“Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở cầu ?
Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau,
Vái ta mà thưa rằng :
Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao.
Đương khi ấy :
Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói
Trận đánh được thua chửa phân
Chiến lũy bắc nam chống đối
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất chừ sắp đổi
Kìa : Tât Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,
Những tưởng gieo roi một lần
Quét sạch Nam bang bốn cõi
Thế nhưng: Trời cũng chiều người
Hung đồ hết lối
Khác nào khi xưa :
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay
Trận Hợp phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi
Câu 1. Văn bản trên thuộc tác phẩm nào ? Của ai? Tác phẩm đó thuộc thể loại nào
? Hãy giới thiệu vài nét về thể loại đó ? (0,75 điểm)
Câu 2. Sông Bạch Đằng nằm ở địa phận nào ? Trong lịch sử, dòng sông Bạch
Đằng là nơi diễn ra những trận đánh lớn của quân ta làm kẻ thù cướp nước bao
phen khiếp vía. Đó là những trận đánh nào ? (0.75 điểm )
Câu 3. Khi kể về các chiến tích trên sông Bạch Đằng của quân ta, vì sao các bô lão
lại nhắc đến chiến thắng của hai vua Trần (1288) trước rồi mới nhắc đến chiến
thắng của Ngô Quyền (938) (1.0 điểm)
Câu 4. Từ các câu “Trận đánh được thua chửa phân/Chiến lũy bắc nam chống
đói”, anh/chị hình dung như thế nào về trận đánh giữa quân ta với quân giặc (1.0
điểm)
Câu 5 Phân tích các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu văn : “Ánh
nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổ ? (1.5 điểm)
Câu 6. Sự đan xen các câu dài, ngắn trong văn bản trên có ý nghĩa gì ? (1.0 điểm)
Câu 7 . Nhận xét về thái độ, giọng điệu của các bô lão khi kể về chiến công của
Trùng Hưng nhị thánh trên sông Bạch Đằng ? (1.0 điểm)