Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trâm Nguyễn
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
17 tháng 2 2023 lúc 19:06

Bạn tham khảo dàn ý sau nhé: 

Giải thích : Gia đình là gì?

Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chề văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các thành viên.Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…

*Vai trò và ý nghĩa của gia đình:

+ Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vật, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.

+ Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.

+ Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã.

+ Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. Vì vậy muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”.

+ Gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống.Bài học :-Phê phán những người mải chạy theo tiền tài địa vị, đuổi theo những thứ phù du mà quên đi gia đình( Nếu bạn cảm thấy chưa đủ ý có thể bổ sung thêm nhé)
DuaHaupro1
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Hảo Bánh Bèo
Xem chi tiết
dat
28 tháng 2 2016 lúc 21:07

MB: tả cảnh sân trường

TB: tả cảnh trời,chi tiết xung quanh

kb : nêu cảm nghĩ về cảnh giờ ra chơi 

 

Nguyễn Phạm Khánh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Anh
16 tháng 10 2021 lúc 18:03

Bạn tham khảo nha:

- Mở đoạn:

   + Giới thiệu tác giả và bài thơ

   + Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

- Thân đoạn:

   + Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ

   + Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

   + Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ

- Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn)

lạc lạc
16 tháng 10 2021 lúc 20:54

tham khảo

 

Lập dàn ý

-        Mở bài: 

        + Nhà thơ Xuân Quỳnh- Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là lời kể đưa các em dọc theo dòng thời gian về sự phát triển của loài người

-        Thân bài: 

        + Ở khổ thơ đầu: Trái đất còn sơ khai, cả thế giới toàn là “trẻ con” và tràn ngập trong bóng tối

        + Những khổ thơ tiếp theo: Sự phát triển dần dần của trái đất và con người, có cha, mẹ, ông, bà, rồi trường, lớp, thầy giáo,...

Nghệ thuật: 

        + Giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu 

        + Cách kể chuyện khéo léo, tinh tế

-        Kết bài

        + Tác giả đã kể lại câu chuyện về sự phát triển của loài người, vừa thể hiện tình yêu thương vô bờ bến và nguyện vọng hi sinh to lớn cho trẻ em- những mầm non tương lai của thế giới. 

Uchiha Sarada
Xem chi tiết
nguyễn gia bảo hân
24 tháng 10 2018 lúc 21:37

I. Mở bài: giới thiệu lăng Bác
Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc, Bác đã hi sinh cả đời mình để mang lại độc lập, tự docho dân tộc Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam luôn biết ơn sự hi sinh cao cả của Bác. Chính vì thế mà khi Bác mất, nhà nước đã xây lăng cho Bác gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, Lăng Ba Đình.

II. Thân bài: thuyết minh về lăng Bác
1. Nguồn gốc của lăng:

- Lăng Bác được khỏi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973
- Lăng Bác được xây dựng tại quang trường Ba Đình, nơi Bác đã đưa ra các quyết định và tuyên ngôn.
- Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975
2. Kết cấu của lăng:
- Lăng có chiều cao 21,6m
- Lăng được cấu tạo 3 lớp:
+ Lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp
+ Lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài
+ Lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp
- Quanh bống mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương
3. Miêu tả khái quát lăng Bác:
- Trên đỉnh lăng là hàng chữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh" , dòng chữ này được làm từ đá ngọc màu đỏ thẫm được lấy từ tỉnh Cao Bằng
- Tiền sảnh ốp đá hoa cương vân đỏ hồng, làm nền cho dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký của Hồ Chí Minh được dát bằng vàng.
- 200 bộ cửa trong Lăng được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân và bộ đội miền Trung gửi ra, và do các nghệ nhân nghề mộc của Nam Hà, Hà Bắc, và Nghệ An thực hiện
- Hai bên cửa chính là hai cây hoa đại.
- Quanh lăng có 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch.
- Hai bên phía nam và bắc của lăng là hai rặng tre, loại cây biểu tượng cho nước Việt Nam.
- Trước cửa lăng luôn có hai người lính đứng gác, 1 giờ đổi gác một lần.
4. Thời gian mở cửa:
- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật.
- Hàng năm Lăng đóng cửa để làm nhiệm vụ tu bổ định kỳ vào 2 tháng: tháng 10 và tháng 11.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về lăng Bác
- Lăng Bác như tấm lòng của người dân Việt nam dành cho Bác
- Ai vào lăng cũng có một cảm giác bồi hồi khó tả

học tốt

#baohan#

chichi
24 tháng 10 2018 lúc 21:29

hồ chí minh bình thường

minh trần lê
24 tháng 10 2018 lúc 21:29

xin lỗi mà mình muốn giúp bạn lắm nhưng...

mình ở tp ....

Đà Nẵng

THẢO TRẦN
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
12 tháng 11 2021 lúc 13:11

Tham khảo!

 

1. Mở bài

Dòng sông quê em chạy qua làng, uốn lượn mang nhiều phù sa màu mỡ.Đây là con sông gắn bó với em, nơi vui đùa, sinh hoạt của người dân trong làng.

2. Thân bài

a. Tả bao quát

Con sông thuộc nhánh sông lớn, len lỏi bên trong làng.Nhìn từ xa con sông uốn lượn quanh co như một con rắn đang bò.

b. Tả con sông theo trình tự thời gian

- Buổi sáng:

Con sông hiền hòa, chảy êm đềm nhẹ nhàng qua làng.Tia nắng mặt trời chiếu xuống mặt nước phản chiếu thật lung linh.Từng cơn gió nhẹ thổi qua làm mặt nước gợn sóng.Thỉnh thoảng có những con cá nhảy vọt lên trên mặt nước.Con người bắt đầu ra sông đánh bắt cá, tiếng nói cười phá tan sự yên ắng của buổi sáng.Những cánh bèo trôi dạt từ thượng nguồn nổi lềnh bềnh.

- Buổi trưa:

Dòng sông như chuyển mình thức giấc.Nước bắt đầu chảy mạnh hơn, kèm theo cả bọt trắng xóa.Thưa thớt hơn những bóng người trên sông.

- Buổi chiều:

Ánh nắng dịu nhẹ chiếu xuống mặt nước thật đẹp.Dòng sông trở nên lặng lẽ, hiền hòa hơn.Những đứa trẻ thi nhau chạy ra sông tắm mát, bắt cá.Trên bờ nhiều cụ già ra ngồi bờ sông hóng mát, trò chuyện vui vẻ.Gió thổi nhè nhẹ, dịu mát làm ai cũng thấy thoải mái, dễ chịu.

c. Vai trò của dòng sông

Dòng sông mang lại nguồn nước sinh hoạt cho người dân, phù sa bồi đắp giúp cây trái tốt tươi.Nguồn lợi các loài như cá, cua, tôm, . . .

3. Kết bài

Dòng sông quê em gắn bó với tuổi thơ.Dù sau này có đi đâu về đâu nhưng với em dòng sông mãi là kỉ niệm đẹp.
Hiền Nekk^^
12 tháng 11 2021 lúc 13:13

mở bài:giới thiệu qua loa

thân bài:kể về đà nẵng

->kể về các địa điểm đẹp

->kể về ẩm thực

->miêu tả các nơi có thể du lịch ở đó

kết bài:nêu cảm nghĩ

 

 

 

 

 

 

 

nhóm  zalo vô chat._.https://zalo.me/g/eglkxf199

Phạm Thị Quỳnh Anh
Xem chi tiết

 

bn tham khảohaha

a. Mở bài

Tuổi thơ mỗi người ai cũng có nhiều kỉ niệm đáng nhớNhưng em nhớ nhất là một lần đã phạm lỗi hồi lớp 2, khiến mẹ phải buồn lòng.

b. Thân bài

- Hoàn cảnh diễn ra sự việc:

Hôm đó, là ngày thứ 2, theo thường lệ em sẽ phải đến trường để học tậpNhưng do lười biếng, không muốn đi học nên em đã giả vờ đau bụng để xin mẹ nghỉ học

- Diễn biến sự việc:

Khi bước vào phòng thấy em nằm ôm bụng, mẹ đã rất lo lắng. Vội chạy lại xoa bụng cho em.Thấy em mãi vẫn âm ỉ đau, mẹ ra ngoài gọi điện cho cô giáo xin nghỉEm nằm trên giường vô cùng sung sướng, nghĩ đến đã đánh lừa được mẹ mà nằm cười khúc khích ở trong chănMột lát sau, mẹ trở lại, mang theo bát cháo nóng, dặn em ăn đi rồi nằm nghỉ ở nhà để mẹ đi làmEm vui vẻ chào mẹ rồi nằm xuống chờ mẹ ra khỏi nhàSau khi xác nhận mẹ đã đi làm, em liền bật tung chăn ra, ngồi chơi ở trong phòng kháchVừa xem ti vi, em vừa ăn kẹo, bánh rất sung sướngChợt, nghe thấy tiếng mở cửa, em sững sờ nhìn lại, thì thấy mẹ mang theo một túi thuốc đang đứng ở cửa. Thì ra mẹ đã xin nghỉ làm, đi mua thuốc rồi về nhà chăm em ngayThấy em ngồi chơi như vậy, mẹ hiểu ra ngay, thế nhưng mẹ chẳng nói gì mà im lặng đi thẳng vào phòng ngủMột mình ngồi ở phòng khách, dù không bị mẹ trách mắng nhưng em chẳng thấy dễ chịu chút nàoSự hối lỗi, đau khổ trào dâng lên khi em nghĩ về ánh mắt thất vọng của mẹThế là lấy hết can đảm, em chạy vào phòng để xin lỗi mẹ 

- Kết quả:

Em rón rén đi vào thấy mẹ đang nằm trên giường, nhắm mắt như ngủ, nhưng em biết mẹ vẫn đang thứcEm nằm xuống cạnh mẹ, ôm lấy mẹ và xin lỗiMột lát sau, mẹ nhẹ nhàng đưa tay lên vuốt tóc em và tha thứ cho emMẹ còn dặn dò em rằng từ nay về sau không được nói dối nữa, phải chăm chỉ học tập. Em dạ một tiếng thật to rồi ôm chặt lấy mẹ, cười khúc khích.

c. Kết bài

Kỉ niệm lần đó tuy không phải kỉ niệm đẹp nhưng em vẫn sẽ nhớ mãiVì nhờ lần mắc lỗi đó mà em rút ra được bài học lớn, và thay đổi bản thân mình
Trần Thu Hà
Xem chi tiết