Qua lời hát ru, hình ảnh người mẹ Tà – ôi hiện lên như thế nào (cuộc sống, công việc; tâm tư, tình cảm với con, với quê hương, đất nước)? (giải ngắn gọn dùm nha
Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Qua hình ảnh người mẹ, em cảm nhận như thế nào về đời sống và cuộc chiến đấu của người dân ở chiến khu miền tây Thừa Thiên trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ?
- Hình ảnh người mẹ Tà-ôi gắn với hoàn cảnh công việc cụ thể trong từng đoạn thơ:
• mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến
• mẹ làm công việc lao động sản xuất của người dân ở chiến khu: Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lư bất chấp gian khổ ở nơi rừng núi mênh mông heo hút
• mẹ cùng anh trai chị gái tham gia chiến đấu bao vệ căn cứ di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm và lòng tin vào thắng lợi
⇒ Những công việc và tấm lòng: bền bỉ trong lao động quyết tâm trong chiến đấu, thắm thiết yêu con và nặng tình yêu buôn làng của người mẹ trên chiến khu kháng chiến gian khổ
- Đời sống chiến đấu của nhân dân trong vùng chiến khu miền tây: đó là cuộc sống gian khổ, cuộc chiến đấu kiên trì anh dũng cùng sự gắn bó thủy chung của họ với cách mạng
Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ. (Gợi ý: Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả trong những công việc gì, hoàn cảnh nào? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ ở chiến khu).
Người mẹ Tà Ôi được miêu tả trong bài thơ
Người mẹ ru con ngủ, và làm đồng thời công việc kháng chiến, của kháng chiến, của cách mạng
- Mẹ ru con trong khi giã gạo, tỉa bắp, khi chuyển lán, đạp rừng
- Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng, tình yêu đất nước
→ Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước, điều làm nên sự vĩ đại của người mẹ Tà Ôi
Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc Tà-ôi “lớn trên lưng mẹ” ở vùng chiến khu Trị – Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai… đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi…” (bốn câu). Từng lời ru trực tiếp của người mẹ được ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ. Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài thơ?
Bài thơ có 3 khúc, mỗi khúc có hai khổ thơ đều mở đầu bằng lời ru của tác giả, kết thúc bằng lời ru của mẹ
- Sự lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp tạo âm điệu dìu dắt vấn vương của lời ru, gợi vẻ nhịp nhàng của cánh nôi đưa.
- Giọng điệu thể hiện tình cảm tha thiết, trìu mến của người mẹ dành cho đứa con, mong con lớn khôn, khỏe mạnh, thành công dân tự do của nước nhà thống nhất, độc lập
Qua hình thức những lời hát ru, bài thơ nào ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của mỗi con người?
A. Mây và sóng
B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
C. Nói với con
D. Con cò
Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà-ôi biểu hiện trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.
Tình yêu nước và sự gắn bó của người mẹ Tà ôi, biểu hiện tinh tế và thấm nhuần trong lời hát ru đứa con.
+ Tình thương con gắn với tình thương bộ đội, buôn làng, quê hương đang bị giặc xâm lược
+ Mẹ mong có gạo, bắp, mong con lớn khôn để trở thành chàng trai giỏi lao động
+ Tình yêu thương con của người mẹ còn gắn liền với tình yêu buôn làng, đất nước kháng chiến
+ Người mẹ kiên cường chiến đấu vì độc lập, tự do, vì bản thân là người kiên cường
Trình bày bằng một đoạn văn ngắn cảm nghĩ của em về hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Cách 1:
Bài thơ giúp ta hiểu rõ tấm lòng hi sinh cao quý của những bà mẹ dân tộc Tà Ôi.
- Người mẹ rất vất vả trong công việc, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Thế nhưng tấm lòng của mẹ chan chứa, dung hoà hai tình cảm thiêng liêng cao đẹp. Mẹ thương con gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng, đất nước. Những ước mơ của mẹ thể hiện trong việc mẹ làm. Mẹ làm việc hết sức mình cho con, cho đất nước. Những ước mơ ấy được nâng cao dần trong từng lời ru. Những tình cảm và ước mơ ấy được gửi gắm trong khúc ca giàu nhạc điệu dân tộc – đó là khúc hát ru với những hình ảnh độc đáo, sự so sánh, đối sánh trong mỗi câu thơ và bình diện toàn bài. Tất cả đã làm người đọc xúc động trước hình ảnh của người mẹ : đáng kính trọng, đáng tự hào và đáng ca ngợi.
Cách 2:
Hình ảnh người mẹ bao giờ cũng gợi nhiều cảm xúc cho nhà thơ. Chúng ta gặp bà má Hậu Giang trong thơ Tố Hữu, bà mẹ “nắng cháy lưng, địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” cũng của Tố Hữu. Rồi người mẹ đào hầm từ khi “tóc còn xanh đến khi phơ phơ đầu bạc” của Dương Hương Ly, người mẹ “không có yếm đào, nón mê thay nón quai thao đội đầu” của Nguyễn Duy. Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp hình ảnh người mẹ dân tộc Tà ôi địu con tham gia kháng chiến chống Mĩ. Người mẹ làm những việc vất vả: giã gạo, phát rẫy tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng. Mẹ thương con, tình thương ấy hoà quyện trong tình thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước. Chính tình thương ấy làm cho mẹ có sức mạnh bền bỉ, dẻo dai, nuôi những đứa con kháng chiến. Người mẹ Tà ôi vô danh là tiêu biểu cho người mẹ VN anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước.
Trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ", nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng".
Hình ảnh "mặt trời của mẹ" gợi cho em cảm nhận gì về tình cảm của người mẹ Tà Ôi dành cho con và ý nghĩa của em Cu- Tai đối với người mẹ?
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
" Thời gian trôi qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa. "
a) Trong đoạn thơ, hình ảnh người mẹ được thể hiên qua những chi tiết nào ?
b) Khổ thơ thứ hai, giúp em hiểu gì về ý nghĩa lời hát ru của mẹ ?
c) Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ ở đoạn thơ trên ( Viết trong khoảng 3 - 5 câu )
Mình cần lời giải nhé tranthienan
Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru.
Qua khúc hát ru ta thấy tình cảm của mẹ đối với con là tình yêu rộng lớn, đằm thắm
+ Người mẹ mong con được lớn lên và sống trong hòa bình, độc lập
+ Tình yêu thương dành cho con được bộc lộ qua lời ru ngọt ngào, tha thiết
- Mẹ giã gạo nên mơ con lớn “vung chày lún sân” giã hạt gạo trắng ngần
- Mẹ địu con ra trận, mẹ mơ thấy Bác Hồ, nghĩa là mơ đất nước thống nhất, mơ thấy con là công dân nước tự do
- Tình cảm, khát vọng người mẹ càng lớn rộng, ngày càng đi từ riêng đến chung, từ quê hương đến đất nước
- Khúc hát ru của người mẹ cũng thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
Tìm từ ngữ diễn tả công việc của người mẹ qua từng khúc hát?