Biệt ngữ xã hội chỉ động vật
Các biệt ngữ xã hội chỉ động vật . Giúp mình đang cần gấp
Tìm những từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội về động vật, thực vật
Giúp mình nha, mình đang cần gấp lắm lun
trâu - tru
lợn- heo
thằn lằn -thạch sùng
ngô - bắp,bẹ
mận - roi
trứng gà - hột gà
lạc - đậu phộng
hoa - bông
táo - bom
: Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định.
B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội.
Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định.
B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội.
Từ địa phương là từ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Biệt ngữ xã hội là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Tìm các biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong học sinh,sinh viên,công an,bộ đội
Biệt ngữ của học sinh, sinh viên: trứng ngỗng, trúng tủ lệch ngăn, trượt vỏ chuối, phao, cá chép...
Biệt ngữ dùng cho công an, bộ đội: đồng chí, đặc công, chinh sát...
Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Lấy VD về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Tác dụng của từ ngữ địa phương?
Em tham khảo:
Ý 1:
* Từ ngữ địa phương
- Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.
- Ví dụ
+ Mẹ: bầm, u, má,
+ tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, …
* Biệt ngữ xã hội
- Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu.
- Ví dụ
+ Trong xã hội phong kiến: hoàng đề, long nhan, trẫm, hoàng tử, băng hà,...
+ Nghề dệt: xa, ống, sợi hồ, sợi mộc, thoi, go…
Ý 2:
a, + Bắc Bộ: thúng (đơn vị để đong thóc, gạo); nia; dần; sàng (đồ dùng để sẩy gạo, thóc); bò (đơn vị để đong gạo)…
+ Trung Bộ: nhút; chẻo – nước mắm…
+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm…
b,
+ Biệt ngữ xã hội của triều đình phong kiến xưa có thể kể đến: Hoàng đế, Quả nhân, Trẫm, Khanh, long thể, long nhan, dung nhan, băng hà…
+ Biệt ngữ hội của những người bên Thiên Chú giáo: nữ tu, ơn ích, cứu rỗi, lỗi, ông quản…
+ Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ: chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ…
Tác dụng: Để phân biệt từ ngữ giữa các vùng miền
Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần lưu ý gì? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.
- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.
Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.
- Thuật ngữ: là từ dùng trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định.
- Biệt ngữ xã hội: những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định, tầng lớp xã hội nhất định.
Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội.
Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội:
- Trong nghề y: chuyên khoa ti vi, chuyên khoa moi tiền, …
- Trong nghề giáo: cháy giáo án, chuồn giờ, cúp học, bác sĩ gây mê (thầy cô dạy quá buồn ngủ)…
- Trong buôn bán: mấy vé, mấy xanh (đô la), cớm (công an)…