nêu ví dụ về nguyên sinh vật.
Ai làm được mk tick ( không chép mạng )
Cho ví dụ về các trường hợp về lẫn lộn các gần âm và trường hợp lặp từ và sửa lại các từ đã nêu cho đúng!!
Giúp mình với!! Mình tick cho nhé!! (Không giống sách, chép mạng)
Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào?Cho ví dụ về sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào?( Ngắn gọn ko chép mạng chỉ tham khảo và đưa ra câu trả lời của em)mk cần gấp lắm
đơn bào là 1 tế bào , đa bào là nhiều tế bào
bn k9 à , mk trả lời có lúc sai đấy
Lấy ví dụ về cấc kiểu hoán dụ ( mỗi kiểu lấy ít nhất 1 ví dụ)
Ai nhanh mk tick nha. Không chép trg sgk đâu nhé.
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:
VD : Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành công
(Hoàng Trung Thông)
“Bàn tay” : người lao động.
Hay:
Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
( Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)
“Một trái tim”,”một khối óc” để chỉ cả “con người” ở câu của Xuân Diệu.
+ Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
CD : Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh
“trái đất”: nhân loại.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật có dấu hiệu:
VD : “Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
(Tố Hữu)
“Áo chàm” : đồng bào Việt Bắc.
Hay:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
(Nguyễn Du)
“Sen” – mùa hạ, “cúc” – mùa thu.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
VD : Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
“Một cây”:số lượng ít, đơn lẻ;”Ba cây”: số lượng nhiều,sự đoàn kết.
– Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.
=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
– Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.
=> Kiểu 2: Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.
– Này, cô bé áo vàng kia !
=> Kiểu 3: Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật. Trong trường hợp này “áo vàng” để nói về những người mặc áo vàng.
– Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.
=> Kiểu 4: dùng cụ thể để nói về cái trừu tượng.
Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận -toàn thể:
các từ chân , tay , mặt , miệng trong các ngữ cảnh sau đây đều chỉ người :
vd: anh ấy có một chân trong đội bóng đá
hắn ta là một tay buôn có hạng
đủ mặt anh tài
nhà này có 7 miệng ăn
hoặc cây bút trẻ---> la` nhà văn trẻ
Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào?Cho ví dụ về sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào?( Ngắn gọn ko chép mạng chỉ tham khảo và đưa ra câu trả lời của em)
cho ví dụ về câu rút gọn
KHÔNG CHÉP MẠNG
1. Lúc mười một giờ ăn cơm trưa (bỏ chủ ngữ)
2. Em lúc mười một giờ (bỏ vị ngữ)
3. Mười một giờ. (Tĩnh lược)
1. Lúc mười một giờ ăn cơm trưa (bỏ chủ ngữ)
2. Em lúc mười một giờ (bỏ vị ngữ)
3. Mười một giờ. (Tĩnh lược)
1. Lúc mười một giờ ăn cơm trưa (bỏ chủ ngữ)
2. Em lúc mười một giờ (bỏ vị ngữ)
3. Mười một giờ. (Tĩnh lược)
hãy tả hình ảnh cây đào vào dịp tết đến xuân về
ko chép trên mạng nhé bn nào mà ko chép trên mạng mk cho 10 tick
mk nói được làm được 10 tick nhé
Đã thành truyền thống, mỗi dịp Tết đến xuân về, mọi gia đình Việt Nam đều sắm cho mình một cành đào để trưng. Hoa đào là biểu tượng cho sự ấm cúng, hạnh phúc, an lành. Cây đào từ lâu đã trở thành thành viên không thể thiếu trong gia đình tôi vào mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Cây đào nhà tôi trồng là đào phai Nhật Tân. Bố nói “để chọn được cành hoa ưng ý, thì phải lên thẳng những vườn hoa Nhật Tân”. Tôi vẫn còn nhớ năm đầu tiên bố mua đào về bố đã kể cho chị em tôi nghe về truyền thuyết hoa đào làm chúng tôi càng thêm yêu và quý trọng loài hoa này hơn. Truyện kể rằng: có một cây hoa đào đã mọc từ rất lâu trên vùng núi cao phía bắc. Trên cây đào bỗng xuất hiện hai vị thần tài giỏi có nhiệm vụ bảo vệ và che chở cho dân làng trong vùng. Do đó, ma quỷ rất sợ hai vị thần này và sợ luôn cả hoa đào. Cứ thấy cành đào là chúng bỏ chạy thật xa. Hằng năm, gần đến Tết, hai vị thần này lại phải lên trời gặp Ngọc Hoàng; do không có người bảo vệ nên dân trong làng rủ nhau lên rừng chặt đào mang về cắm trong nhà để phòng ma quỷ. Có lẽ từ đó mà hoa đào trở thành vật mang lại sức khỏe, niềm vui cho gia đình, tượng trưng cho mừa xuân, cho ngày Tết. Và không biết tự bao giờ tôi bỗng thấy lòng mình náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào, những bông hoa đào nở bừng lên như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng cả phòng khách.
Bố thường trồng cây vào một chậu sứ to màu gạch, trên nền chậu có khắc các họa tiết tinh tế. Cây đào cao gần 2m, tán cây tròn, xòe rộng. Gốc cây màu nâu thẫm xù xì, vững chắc. Khi bố mang về thì nó đã được các cô chú trồng vườn tạo kiểu dáng từ trước trông độc đáo đến lạ. Các cành màu nâu được uốn cong rất đẹp. Theo dọc những cành đào là rất nhiều lá nhỏ xanh mơn mởn, mà người ta vẫn gọi là lá lộc. Lúc đầu, cây rất ít hoa nhưng lại nhiều nụ chúm chím xinh xinh, rồi dần dần càng nở rộ. Vào chính giữa Tết, khi thời tiết đẹp, hoa đào như những cô thiếu nữ duyên dáng khoe những bộ áo cánh màu hồng phai dịu dàng, thanh thoát ẩn hiện bên những chiếc lá lộc xanh. Những cánh hoa được xếp thành từng lớp chồng lên nhau. Chính giữa những bông hoa nhỏ xinh lộ ra nhị hoa màu vàng tươi lấm tấm như rắc phấn. Hương hoa đào không nồng nàn như các loài hoa khác nhưng tôi vẫn cảm nhận được mùi hương dịu nhẹ man mác của nó. Thấy hoa đào mỗi ngày đua nhau khoe sắc, mẹ bảo “đó là lộc đầu năm, may mắn sẽ đến với cả nhà ta trong dịp năm mới này”. Gia đình tôi ai cũng rất vui vì có cây đào trong ngày Tết. Mẹ đưa tôi đi mua rất nhiều đồ trang trí xinh xắn, những bao lì xì ngộ nghĩnh về tô điểm cho cành đào thêm đẹp. Mỗi khi quây quần bên mâm cơm gia đình, cả nhà tôi lại ngắm nghía, xuýt xoa trước vẻ đẹp của cây hoa. Bố thường trêu: “Nhà mình cũng biết chơi đào đấy nhỉ, nó đẹp thế kia mà”. Cả nhà tôi lại cười ầm lên trong sự vui vẻ đón chào năm mới.
Loading...
Chơi đào không chỉ là sở thích của riêng nhà tôi mà còn là một thú vui cho mọi nhà, đặc biệt là các cụ già và các nghệ nhân yêu thích cái đẹp giản dị của hoa đào. Đâu đó trong những bức vẽ của các họa sĩ, những câu đối của ông đồ cũng ẩn hiện bằng hình ảnh, bằng câu chữ một cành đào tươi tắn, dịu dàng của ngày Tết ấm áp tình yêu thương.
Hoa đào thắm đỏ
Hoa mai dát vàng
Thoắt mùa xuân sang
Thi nhau nở rộ.
Mong rằng thú chơi đào sẽ được lưu giữ mãi như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam.
Vui mừng biết mấy là vào ngày Tết, những đứa trẻ lại thấy mình lớn hơn, được thêm một tuổi. Nhưng tôi yêu Tết còn bởi tết có cái đẹp của sắc đào. Không chỉ đẹp, hoa đào còn mang lại không khí ấm cúng, quây quần, vui vẻ trong mỗi gia đình. Cùng bánh chưng xanh, câu đối đỏ, cành đào đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Tết Việt, để mỗi người con xa quê, khi lắng lòng nhớ tới quê hương, lại thấy lấp lánh sắc đào hồng tươi.
bn nào nhanh nhé ngày mai mk phải nộp rồi giúp mk nhéeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee bn nào hay mk cho 15 k
Viết đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
Ko được chép mạng nha!
Bạn nào tự làm thì mk rất hoan nghênh, còn chép trên mạng thì mk ko cần đâu nhé!
Bạn nào tự làm thì mk tick đúng, còn bn nào chép mạng thì mk sẽ tick sai.
hãy nêu suy nghĩ về lòng yêu nước.
không đc chép mạng,cho dù có nhanh vs đúng nhất!
ai k chép mk sẽ kb vs tick
Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc ta, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.
Ngày nay, tinh thần yêu nước được kế tụng và được biểu hiện trên nhiều phương diện. Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung 1 lý tưởng đánh giặc cứu nước , giữ nước, và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ vủa riêng bản thân , tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình 1 cách riêng để thể hiện lòng yêu nước : có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức ( tham dự cuộc thi quốc tế, giới thiệu vẻ đẹp về quê hương, đất nước Việt Nam...).........
Nêu 1 số phản biện : còn 1 số người đặc biệt là 1 bộ phận trong giới trẻ còn chưa có tinh thần yêu nước ( biểu hiện : nói xấu, chưa có lối sống đúng đắn, tích cực, học hành chểnh mảng., tiếp thu văn hóa ngoại lai một cách thái quá mà đánh mất đi bản sắc dân tộc.....)
Bài học rút ra và liên hệ bản thân : Mỗi người cần rèn luyện , tu dưỡng đọa đức, nuôi dưỡng cho mình 1 ước mơ, lý tưởng sống đúng đắn. Bản thân là học sinh , cần thực hiện và hoàn thành tốt công việc học tập, ......
Tóm lại, tinh thần yêu nước vẫn được kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.
nha!
Hãy nêu một số ví dụ để thấy được vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống.
Ko chép mạng nha