Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Mỹ Viên
26 tháng 5 2016 lúc 12:21

Sự phân hóa và chuyên hóa 1 số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các ngành Động vật:

- Hô hấp: Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi khí qua toàn bộ da \(\rightarrow\) mang đơn giản \(\rightarrow\) mang \(\rightarrow\) da và phổi \(\rightarrow\) phổi

- Tuần hoàn: Chưa có tim \(\rightarrow\) tim chưa có ngăn \(\rightarrow\) tim có 2 ngăn \(\rightarrow\) tim 3 ngăn \(\rightarrow\) tim 4 ngăn

- Hệ thần kinh: Từ chưa phân hóa \(\rightarrow\) thần kinh mạng lưới \(\rightarrow\) chuỗi hạch đơn giản \(\rightarrow\) chuỗi hạch phân hóa(não, hầu, bụng,...)\(\rightarrow\) hình ống phân hóa: bộ não, tủy sống

- Hệ sinh dục: Chưa phân hóa \(\rightarrow\) tuyến sinh dục không có ống dẫn \(\rightarrow\) tuyến sinh dục có ống dẫn.

Đinh Tuấn Việt
26 tháng 5 2016 lúc 12:17

Trương Thúy Hà
26 tháng 5 2016 lúc 12:38

bucminh

Lê Hương Duyên
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
26 tháng 4 2016 lúc 12:43

 1. Sự hình thành động vật Nguyên sinh trên cơ sở cấu trúc tế bào có nhân là bước phát triển đầu tiên của giới động vật. Tuy mới ở mức độ tế bào nhưng động vật Nguyên sinh đã có các hoạt động sống cơ bản như bắt mồi, tiêu hoá, điều hoà thẩm thấu, vận chuyển... 


Hướng của phát triển tiếp theo của động vật Nguyên sinh là phức tạp hoá cấu tạo các cơ quan tử để hình thành các nhóm động vật như Trùng roi, Trùng cỏ hay đơn giản hoá và chuyên hoá như Trùng bào tử. Chính điều này đã làm cho thế giới động vật nguyên sinh trở nên đa dạng hơn. 
Hướng tiến hoá quan trọng và duy nhất của động vật Nguyên sinh là chuyển sang cấu tạo nhiều tế bào, hình thành tập đoàn động vật Đơn bào, mở ra con đường hình thành nên động vật Đa bào. 

2. Sự hình thành động vật Đa bào có thể xem là một hướng chuyển biến hết sức quan trọng trong phát sinh chủng loại, đưa động vật lên một bậc thang tiến hoá mới. 

Từ khi hình thành động vật Đa bào có các bước phát triển chính như sau: 

Bước phát triển đầu tiên là động vật Thân lỗ (Porifera). Nhóm động vật này có mức độ tổ chức cơ thể còn thấp như chưa hình thành mô, chưa có hệ thần kinh, trong quá trình phát triển cá thể thì chưa có sự ổn định về vị trí và hướng phân hoá các phôi bào của lá phôi ngoài và lá phôi trong... Do kiểu cấu trúc cơ thể như vậy nên chỉ có thể xếp động vật Thân lỗ vào một nhóm động vật riêng là động vật Đa bào chưa hoàn thiện (Parazoa) tách khỏi các nhóm động vật Đa bào hoàn thiện khác (Eumetazoa). 

Bước phát triển tiếp theo là xuất hiện nhóm động vật có đối xứng Toả tròn hay động vật Hai lá phôi. Tổ chức cơ thể của nhóm động vật này thể hiện sự ổn định và vị trí và sự phân hoá tế bào của 2 lá phôi là lá phôi trong và lá phôi ngoài. 

3. Bước phát triển cao hơn là hình thành nhóm động vật đối xứng Hai bên hay nhóm động vật Ba lá phôi. Cấu trúc cơ thể của nhóm động vật này có ưu thế rõ rệt cho sự vận động, di chuyển và bắt mồi tích cực. Có sự định hướng đầu đuôi, xác định mặt lưng và mặt bụng, bên trái, phải. Nhờ hệ thần kinh, giác quan phát triển, sự hình thành hành loạt cơ quan mới có nguồn gốc từ lá phôi thứ 3 (hệ cơ, hệ bài tiết, nhu mô, bao biểu mô...), do đó nhóm động vật này ngày càng hoàn thiện về cấu tạo cơ thể và thích nghi với điều kiện sống của môi trường. 

Động vật Ba lá phôi được sắp xếp thành 2 nhóm lớn là động vật Có miệng nguyên sinh (Protostomia) và động vật Có miệng thứ sinh (Deuterostomia) khác nhau ở các đặc điểm như: 

+ Động vật Có miệng nguyên sinh (Protostomia): Miệng của con trưởng thành được hình thành ở vị trí miệng phôi, lá phôi giữa được hình thành theo kiểu đoạn bào, các phần cơ thể thường được hình thành từ các đám tế bào. 

+ Động vật Có miệng thứ sinh: Miệng phôi sẽ hình thành nên hậu môn của con trưởng thành, lá phôi giữa được hình thành bằng cách lõm ruột, các phần của cơ thể được hình thành từ kiểu lõm vào của lá phôi giữa. 

Hai nhóm động vật này đều có nguồn gốc từ động vật Hai lá phôi. 

Sự phát sinh động vật có thể xoang (coelomata) kèm theo những đổi mới cơ bản trong tổ chức cơ thể và cấu tạo cơ quan như sự phân đốt cơ thể, hình thành chi phụ, phân hoá hệ cơ, hoàn thiện hệ tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, sinh dục.... Đặc biệt, xuất hiện xoang cơ thể thứ sinh (thể xoang) với cấu tạo và chức phận riêng nhằm nâng cao hoạt động sống của động vật. Điều quan trọng nhất là sự phân đốt cơ thể chuyển từ phân đốt đồng hình đến phân đốt dị hình, hình thành các phần khác nhau của cơ thể, chính điều này đã dẫn đến mô hình cấu trúc cơ thể hoàn thiện nhất của động vật như đã thấy hiện nay. Nhóm động vật này ngày càng thích nghi với điều kiện sống trên cạn như hoàn thiện cơ quan thần kinh, cảm giác, bài tiết tiết, hô hấp và hình thành cánh để mở rộng vùng phân bố và chiếm lĩnh môi trường sống. 

Một hướng phân hoá khác từ động vật có thể xoang xuất hiện đầu tiên là biến đổi mất cấu tạo phân đốt, hoàn thiện các cơ quan hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, giác quan... để hình thành nên động vật thân mềm mà đạt được đỉnh cao là nhóm động vật chân đầu. 

Một hướng phát triển khác là sự phân hoá của nhóm động vật Có miệng thứ sinh (deuterostomia). Kiểu cấu trúc cơ bản là có 3 đốt nguyên thủy ứng với 3 đôi túi thể xoang của ấu trùng dipleurula. Từ kiểu này có các nhánh phát triển khác nhau: 

+ Động vật da gai phát triển theo hướng đối xứng toả tròn 

+ Động vật hàm tơ phát triển riêng biệt, được đặc trưng là 2 đôi túi thể xoang. 

Trong lịch sử hình thành và phát triển của giới động vật (phát sinh chủng loại), 4 mức độ tổ chức cơ thể là động vật đơn bào, động vật Hai lá phôi, đối xứng toả tròn, động vật ba lá phôi chưa có thể xoang và động vật ba lá phôi có thể xoang chính thức. 

Có thể thấy các mức độ tổ chức cơ thể như trên ứng với các giai đoạn chính trong quá trình phát triển cá thể của động vật đa bào là trứng, phôi vị (gastrula) và phôi 3 lá. 

Còn đặc điểm cấu tạo các cơ quan của hai hệ đó bạn tham khảo trong đây 

http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh... Nguồn:http://thuviensinhhoc.com
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
6 tháng 3 2018 lúc 7:41

Sự phân hóa và chuyên hóa các hệ cơ quan của các ngành động vật được thể hiện ở bảng sau :

Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7

 

Mikachan
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
11 tháng 4 2022 lúc 21:50

Quá trình tiến hóa cơ quan di chuyển thể hiện từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao là:

- San hô, hải quỳ: Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định.

- Thủy tức: Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo.

- Giun: Cơ quan di chuyển đơn giản (mấu lồi cơ thể và tơ bơi).

- Rết: Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt.

- Tôm: Cơ quan phân hóa thành 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi. 

- Châu chấu: Cơ quan di chuyển phân hóa thành 2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy.

- Cá trích: Cơ quan di chuyển là vây bơi với các tia vây.

- Ếch: Chi 5 phần có ngón, chia đốt, linh hoạt. Chi sau còn màng bơi.

- Hải âu: Chi trước là cánh, tạo bởi lông vũ.

- Dơi: Cánh là màng da.

- Vượn: Bàn tay, bàn chân cầm nắm.

=> Trong sự phát triển của giới Động vật, sự tiến hóa của cơ quan di chuyển là sự phức tạp hóa từ chưa có chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống khác nhau. 

Nguyễn Dương Thoại Vy
Xem chi tiết
Barbie Vietnam
21 tháng 4 2018 lúc 8:38
Bạn tham khảo nhé
Barbie Vietnam
21 tháng 4 2018 lúc 8:39

https://h.vn/hoi-dap/question/49994.html

ngọc hà
Xem chi tiết
PHẠM THỊ LÊ NA
2 tháng 5 2016 lúc 17:38

Chim bồ câu có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Thân hình thoi, được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp.
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Chi sau có chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.

Hapa
Xem chi tiết
huyền thọai
8 tháng 1 2022 lúc 9:59

g

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
5 tháng 10 2017 lúc 9:27

Đáp án C

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
5 tháng 8 2017 lúc 17:32

Đáp án C

(1): sự phân hóa; (2): sự chuyên hóa