phúc đến mấy thì họ cũng không thể có nó được trong một cái xã hội khắc nghiệt, coi thường phụ nữ như thế. Nếu ở lại nàng sẽ bị chịu tiếng xấu của thiên hạ, vì nàng không có được một chỗ đứng, không được xem trọng nên nơi đây cũng chẳng thể níu giữ nàng được nữa.

Câu hai: Điều đó cho 1 thấy rằng đến cả thần linh cũng thấu hiểu cho nỗi oan của nàng.

*** Cậu có thể bổ sung thêm. có gì bỏ qua cho tớ =)))

Bình luận (1)
Ninh Ninh Hoàng
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 4 2017 lúc 15:23

Đáp án B

Bình luận (0)
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 8 2016 lúc 17:08

1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện

3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:

Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương của Vũ Nương:Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản cả",... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.

=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)

4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:

Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất nhưng dường như đó là cách duy nhất của Vũ Nương. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, đối với nàng phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm.Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Vũ Nương lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là "máu ghen" của người chồng nông nổi. Không phải chỉ vì cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, xã hội đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán, đã chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương.Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác, cái xấu xa đồng thời bày tỏ niềm cảm thông đối với số phận người phụ nữ.Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.

5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:

Nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề .Nỗi đau, số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.Trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống gia đình hiện nay.
Bình luận (0)
Hanato Kobato
Xem chi tiết
nguyen thi thao
31 tháng 5 2018 lúc 9:28

có giảm đi giá trị .vì làm cho cây chuyển sẽ giảm bớt đi nỗi buồn ,giảm bớt đi nhưng những giọt nước mắt mà câu chuyện lấy đi của người đọc.cách kết thúc chuyện của tác giả là đều có mục đích vì vậy ta không nên sửa đổi

Bình luận (0)
đặng sĩ nguyên
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 10 2019 lúc 9:43

Vũ Nương nhờ Phan Lang nhắn với chồng nàng là Trương Sinh nếu còn tình nghĩa xưa cũ xin lập đàn giải oan, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước thì nàng sẽ trở về.

Bình luận (1)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh
10 tháng 5 2021 lúc 12:51

Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao.“Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI - một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.có ý kiến cho rằng: "Cái bóng là hư nhưng lại trói chặt Vũ Nương vào nỗi đau rất thực". Ta cùng đi tìm hiểu về vấn đề này. 

Đầu tiên, “Cái bóng là hư”: ý nói nó là vật vô tri, vô giác. “Nỗi đau rất thực” của Vũ Nương: là bi kịch bị chồng nghi oan, ruồng bỏ mà dẫn đến cái chết.Nhận định đã chỉ ra chi tiết có ý nghĩa thắt nút của câu chuyện.

Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức.Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Nàng là một người phụ nữ nhan sắc, hiền thục, nết na, thủy chung son sắt: Đó trước hết là một người phụ nữ đẹp, khiến Trương Sinh không tiếc trăm lạng vàng mà cưới về làm vợ. Nàng là người con dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang: một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo...Xa chồng nhưng rất mực thủy chung, một lòng thủ tiết chờ chồng. Khi bị nghi oan cũng chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.Song cuộc đời nàng vô cùng đau khổ: Bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi. (bị đổ oan) Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. (chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá)Tuy ở dưới thủy cung, nàng được cứu sống, sống phú quý, được bất tử, được minh oan nhưng lòng vẫn mong trở về cõi trần mà không thể. (chẳng thể trở về)

Chiếc bóng đã tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật Vũ Nương, là nút thắt của tác phẩm, đẩy kịch tính lên cao trào. Nó làm bộc lộ tính cách Trương Sinh: nóng nảy, ghen tuông mù quáng, độc đoán, gia trưởng.Truyền tải giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: Phản ánh chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương.Lên án, tố cáo sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến. Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội cũ của nhà văn Nguyễn Dữ.

Thông qua cuộc đời và số phận bất hạnh của Vũ Nương, tác giả đã phản ánh số phận bi thương của người phụ nữ phong kiến, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ..Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thế Hoàng
10 tháng 5 2021 lúc 14:10

 Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ XVI với tập "Truyền kì mạn lục" trong đó "Chuyện người con gái Nam Xương" là một trong những chuyện tiêu biểu. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận đầy oan khuất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến mà còn thể hiện vẻ đạp truyền thống tốt đẹp của họ.

  "Chiếc bóng là hư" chỉ vật vô tri vô giác. "Nỗi đau rất thật" của Vũ Nương là bị chồng nghi oan, ruồng rẫy mà dẫn đến cái chết. Qua đó nhận định đã khẳng định rất rõ chi tiết thắt nút của câu truyện

     Về chi tiết “cái bóng”. Đối với Vũ Nương,trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.Với bé Đản mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. Đối với Trương Sinh thì lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức.Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

   Về Vũ Nương nàng là người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Nàng là người phụ nữ đẹp vì vậy mà Trương Sinh không tiếc một trăm lạng vàng để cưới nàng về. Nàng còn là nàng dâu hiếu thảo, người vợ thuỷ chung, người mẹ hiền đôn hậu.Một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo...Khi xa chồng nàng yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ chồng kéo dài theo năm tháng

   Tuy vậy cuộc đời cuộc nàng còn gặp nhiều gian khổ.Khi Trương Sinh trở về nghe lời con về chiếc bóng bèn đánh đuổi, mắng nhiếc nàng. Cùng đường nàng nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng quyết liệt để nàng có thể bảo toàn danh dự của mình. Khi ở dưới thuỷ cung mặc dù được minh oan được bất tử nhưng nàng vẫn đau đớn bỏi nàng không thể trở về với chồng con

   Chi tiết chiếc bóng có nhiều ý nghĩa trong truyện. Nó là bước ngoặt cuộc đời của Vũ Nương, đưa câu truyện lên hồi cao trào. Đồng thời nó cũng đã bộc lộ tính cách của Trương Sinh: Chàng là người nóng nảy, ghen tuông mù quáng, đọc đoán. Chi tiết chiếc bóng cũng đã thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.Phản ánh số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương và còn lên án, tố cáo sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình thời xưa.

    Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội phong kiến của nhà văn Nguyễn Dữ. Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" đã thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Hoàng
10 tháng 5 2021 lúc 14:21

     Nguyễn Dữ sống vào thế kỉ XVI,quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.Ông nổi tiếng học rộng,  tài cao. “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI - một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.Có ý kiến cho rằng: "Cái bóng là hư nhưng lại trói chặt Vũ Nương vào nỗi đau rất thực".Chúng ta cùng đi tìm hiểu.

      Đầu tiên, “ Cái bóng là hư “:ý nói nó là vật vô tri vô giác. Còn ‘Nỗi đau rất thực” của Vũ Nương : là bi kịch bị chồng ngh oan ruồng bỏ mà dẫn đến cái chết .Từ đó nhận định trên đã chỉ ra chi tiết có ý nghĩa thắt nút của câu truyện.

      Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức.  Từ đó ta thấy được chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

 Vũ Nương là một người phụ nữ nhan sắc, hiền thục, nết na, thủy chung son sắt: Đó trước hết là một người phụ nữ đẹp, khiến Trương Sinh không tiếc trăm lạng vàng mà cưới về làm vợ. Nàng là người con dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang: một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo... Xa chồng nhưng rất mực thủy chung, một lòng thủ tiết chờ chồng. Khi bị nghi oan cũng chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.

       Song cuộc đời nàng vô cùng đau khổ: Bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi. Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. Tuy ở dưới thủy cung, nàng được cứu sống, sống phú quý, được bất tử, được minh oan nhưng lòng vẫn mong trở về cõi trần mà không thể. 

       Chiếc bóng đã tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật Vũ Nương , là nút thắt của tác phẩm , đẩy kịch tính lên cao trào.Làm bộc lộ tính cách Trương Sinh: nóng nảy ,ghen tuông mù quáng , độc đoán gai trưởng .Truyện còn  truyền tải giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: Phản ánh chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương.Truyện còn lên án, tố cáo sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến.Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội cũ của nhà văn Nguyễn Dữ.

        Cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. nó góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn quốc khôi
Xem chi tiết