Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Chiếc áo len
Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như bạn Hòa.
Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em Tuấn, Lan. Thấy con gái nói vậy, mẹ bối rối :
- Cái áo của Hòa đắt tiền bằng cả hai áo của hai anh em con đấy. Lan phụng phịu : - Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi.
Dỗi mẹ, Lan đi nằm ngay. Em vờ ngủ. Một lúc lâu, bỗng em nghe tiếng anh Tuấn thì thào với mẹ :
- Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua áo đấy cho em Lan đi. Con không cần thêm áo đâu. Giọng mẹ trầm xuống :
- Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo ấm, con sẽ ốm mất.
- Con khỏe lắm, mẹ ạ. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong. Tiếng mẹ âu yếm :
- Để mẹ nghĩ đã. Con đi ngủ đi.
Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ. Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ : "Con không thích chiếc áo đấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em."
- Bối rối : lúng túng, không biết làm thế nào
- Thì thào : nói rất nhỏ
Sau khi mặc thử chiếc áo len của bạn Hòa, Lan đã làm gì ?
A. Lan để dành tiền để mua được chiếc áo giống như vậy
B. Lan nói với mẹ là em muốn có chiếc áo giống như Hòa
C. Lan kể với mẹ về chiếc áo của bạn Hòa
Đêm ấy em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như bạn Hòa.
mình chọn c bạn nhe
Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao?
a) Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
b) Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
c) Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
a, Câu cảm thán: "Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
→ Có dấu chấm than kết thúc câu kết hợp bộc lộ sự lo lắng trước tình thế nguy kịch khi đê sắp vỡ.
b, Câu cảm thán: " Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"
→ Bộc lộ khát vọng, tình cảm nhớ mong chốn cũ, rừng xưa của con hổ.
c, Câu cảm thán: "Chao ôi… mình thôi"
→ Sự hối tiếc, ân hận trước những hành động hung hắng, hống hách của Dế Mèn
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!...
(Ngữ Văn 8, Tập Một)
a) Xác định các loại câu chia theo mục đích nói có ở đoạn văn trên
b) Chỉ ra hành động nói trong đoạn văn và cho biết mục đích của mỗi hành động.
a, Câu nghi vấn: ''U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?''
Câu cảm thán: ''Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!...''
b, Dùng để hỏi: ''U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?''
Dùng để bộc lộ cảm xúc: ''Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!...''
Đọc thầm bài thơ sau:
TIẾNG GÀ TRƯA
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
"Cục, cục tác... cục ta..."
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.
Cứ hằng năm, hằng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Đế cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Anh bộ đội nhớ những gì ở quê nhà?
a. Nhớ những quả trứng hồng trong ổ rơm. b. Nhớ vẻ đẹp của những con gà mái. c. Nhớ bạn bè học cùng một lớp. d. Nhớ người bà tần tảo nuôi gà, chăm sóc cháu.
Đọc đoạn văn sau:
Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?
A. Trời ơi!
B. Ngày mai con chơi với ai?
C. Khốn nạn thân con thế này?
D. Con ngủ với ai?
Đọc đoạn văn sau:
Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?
A. Biểu lộ sự than thở vì bất lực.
B. Biểu lộ sự ngạc nhiên.
C. Biểu lộ sự nghi ngờ.
D. Biểu lộ sự chua chát.
Đọc hai truyện sau:
(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.
(2)Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”
a. Hai câu chuyện trên đã rõ bố cục chưa?
b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ nào?
c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên thế nào?
3. Các phần của bố cục
a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần, Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.
b. Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ từng phần không? Vì sao?
c. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?
- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười
- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.
+ Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”
- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:
+ Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác
+ Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi.
1. Đọc văn bản sau:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn nhân con thế này!...Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai? (Ngô Tất Tố,Tắt đèn)
a. CHỉ ra thán từ trong đoạn văn
b. cho biết đó bộc lộ cảm xúc gì
Đọc thầm bài thơ sau:
TIẾNG GÀ TRƯA
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
"Cục, cục tác... cục ta..."
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng.
Cứ hằng năm, hằng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Đế cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Anh bộ đội chiến đấu vì những mục đích gì?
a. Để bảo vệ Tổ quốc thân yêu. b. Để bảo vệ làng xóm thân thuộc. c. Vì hạnh phúc của những người thân yêu như bà. d. Để trở thành một anh hùng. e. Vì những điều giản dị như ổ trứng hồng và tiếng gà cục tác.