Em hãy đóng vai người quản tượng và kể lại câu chuyện Con voi và người quản tượng già.
Em hãy đóng vai người quản tượng và kể lại câu chuyện Con voi với người quản tượng già.
Đóng vai người đi đường chứng kiến câu chuyện của Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Em hãy kể lại câu chuyện đó
kể chuyện tưởng tượng
Tham khảo!
Tôi là Kiều Nguyệt Nga, con gái tri phủ Hà Khê. Cha tôi vốn nghiêm khắc; ông muốn sắp đặt chuyện tình duyên của tôi nên cho gọi tôi từ quê nhà ở huyện Tây Xuyên qua Hà Khê để yên bề gia thất. Tôi dù không muốn nhưng phận làm con phải vâng lời cha mẹ liền đem theo cô hầu Kim Liên lên đường. Đường xa, phận gái yếu liễu đào tơ, nếu chẳng may giữa đường gặp chuyện chẳng lành thì biết xoay sở làm sao? Nghĩ thế tôi thấy rờn rợn.
Quả như điều tôi lo lắng, khi xe đến một quãng đường vắng xa nhà cửa không người qua lại, bất thình lình một toán cướp từ đâu xông tới chặn trước xe quát tháo, đòi vàng bạc. Tôi và Kim Liên vô cùng hoảng sợ. May thay, đúng lúc đó, một tiếng quát sang sảng vang lên:
- Lũ côn đồ kia, hãy dừng tay! Giữa ban ngày ban mặt sao dám chặn đường cướp bóc dân lành?
Bọn cướp thấy thế liền quay lại quát nạt, vây đánh chàng trẻ tuổi. Nhưng chàng trai, với cây gậy trong tay tả xung hữu đột đánh tan bọn cướp khiến chúng phải bỏ chạy tháo thân. Lúc đó tôi mới hoàn hồn, vui mừng khôn xiết. Chàng là ai nhỉ? Chàng tên gì? Chàng đi đâu, sao lại dám một mình xông vào bọn cướp? Sao lại ra tay cứu giúp khi chưa rõ trong xe là ai? Liệu đây có phải là duyên trời không?
Kim Liên khóc nức nở trong xe. Nghe tiếng khóc, chàng tiến lại hỏi han ân cần:
- Ai than khóc trong xe vậy?
Kim Liên đáp:
- Cô con chúng tôi là người lương thiện, gặp kẻ hung đồ, may có công tử ra tay cứu giúp. Đa tạ ơn công tử cứu mạng.
Nghe vậy, chàng đáp:
- Ta đã trừ bọn lâu la rồi, giờ thì không còn sợ gì nữa. Nhưng khoan, nàng đừng ra, nàng là phận gái cứ ngồi trong đó không phải ra làm gì. Chẳng hay tên nàng là gì, nàng là con gái nhà ai, thân liễu yếu đào tơ sao đi đâu dặm trường vắng vẻ thế này?
Tôi nghẹn ngào trong nước mắt:
- Thưa công tử, tiện thiếp tên Kiều Nguyệt Nga, còn đây là đầy tớ tên Kim Liên. Quê thiếp ở tận Tây Xuyên, cha thiếp làm tri phủ Hà Khê. Cha cho gọi thiếp qua đó để yên bề gia thất. Làm phận con đâu dám trái lời cha mẹ. Chẳng may giữa đường gặp nạn, may được công tử giải nguy. Nếu không trinh tiết, phẩm giá gìn giữ một đời cũng đã bỏ đi rồi.
Nói rồi, tôi sửa soạn khăn áo thưa tiếp:
- Mời công tử ngồi tạm trước xe để cho tiện thiếp được lạy tạ tỏ lòng biết ơn người cứu nạn. Thiếp chẳng biết làm thế nào cho phải. Ở đây, gặp gỡ giữa đường chẳng có bạc vàng, gấm vóc. May sao, Hà Khê cũng không xa lắm, xin chàng theo thiếp về bên đó để thiếp được dịp trả ơn chàng.
Chàng cười nói:
- Nàng chớ bận tâm làm gì. Ta làm ơn đâu phải để trông chờ trả ơn. Là đấng nam nhi, thấy việc nghĩa không làm thì đâu còn xứng mặt!
Nói xong, chàng cáo biệt. Tôi vẫn chưa biết tên chàng, ơn này bao giờ trả được?
Đóng vai người đi đường chứng kiến câu chuyện của Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Em hãy kể lại câu chuyện đó
kể chuyện tưởng tượng
Hãy tưởng tượng và đóng vai cây hoa sữa trên sân trường em kể lại một câu chuyện mà em thích
cây hoa ấy do ai trồng(mik được sinh ra nhờ lớp 6a1)
họ chăm sóc tận tụy chu đáo
kể chuyện ra thôi
Đề 1: Hãy đóng vai một nhân vật tham gia vào câu chuyện trong buổi gặp gỡ với anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Hãy kể lại câu chuyện đầy ấn tượng đó
Đề 2: đóng vai người kính kể lại “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” bằng văn xuôi
giúp mik vs mik đang thi á
em hãy đóng vai nhân vật Vũ Nương kể lại câu chuyện "Chuyện người con gái Nam Xương"
Đã hơn một năm trôi qua, kể từ khi chàng Trương lập đàn giải oan, tôi hiện về nói lời tạ từ rồi ra đi mãi mãi. Tôi cũng đã bình tâm trở lại mà chấp nhận cuộc sống dưới thủy cung với Linh Phi và các nàng tiên trong cung nước. Tuy nhiên trong sâu thẳm trái tim tôi vẫn không nguôi nhớ trần thế, nhớ quê hương, nhớ cuộc sống gia đình hạnh phúc trước kia, đặc biệt là con trai. Những kỉ niệm ấy vẫn luôn hiện về trong tâm trí tôi.
Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, tuy xuất thân trong gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ đã được cha mẹ dạy bảo đến nơi đến chốn nên hiểu mọi lễ nghĩa, biết cư xử đúng mực. Đến tuổi 18 trong làng đã có vài người đánh tiếng trống hỏi tôi, nhưng vì cha mẹ của tôi không muốn tôi vất vả nên đã nhận 100 lạng vàng rồi gả tôi cho Trương Sinh, con một nhà giàu trong làng, thế là tôi được yên bề gia thất nhưng biết chồng có tính đa nghi, hay ghen, tuy là con nhà giàu nhưng đa nghi ít học nên tôi luôn giữ gìn khuôn phép không từng lúc nào để vợ chồng thất hòa.
Cuộc đoàn viên chưa được bao lâu thì đất nước có giặc. Chồng tôi tuy là con nhà giàu nhưng vì ít học nên phải đi lính loạt đầu. Tôi và mẹ chồng tôi đều rất buồn, trong buổi tiễn đưa mẹ có dặn dò, tôi cũng nói mong chồng ra trận giữ gìn để trở về được bình yên chứ không cần quan cao tước lớn. Chàng nghe vậy xúc động không nói lên lời dứt áo ra đi. Sau khi chồng đi được mươi ngày thì tôi sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Đản rồi một mình vừa chăm sóc con, một lòng thủy chung chờ đợi mong chồng sớm về đoàn tụ.
Nhưng mẹ chồng tôi vì thương nhớ con trai mà sinh bệnh. Tôi hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật rồi khuyên như mong mẹ chóng khỏe. Song vì tuổi già bệnh nặng, vận trời khó tránh nên mẹ chồng tôi qua đời. Tước khi mất bà nói: "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đầy đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Tôi hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ của mình.
Qua năm sau, giặc tan, chồng tôi trở về bình yên đúng như mong đợi, khi buồn vì mẹ không còn nhưng tôi hy vọng gia đình sẽ hạnh phúc như xưa. Nhưng bé Đản vì chưa gặp cha bao giờ nên không chịu nhận dù tôi đã hết sức dỗ dành, có lẽ là còn trẻ con nên ương bướng. Ngay hôm sau, chàng bế con ra thăm mộ mẹ, tôi ở nhà chuẩn bị mâm cơm vừa để cúng tổ tiên tạ ơn vừa để báo cho mẹ biết chàng đã về, cho mẹ yên lòng nơi chín suối cũng là mừng ngày đoàn tụ. Không ngờ ngày vui ngắn chẳng tày gang, buổi trưa hai cha con trở về, tâm trạng của chàng không vui hiện rõ trên nét mặt. Sau đó chàng nặng lời tra hỏi tôi trong thời gian chàng đi xa tại sao làm chuyện xấu xa thất tiết trái đạo lý... tôi không hiểu rõ nguyên nhân vì sao, thấy chàng như vậy chỉ biết khóc. Tôi đã giải thích cho chàng hiểu: Tôi nói đến thân phận mình là con nhà kẻ khó được nương tựa nhà giàu trong thời gian chồng đi lính vẫn một lòng chung thủy chờ đợi, không hề làm chuyện xấu xa, thất tiết. Tôi cũng cầu mong van xin chống đừng nghi oan để cứu vãn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.
Nhưng chàng không tin, hỏi chuyện kia do ai nói chàng cũng không nói. Làng xóm bênh vực cho tôi cũng chẳng ăn thua gì, chàng vẫn một mực mắng mỏ rồi đuổi đi. Tôi tuyệt vọng đến cùng cực vì tai họa bất ngờ ập đến nên cố bày tỏ nhưng chàng vẫn lạnh lùng không thay đổi. Biết rằng người có tính cách như chàng thật khó giải thích nên tôi tắm gội chay sạch, suy nghĩ trước sau thấy rằng cuộc đời thật không có ý nghĩa, bao nhiêu vất vả với gia đình, ngay cả tấm lòng thủy chung một mực chăm lo cho mẹ già, con trẻ nhưng bây giờ cũng bị phủ nhận không thương tiếc. Tôi không thể sống mà mang tiếng xấu xa để người đời khinh rẻ nên chỉ còn một cách là lấy cái chết để minh oan. Tôi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than cầu mong thần linh chứng giám cho tấm lòng thủy chung của mình, xong gieo mình xuống sông. Nhưng các nàng tiên trong cung nước thấu hiểu nỗi oan của tôi rẽ đường nước cho tôi xuống thủy cung.
Một hôm tôi gặp Phan lang, người cùng làng trước đây có ơn với Linh Phi nên khi gặp nạn đã được Linh Phi cứu. Phan Lang kể chuyện cho tôi: "Chàng Trương sau khi thấy vợ chết tuy giận nhưng vẫn động lòng thương cho tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Thế rồi mấy hôm sau mọi người nghe chàng ân hận kể lại rằng: Một hôm phòng không vắng vẻ chợt đứa con chỉ cái bóng trên tường của chàng nói là cha Đản. Chàng lúc ấy mới thấu hiểu nỗi oan của vợ, ân hận nhưng đã muộn rồi".
Nghe Phan Lang kể tôi cũng thấy xót xa thương chồng con vì không ai chăm sóc. Không kiên nhẫn tìm hiểu nguyên nhân mà quá đau đớn tuyệt vọng mà dẫn tới cái chết. Phan Lang khuyên tôi nên trở về, ban đầu tôi đã nói không còn mặt mũi nào quay lại nữa nhưng sau đó vì nhớ quê hương, chồng con, lại mong muốn được giải oan, phục hồi danh dự nên tôi lại nói sẽ quay trở về. Hôm sau Phan Lang trở về dương thế, tôi gửi theo chiếc hoa vàng và lời nhắn chàng Trương tôi sẽ có ngày trở về dương thế. Mấy ngày hôm sau thấy Trương Sinh lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm ở bến sông Hoàng Giang với tình cảm chân thành hối lỗi và thực sự mong tôi quay về. Thấy vậy Linh Phi có ý khuyên tôi nên về với chồng con nhưng tôi vì có nghĩa với Linh Phi và lại hạnh phúc gia đình tan vỡ khó hàn gắn nên không muốn trở về.
Đến ngày thứ ba, giữa trốn trần gian mịt mù khói tỏa thì Linh Phi đã cho 50 chiếc kiệu hoa hiện lên giữa dòng sông, tôi ngồi trên một chiếc kiệu nói vọng vào bờ lời tạ từ với chồng con rồi từ từ biến mất.
Chuyện của gia đình tôi là câu chuyện buồn: Dù quá khứ đã lùi xa nhưng có lẽ những người trong cuộc vẫn bị ám ảnh day dứt. Riêng bản thân tôi dù đã sống cuộc sống trần gian, nhớ chồng con vẫn chôn kín ở trong lòng khó có thể diễn tả bởi chính cuộc sống ấy đã đẩy tôi đến cái chết. Hy vọng rằng đừng gia đình nào rơi vào bi kịch.
#Châu's ngốc
Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương người đời yêu quí gọi tôi là Vũ Nương. Tôi vốn con nhà nghèo khó nhưng được cha mẹ dạy bảo ân cần chu đáo nên người trong làng khen tôi tính tình thùy mị nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp vì thế có bao nhiêu trai làng bám đuổi. Trong đó có chàng Trương Sinh con nhà hào phú xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới tôi về làm vợ. Chính cuộc hôn nhân khập khiễng này khiến tôi gặp bao điều khó khăn. Ôi số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến này bất hạnh biết bao!
Ngày ấy tôi cũng biết chồng đa nghi hay ghen với vợ phòng ngừa quá sức nên hết sức giữ gìn khuôn phép vợ chồng chưa từng xảy ra chuyện thất hòa. Vợ chồng tôi ăn ở êm ấm, lại sắp có đứa con đầu lòng vui mừng hạnh phúc biết bao nhưng cuộc sống không bao giờ êm ả xuôi chiều mát mái như ta trong đời. Giặc Chiêm bỗng xâm phạm bờ cõi nước ta chồng tôi ít học nên bị bắt đi lính vào loại đầu, chia lìa mất mát đau thương là những gì chiến tranh mang lại. Buổi tiễn đưa tôi chỉ biết rót chén rượu đầy bày tỏ nỗi lòng mong chàng bình yên trở về. Thấu hiểu khó khăn mà chồng phải chịu. Bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ mong của mình.
Thời gian đằm đắm trôi qua đến cữ tôi sinh bé Đản phần nào vơi bớt nỗi cô đơn nhớ mong chồng. Nhưng mẹ chồng tôi nhớ con trai mà sinh ốm tôi đã lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mẹ gắng ăn miếng cơm miếng cháo để Trương Sinh về rồi thuốc thang lễ bái thần phật tôi mong mẹ chồng khỏe. Như mẹ tôi đã không qua nổi trước lúc mất bà còn trăn trối lại ghi lại công lao của tôi.
"Sau này… phụ mẹ"
Tấm lòng của bà nhân hậu biết bao! Từ đấy chỉ còn có tôi cùng bé Đản. Nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho con. Tôi thường chỏ bóng trên tường mỗi tối rồi bảo con "Cha Đảm lại đến kia kìa!". Bé Đản ngây thơ tin là thật thường đùa vui cùng chiếc bóng.
Thấm thoắt đã 3 năm. May mắn biết bao chồng tôi an lành trở về. Vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi hạnh phúc như vỡ òa. Biết tin mẹ mất Trương Sinh rất buồn bế con ra thăm mộ mẹ khi chàng vừa trở về "giông tố" đã nổi lên chàng la mắng tôi không tiếc lời một mực bảo tôi hư thân mất nết không thủy chung với chàng. Tai họa ở đâu ập xuống đầu tôi khủng khiếp như vậy tôi khóc lóc phân trần giải thích:
"Thiếp vốn con… như lời chàng nói".
Có lẽ tất cả những lời phân trần của tôi không thể lọt tai chàng họ hàng làng xóm bênh vực tôi chàng cũng không nghe. Tôi hỏi thì chàng lại giấu. Khiến tôi không thể thanh minh.
Lửa ghen trong lòng chàng mỗi lúc bùng phát dữ dội hơn chàng mắng nhiếc rồi đánh đuổi tôi ra khỏi nhà. Ước mơ bé nhỏ mà cả đời tôi theo đuổi là hạnh phúc gia đình giờ đây không còn nữa. Gia đình không còn nữa. Danh dự bị bôi nhọ. Bị tuyệt vọng tột cùng tôi chỉ biết tìm đến cái chết. Tắm rửa chay sạch tôi ra bến Trường Giang than cùng trời đất chứng giám tấm lòng trong sạch của mình rồi gieo mình xuống sông tự vẫn.
Người ta nói ở hiền gặp lành không ngờ nỗi oan khuất của tôi đã động lòng trời đất các nàng tiên cá đã rẽ một đường nước đưa tôi xuống thủy cung của Lương Phi chốn này đến đài cung điện nguy nga lộng lẫy. Người đối xử với nhau nhân hậu vô cùng thật là cuộc sống mong đợi ước ao! Trong một bữa tiệc. Lương Phi khoản đãi người có ơn cứu mạng, không ngờ tôi gặp Phan Lang – Người cùng làng và cũng là ân nhân của Lương Phi. Nghe Phan Lang kể tôi mới biết Trương Sinh bế con ngồi bên ngọn đèn con trỏ bóng nhận cha, chàng mới thấu hiểu nỗi oan của tôi. Cuộc đời sao mà tàn nhẫn đến vậy chính đứa con tôi hết mực yêu thương đã gieo mầm họa. Chính người chồng tôi hết lòng yêu thương thủy chung đã đa nghi hay ghen hồ đồ đẩy tôi vào chỗ chết.
Phan Lang còn kể cảnh nhà tôi tan tác tiêu điều khiến tôi không thể cầm nước mắt dù vẫn rất giận chàng Trương Sinh, nhưng tôi nhất quyết tìm về có ngày. Tôi nhờ Phan Lang mang chiếc hoa vàng cùng lời nhắn khi chàng lập đàn giải oan bên bến Trường Giang tôi được Phan Lang đưa về trong cảnh võng lọng cờ hoa rực rỡ đầy sông nhưng tôi chỉ biết cảm tạ tình chàng đã giúp tôi minh oan triều tuyết giữa thanh thiên bạch nhật mà không thể trở về trần gian vì tôi không muốn phụ ân đức của Phan Lang. Và cũng bởi thực tế ở đời người chết không thể sống lại được lên hiện loang loáng ở giữa dòng rồi biến mất. Xã hội phong kiến bất bình đẳng này không thể có chỗ dung thân cho những người như tôi.
Chao ôi! Cuộc sống ở cõi trần thật đen bạc! Mong rằng xã hội bất công này sẽ bị xóa bỏ chính tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dung túng cho Trương Sinh có thói gia trưởng đẩy tôi vào cuộc đời oan khuất. Xã hội cần cải tiến xây dựng một cuộc sống bình đẳng nam nữ bình quyền kể ra câu chuyện này tôi còn mong người đời lấy đó là bài học giữ gìn hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ được xây dựng trên cơ sở tin yêu tôn trọng lẫn nhau. Ghen bóng ghen gió sẽ khiến gia đình tan vỡ.
hãy tưởng tượng và đóng vai cây tre để kể lại về sự gắn bó của tre với dất nước và con người việt nam
Lập dần ý chi tiết các đề sau:
1.hãy tưởng tượng cuộc trò chuyện giữa các đồ dùng học tập
2.kể chuyện 20 năm sau em về thăm mái trường hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng đổi thay có thể xảy ra
3.hãy kể về một chuyến đi chơi xa hoặc tham quan của em
4.trong vai người mẹ kể lại câu chuyệnThánh Gióng
5.đóng vai Nhân vật để kể lại 1 truyện dân gian mà em yên thích trong chương trình lớp 6
5
I. Mở bài
- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mỵ Nương.
- Vua muốn kén rể xứng đáng.
II. Thân bài
1. Hai người tài cùng đến cầu hôn
a. Sơn Tinh
- Người vùng Tản Viên.
- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.
b. Thủy Tinh
- Người ở miền biển.
- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.
c. Hùng Vương băn khoăn
- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.
- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mỵ Nương làm vợ.
- Lễ Vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
2. Cuộc giao tranh dữ dội.
a. Nguyên nhân
- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.
- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mỵ Nương.
b. Diễn biến cuộc giao tranh.
- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.
- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.
- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.
III. Kết bài
Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
- Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-tuong-tuong-va-ke-lai-cuoc-tro-chuyen-tam-su-giua-cac-do-dung-hoc-tap-sgk-van-6-c33a1984.html#ixzz5Y9VKZ1ch
2
Thấm thoắt đã mười năm trôi qua, mười năm với biết bao nhiêu biến cố, bao nhiêu thăng trầm trong cuộc đời. Mười năm rồi tôi mới có dịp trở về ngôi trường cấp hai đang theo học. Môi trường đã mang đến cho tôi biết bao điều bổ ích. Để tháng năm đó là hành trang để tôi có thể bước tiếp vững vàng trên con đường sự nghiệp đang đi.
Mái trường mang tên Trường trung học cơ sở Minh Sơn đã khắc sâu trong trái tim tôi suốt 10 năm qua. Dù sau khi tốt nghiệp trung học, tôi đã chuyển sang trường chuyên tỉnh để học cấp 3 nên thời gian để trở về thăm trường dường như là không có. Có chăng chỉ những lần về quê vội vã, rồi đi ngang qua trường, rồi nhìn vào và thấy nhiều sự đổi thay ở trường.
Mười năm rồi, hôm nay khóa học chúng tôi kỉ niệm mười năm xa mái trường. Rất đông các bạn bè cùng trang lứa với tôi năm đó đều hội tụ về đây để hoài niệm lại quãng thời gian cùng học tập, cùng vui chơi dưới mái trường này. Ai cũng mang trong mình niềm vui, tự hào và cả những xốn xang cho năm tháng đã qua.
Chúng tôi bây giờ ai cũng trường thành, có gia đình riêng, có công việc riêng của mình. Mỗi người đều có một lựa chọn riêng, một con đường riêng, một cuộc sống riêng nhưng dường như ai cũng nhớ về những năm tháng ngày xưa, lúc còn học dưới mái trường này.
Mười năm rồi, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy mình vừa bình thản, vừa cảm xúc lẫn lộn khi đặt chân trở về mái trường ngày xưa. Nơi đã đón nhận một đứa học trò nhếch nhác, gầy nhom, ăn nói không nên lời và còn nghịch ngợm vào học.
Tưởng tượng về thăm trường cũ sau 10 năm – văn lớp 6
Tôi ngắm nhìn sân trường, giờ đã được lát bằng gạch đỏ, sạch sẽ; khác với ngày xưa chỉ là cái sân đất rất trơn bóng và lì. Trời mưa chẳng dám đi ra ngoài vì sự trơn trượt. Sân trường cũng đã xuất hiện thêm nhiều ghế đá, là nơi giờ ra chơi mà học sinh có thể tụm năm tụm bảy nói chuyện, đọc truyện với nhau.\
Ngày xưa có 4 dãy nhà cấp 4, chưa có nhà cao tầng cho học sinh học. Nhưng mười năm sau, đã có thêm hai dãy nhà hai tầng mọc lên và được sơn màu vàng nhìn rất đẹp mắt.
Tôi ghé thăm phòng học tin học ngày xưa và nhận ra nó đã có thêm rất nhiều máy mới, gian phòng cũng được mở rộng để cung cấp đầy đủ thiết bị cho các em có thể học tập.
Hôm ấy, chúng tôi ghé thăm lại trường vào sáng chủ nhật nên không có lớp nào học; sân trường vắng bóng, chỉ có những chú chim nhảy nhót trên cành cây. Dường như cảm xúc trong tôi lại ùa về dữ dội. Tôi nhớ, rất nhớ những năm được học dưới mái trường có nhiều kỉ niệm như thế này.
Văn phòng của các thầy cô giờ cũng đã được chuyển sang địa điểm khác sáng và sạch sẽ hơn. Trống cũng đã được thay lại mới tinh tươm, bàn ghế kê ngăn nắp, không còn là những chiếc bàn gỗ cũ kĩ được vẽ nhàu nát bởi bàn tay học trò nữa mà đã có những bộ bàn ghế có mặt bóng loáng, chân bằng sắt rất chắc chắn.
Tôi ghé lại lớp học ngày xưa tôi từng học, nhận ra có bao nhiêu điều đổi khác, nhưng có một điều dường như vẫn vẹn nguyên đó là hơi ấm, là sự thân quen.
Tôi vẫn còn nhận ra rằng mình có duyên với ngôi trường này, với những chỗ ngồi ngày xưa từng ngồi, với những người bạn cười nhăn nhở suốt ngày. Có lẽ đó là những tháng năm tươi đẹp gắn với ngôi trường này mà tôi còn giữ cho đến ngày hôm nay.
Có một điều dường như không khác khi tôi đặt chân thăm lại trường xưa sau 10 năm chính là những gốc cây cổ thụ. Theo năm tháng, chúng vẫn như thế, vẫn vẹn nguyên và tươi tốt. Có lẽ những thứ gì đó càng cũ càng bền, càng neo giữ lâu trong trái tim.
Mười năm, là một con số khá dài cho một chặng đường đã đi qua. Kỉ niệm thường ùa về khi cảm xúc chợt đến, nhất là trong khoảnh khắc như thế này.
Thế hệ đi trước chúng tôi nhìn nhau, tay bắt mặt mừng vì ngôi trường đã khang trang, thiết bị học tập tốt hơn cũng như có nhiều đổi thay tích cực. Nhìn lại chúng tôi đã trưởng thành hơn, trưởng thành từ những nền tảng này. Còn về những người đã trồng người, đã chỉ bảo hết mực cho chúng tôi giờ đây đều đã già cả rồi. Những gương mặt, những ánh mắt ngày đó theo thời gian đã không còn như lúc trước. Nhưng chúng tôi biết ơn họ, biết ơn vì những gì mà họ làm hành trang cho chúng tôi như hôm nay.
Mười năm, một chặng đường dài như vậy; về thăm lại trường cũ, cảm xúc trong rôi xốn xang và muốn vỡ tung ra. Tôi cứ để lòng mình chơi vơi như vậy, để nhớ về tháng năm đã qua.
Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện có ba nhân vật: bà me ốm, người con của ba mẹ bằng tuổi em và một bà tiên
Thuở xưa, không rõ vào thời nào có một gia đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ đã ngoài năm mươi, còn cô con gái chỉ độ chín, mười tuổi. Sức già con dại, họ không làm được gì nhiều, chỉ đù đắp qua ngày. Tuy nghèo nhưng họ sống phúc đức, nên được bà con lối xóm thương yêu quý mến.
Một ngày nọ, sau buổi đi làm đồng về, người mẹ nhuốm bệnh nằm liệt giường. Bà con lối xóm đến thăm nom giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang chạy chữa cho bà nhưng bệnh ngày nặng thêm. Hàng ngày cô bé tức trực bên giường bệnh không rời một bước. Nhiều lúc cô bé phải nhịn ăn nhường phần cho mẹ. Tuy vất vả thiếu thốn đủ đường nhưng cô bé không bao giờ than vãn một điều gì. Rồi một hôm do mệt quá, cô bé thiếp đi lúc nào không biết. Trong giấc chiêm bao, cô bé nghe một tiếng nói thì thào bên tai:
- Cháu muốn cứu mẹ thì hãy vượt qua chín ngọn đồi ở phía tây. Đến đó có một ngôi nhà bên vệ đường. Cháu cứ vào nhà gõ cửa, sẽ có người giúp cháu chữa khỏi bệnh cho mẹ
Cô bé tỉnh dậy, mong trời mau sáng để thực hiện lời dặn của ai đó trong giấc chiêm bao. Trời vửa hửng sáng, cô bé vội chạy sang nhà hàng xóm nhờ họ trông hộ mẹ cho mình rồi tạm biệt mẹ già ra đi. Sau bảy ngày trèo đèo lội suối, vượt qua bao nhiêu khó khăn cô bé đã đến được nhà bên vệ đường. Vừa mới gõ cửa thì một bà lão tóc trắng như cước, đôi mắt hiền từ phúc hậu, tay chống gậy trúc bước ra, nói:
- Ta đợi cháu ở đây đã mấy ngày rồi. Ta rất quý tấm lòng hiếu thảo của cháu. Đây là một lọ thuốc thần, cháu hãy cầm lấy mang về chữa bệnh cho mẹ. Chảu chỉ cần cho mẹ uống một viên thôi, mẹ cháu sẽ khỏi bệnh. Số còn lại tùy ý cháu sử dụng
- Bà ơi ! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm – Cô bé nói
- Thôi, cháu hay mau trở về. Mẹ cháu và dân làng đang mong đấy – Bà lão nói xong thì biến mất. Cô bé vội vã lên đường trở về nhà. Sau khi chữa khỏi bệnh cho mẹ, cô bé còn dùng số thuốc còn lại, cứu sống không biết bao nhiêu mạng người Từ đó, cuộc sống của hai mẹ con bà thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sống trong tình yêu thương đùm bọc của dân làng.