Tính đực, cái được quy định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính
Trong các phát biểu sau:
(1) Nhiễm sắc thể giới tính tồn tại trong cả tế bào sinh dục và tế bào xôma.
(2) Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định tính trạng thường.
(3) Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
(4) Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.
Số phát biểu đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Chọn B.
1- đúng.
2- đúng, nên có hiện tượng các gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính.
3- sai , ví dụ như chim XY là cái, XX là đực.
4- sai, NST giới tính ở giới đực và cái là khác nhau.
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thể giới tính?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
(2) Trên nhiễm sắc thể giới tính, chỉ mang gen quy định tính đực, cái của loài.
(3) Gen trên NST giới tính Y chỉ di truyền cho đời con ở giới XY.
(4) Trong cùng một loài, cặp NST giới tính của con đực khác với cặp NST giới tính của con cái.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Đáp án D.
- Có 2 phát biểu đúng là (3) và (4).
- (1) Sai. Vì tất cả các tế bào đều được sinh ra từ hợp tử nhờ quá trình nguyên phân nên tất cả các tế bào đều có bộ NST giống nhau, tế bào nào cũng có cặp NST giới tính.
- (2) Sai. Vì trên NST giới tính vẫn mang gen quy định tính trạng thường. Ví dụ trên NST X của loài người mang gen quy định bệnh mù màu, bệnh máu khó đông,…
Ở động vật, khi nói về nhiễm sắc thể giới tính phát biểu nào sau đây đúng?
(1). Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2). Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3). NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng NST.
(4). Ở giới đực cặp NST giới tính là XY, ở giới cái cặp NST giới tính là XX.
A. 0.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C
+ (1) sai vì nhiễm sắc thể giới tính có ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
+ (2) sai vì NST giới tính ngoài chứa gen quy định giới tính còn có gen quy định tính trạng thường.
+ (3) đúng nhiễm sắc thể giới tính có thể xảy ra đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.
+ (4) sai vì không phải loài nào cũng là cặp NST giới tính đực là XY, ví dụ: ở chim XX là đực, XY là cái.
Trong số những phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng về NST giới tính?
I. Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.
II. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm 1 cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.
III. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST giới tính XY.
IV. Các gen trên vùng tương đồng của NST X và Y không tuân theo quy luật phân li.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Chọn đáp án A
1. Đúng. Trên các NST giới tính, ngoài gen quy định giới tính SRY còn có các gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính. Trên NST Y có 78 gen, còn trên X có nhiều gen hơn vì kích thước X lớn hơn.
VD: gen gây bệnh mù màu, máu khó đông nằm trên NST giới tính X.
2, 3. Sai. Ở các loài động vật, NST giới tính gồm 1 cặp tương đồng hoặc không tương đồng, khác nhau ở giới đực và giới cái.
Các cơ chế xác định giới tính X-Y: ở người và đa số động vật có vú, XX-con cái, XY - con đực; ở chim, bướm, bò sát... XX - con đực, XY - con cái,...
4. Sai. Trên NST X và Y đều có vùng tương đồng và vùng không tương đồng. Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng của X di truyền chéo, gen nằm trên vùng không tương đồng của Y di truyền thẳng, còn gen nằm trên vùng tương đồng của cả X và Y thì tuân theo quy luật phân li của Menden.
→ Chỉ có câu số 2 đúng → Số đáp án đúng là 1
Trong số những phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng về NST giới tính?
I. Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.
II. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm 1 cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.
III. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST giới tính XY.
IV. Các gen trên vùng tương đồng của NST X và Y không tuân theo quy luật phân li.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Chọn đáp án A
1. Đúng. Trên các NST giới tính, ngoài gen quy định giới tính SRY còn có các gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính. Trên NST Y có 78 gen, còn trên X có nhiều gen hơn vì kích thước X lớn hơn.
VD: gen gây bệnh mù màu, máu khó đông nằm trên NST giới tính X.
2, 3. Sai. Ở các loài động vật, NST giới tính gồm 1 cặp tương đồng hoặc không tương đồng, khác nhau ở giới đực và giới cái.
Các cơ chế xác định giới tính X-Y: ở người và đa số động vật có vú, XX-con cái, XY - con đực; ở chim, bướm, bò sát... XX - con đực, XY - con cái,...
4. Sai. Trên NST X và Y đều có vùng tương đồng và vùng không tương đồng. Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng của X di truyền chéo, gen nằm trên vùng không tương đồng của Y di truyền thẳng, còn gen nằm trên vùng tương đồng của cả X và Y thì tuân theo quy luật phân li của Menden.
→ Chỉ có câu số 2 đúng → Số đáp án đúng là 1.
Nhóm động vật có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY là
A. châu chấu, ruồi giấm
B. chim, châu chấu
C. người, ruồi giấm
D. chim, bướm
Xét một quần thể sinh sản hữu tính giao phối ngẫu nhiên có alen A quy định chân cao nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới đực là XY và giới cái là XX. Khảo sát trong quần thể thấy tần số alen A ở giới cái là 0,2 và giới đực là 0,8. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây về quần thể là chính xác?
A. Quần thể đạt trạng thái cân bằng sau hai thế hệ ngẫu phối.
B. Ở thế hệ thứ ba tần số alen A ở giới cái chiếm 42,5%.
C. Ở thế hệ thứ hai tần số alen A ở giới đực chiếm 35%.
D. Ở thế hệ thứ ba số con cái mang kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 84%
Ở giới cái: A= 0.2 a= 0.8
Ở giới đực: A= 0.8, a = 0.2
Ý A: sai vì A ở 2 giới khác nhau => sau nhiều thế hệ ngẫu phối thì quần thể mới trở về cân bằng di truyền.
Thế hệ |
xuất phát |
1 |
2 |
3 |
♂ |
0,8 X A |
0,2 X A |
0,5 X A |
0,35 X A |
♀ |
0,2 X A |
0,5 X A |
0,35 X A |
0,425 X A |
Vậy ý B đúng, ở thế hệ thứ 3 alen A ở giới cái chiếm 42,5%.
ý C sai alen A ở giới đực chiếm 0.5
Ý D: X A = 0.425 => X a = 0.575 => XaXa=0.33 => tỷ lệ cá thể cái có kiểu hình trội là: 0.67 => D sai
Đáp án cần chọn là: B
Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật có vú, có mấy phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Trên vùng tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
(2) Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp.
(3) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
(4) Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
(2) Trên nhiễm sắc thể giới tính, chỉ mang gen quy định tính đực, cái của loài.
(3) Gen trên NST giới tính X chỉ di truyền cho đời con ở giới XX.
(4) Trong cùng một loài, cặp NST giới tính của con đực khác với cặp NST giới tính của con cái.
(5) Ở các loài thú, cặp NST giới tính của con đực là XY.
(6) Khi giảm phân, ở cặp NST giới tính XY có sự tiếp hợp nhưng không có trao đổi chéo.
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Đáp án A.
Có 2 phát biểu đúng, đó là (4) và (5).
(1) Sai. Vì tất cả mọi tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma) đều có bộ NST 2n (có cả NST thường và NST giới tính).
(2) Sai. Vì trên NST giới tính có mang một số gen không phải giới tính.
(3) Sai. Vì gen trên NST giới tính X và truyền cho giới tính XX, vừa truyền cho giới tính XY.