Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mai Loan
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 4 2018 lúc 3:52

- Cần chỉ ra đuợc các chi tiết kì ảo trong câu chuyện :

    + Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

    + Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương, được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.

    + Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến mất.

- ý nghĩa của các chi tiết huyền ảo:

    + Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, khao khát được phục hồi danh dự.

    + Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.

    + thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời của nhân dân.

    + Tăng thêm ý nghĩa tố cáo hiện thực của xã hội.

* Về hình thức:

- Câu trả lời ngắn gọn, giải thích làm rõ yêu cầu của đề bài.

- Các ý có sự liên kết chặt chẽ.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc.

Đề 5: Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện.

Trả lời:

1. Yêu cầu nội dung :

- Đề bài yêu cầu người viết làm rõ giá trị nghệ thuật chi tiết nghệ thuật trong câu chuyện.

- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.

   + Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :

Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.

Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.

Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ N-ương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.

   + Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện. Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.

- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.

2. Yêu cầu hình thức:

- Trình bày bằng văn bản ngắn.

- Dẫn dắt, chuyển ý hợp lí.

- Diễn đạt lưu loát.

Trang
Xem chi tiết
!!!yhaomunh¡¡¡
Xem chi tiết
!!!yhaomunh¡¡¡
25 tháng 10 2021 lúc 21:14

ai làm đầy đủ mik tich nha

 

 

minh nguyet
25 tháng 10 2021 lúc 21:17

Yếu tố kì ảo: chim thần, hòn đảo vàng.

Phương Trần
11 tháng 1 2022 lúc 15:36

Yếu tố kì ảo

- Chi tiết con chim thần:

+ Biết nói tiếng người, hiểu tiếng người.

+ Biết ững xử như con người: ăn khế, thả vàng

=>Chi tiết con chim thần giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn, đồng thời thực hiện chức năng ban thưởng cho nhân vật tốt và trừng phạt nhân vật xấu.

- Chi tiết hòn đảo thần:

+ "Chim bay mãi, bay mãi mới đến..." gợi ra ko gian kì ảo.

+ Trên đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đá ngũ sắc... toàn những thứ đá trong như thủy tinh, đầy màu sắc và hổ phách đủ các màu. Có hang sâu và rộng, ngoài cửa có nhiều vàng và kim cương.

=> Câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn bởi màu sắc thần bí, huyền diệu

 

Phan Huong
Xem chi tiết
Phạm Mai Phương
19 tháng 4 2023 lúc 20:07

1. Các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Con Rồng cháu Tiên:

- Nguồn gốc của các vị thần:

+ Lạc Long Quân vốn nòi Rồng, sống dưới nước, thạo mọi phép thần thông và hay trừ yêu tinh giúp dân.

+ Âu Cơ vốn nòi Tiên, con cháu Thần Nông, sống trên cạn...

- Cuộc gặp gỡ và kết hôn kì lạ: Âu Cơ nghe phương Nam có nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nên đi thăm thú. Gặp Lạc Long Quân và bén duyên. Hai người tự nhiên đính ước và kết hôn với nhau. Trở thành vợ chồng.

- Cuộc sinh nở thần kì: Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Bọc trứng nở ra trăm người con. 50 trai. 50 gái. Không cần bú mớm nuôi nấng tự lớn vổng thành những người đẹp đẽ, khỏe mạnh.

- Cuộc chia tay thần kì: 50 người con theo cha xuống biển. 50 người con theo mẹ lên non. Chia nhau cai quản các phương. Khi nào có việc thì gọi để giúp đỡ nhau.

2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Thể hiện trí tưởng tượng của nhân dân, cha ông ta từ thời xưa.

- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc ta: chúng ta đều là con cháu của Rồng, Tiên => nguồn gốc cao quý.

- Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc: vì cùng sinh ra từ một mẹ nên là một đại gia đình, thống nhất tộc người, đoàn kết trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

ok chưa??

Ngoc Anhh
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
11 tháng 10 2018 lúc 9:05

1. Chuyện người con gái Nam Xương có các chi tiết kì ảo sau:

- Phan Lang nằm mộng thả rùa xanh và cứu được Linh Phi - con vua Thủy Tề.

- Phan Lang được Linh Phi trả ơn bằng cách cứu sống khỏi vụ đắm tàu và mời xuống chơi dưới Thủy cung. Nhờ đó mà Phan Lang có dịp gặp lại Vũ Nương - Người cùng làng. Vũ Nương kể chuyện và gửi chiếc hoa vàng và bảo Trương lập đàn tràng giải oan.

- Vũ Nương hiện về giữa cờ hoa võng lọng. Có đến 50 chiếc xe cùng đoàn tùy tùng hiện lên giữa mặt sông. Nhưng Vũ Nương chỉ đứng giữa dòng mà nói vọng vào, tạ từ chàng Trương và không trở về nữa.

2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Thể hiện đặc trưng của thể loại truyện truyền kì, đó là việc sử dụng các yếu tố ma mị, kì ảo.

- Làm nổi bật phẩm chất của Vũ Nương: chứng minh nàng trong sạch, dù bị chồng nghi oan nhưng vẫn trở về tạ từ: "Cảm tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về chốn nhân gian được nữa".

- Thể hiện bi kịch của nhân vật Vũ Nương: người con gái tư dung tốt đẹp như Vũ Nương nhưng phải chịu cuộc đời oan khuất. Dù được trở về nhưng chỉ xuất hiện trong chốc lát, mãi không thể có cuộc sống hạnh phúc ngay ở cõi trần. Đó là bởi nếu Vũ Nương có trở về sống thì những người độc đoán hồ đồ như Vũ Nương vẫn còn, xã hội phong kiến hà khắc vẫn còn tồn tại đó thì Vũ Nương có trở về cũng chẳng thể hạnh phúc. => chi tiết kì ảo không vì thế mà làm giảm bớt tính bi kịch cho câu chuyện.

- Thể hiện tài năng và tâm huyết của người cầm bút: Nguyễn Dữ rất trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Bởi vậy ông muốn nhân vật của mình, dù bị nghi oan thì sẽ được giải oan, ngay ở cõi này. 

Hoàng Minh Duy Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Dương
Xem chi tiết
ngoc ngoc
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
15 tháng 8 2018 lúc 15:35

a. Truyền kì mạn lục: là ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ vốn được lưu truyền trong dân gian.

b. Các yếu tố kì ảo trong truyện:

- Vũ Nương chết được xuống Thủy Cung.

- Vũ Nương gặp Linh Phi (người cùng làng, nhân nằm mộng và cứu rùa xanh mà được cứu khỏi chết đuối)

- Vũ Nương trở về trong cờ hoa võng lọng, gặp Trương Sinh chốc lát rồi biến mất.

c. Chi tiết kì ảo cuối truyện tưởng như khiến chuyện có kết thúc có hậu nhưng vẫn nhấn mạnh tính bi kịch của truyện:

- Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan, gặp chàng để nói lời tạ từ, nhưng mãi chẳng thể trở về chốn dương gian.

- Bởi chế độ phong kiến hà khắc còn tồn tại, những người độc đoán gia trưởng như Trương Sinh còn đó thì Vũ Nương có sống lại thì cuộc sống gia đình cũng không được hạnh phúc, trọn vẹn.

=> Bởi vậy, mà người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, có công dung ngôn hạnh như Vũ Nương, vốn chỉ mong cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc trước sau vẫn chịu kết cục bi thương. Tính bi kịch của câu chuyện không vì những chi tiết cuối truyện mà bị giảm đi. Đó chỉ là chút xót thương, bênh vực của tác giả, thể hiện mong muốn của nhân dân: có oan thì sẽ được giải oan, ngay trong cuộc sống thực, không phải ở cõi khác.