Câu 15: Tìm và phân tích các ẩn dụ trong đoạn trích sau
Từ ấy trong tôi bừng nắng hả
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Mk cần ngay đó
Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài “Từ ấy' của Tố Hữu.
"Từ ấy trong tôi bừng năng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hưương và rộn tiếng chim. "
Tố Hữu là nhà thơ – chiến sĩ nổi tiếng của nền thơ ca cách mạng với những vần thơ trữ tình chính trị đằm thắm và thiết tha. Chất liệu thơ của Tố Hữu là những sự kiện chính trị, những bước ngoặt quan trọng của cuộc cách mạng, con đường thơ của ông có sự thống nhất hài hòa với con đường cách mạng. Tố Hữu được giác ngộ cách mạng từ rất sớm, ánh sáng cộng sản đã tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi trong tình cảm và nhận thức của nhà thơ. Toàn bộ những thay đổi ấy được nhà thơ ghi lại trong bài Từ ấy, đặc biệt, qua khổ thơ đầu ta có thể thấy được niềm hạnh phúc, hân hoan tột độ của người chiến sĩ trẻ khi được đứng trong hàng ngũ những người cộng sản.
Đứng trước cảnh nước mất nhà tan cùng bối cảnh khủng hoảng về đường lối cứu nước, Tố Hữu cũng như bao người trí thức khác từng băn khoăn đi tìm lẽ sống, từng cảm thấy “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước/Chọn một dòng hay để nước trôi”. Có lẽ từng trải qua khủng hoảng, lạc lõng về tư tưởng và đường lối như vậy nên khi bắt gặp ánh sáng của Đảng, Tố Hữu thốt lên đầy vui sướng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
“Từ ấy” là một mốc thời gian vô cùng đặc biệt trong cuộc đời cách mạng của Tố Hữu. Đó là năm 1938, khi thời gian nhà thơ được giác ngộ cách mạng, được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, khi ấy nhà thơ vừa tròn 18 tuổi. Động từ “bừng” vừa diễn tả cảm giác đột ngột, bất ngờ vừa gợi ấn tượng về sự lan tỏa nhanh chóng của nắng hạ, đó cũng chính là cảm xúc vui sướng tột độ đã bao trùm thế giới của nhà thơ trong giây phút bắt gặp lí tưởng cộng sản.
“Nắng hạ” là cái nắng rực rỡ, tươi sáng mà cũng chói chang nhất. Cách liên tưởng thật lạ lùng nhưng cũng thật đặc biệt, sự bừng sáng của ánh sáng cộng sản trong nhận thức, tình cảm của nhà thơ cũng chói sáng, rạng rỡ như ánh nắng mùa hạ. Trong màn đêm đen tối của thời thế, nhà thơ đã tìm thấy ánh sáng của cuộc đời mình, đó là ánh sáng của lí tưởng, ánh sáng của chân lí duy nhất:
“Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạng”
Để khẳng định sự đúng đắn của lí tưởng cách mạng và tác động lớn lao của nó đến nhận thức và tình cảm của nhà thơ, Tố Hữu đã có sự liên tưởng thật đặc biệt “Mặt trời chân lí chói qua tim”. “Mặt trời” là hình ảnh của tự nhiên, là nguồn sáng ấm áp và rực rỡ mang đến sự sống cho con người. Từ hình ảnh của tự nhiên, nhà thơ đã khẳng định chân lí bất diệt của lí tưởng cộng sản đối với thế giới tâm hồn, tình cảm của nhà thơ. “Chói” là sự tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, không chỉ tỏa sáng trong giây lát mà là nguồn sáng bất diệt, không gì có thể dập tắt nổi.
Nhận thức được lí tưởng đúng đắn, tìm thấy được con đường cách mạng đúng đắn, nhà thơ không khỏi vui sướng mà bộc lộ lòng mình:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Niềm vui sướng, hân hoan của nhà thơ được thể hiện thông qua sự so sánh với “vườn hoa lá” tươi tốt, đậm hương và rộn rã tiếng chim. Câu thơ ngắn gọn nhưng lại bộc lộ trọn vẹn cảm xúc tươi mới, tràn ngập cảm xúc của nhà thơ. Đó là niềm vui tươi rộn rã khi tìm thấy lẽ sống của cuộc đời, là cái ngất ngây, say mê trước ánh sáng rực rỡ của cách mạng. Nhà thơ đã đưa vào bài thơ những hình ảnh quen thuộc, bình dị cùng những động từ mạnh và phép liên tưởng độc đáo để thể hiện cảm xúc của bản thân trước một sự kiện lớn lao.
Qua khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy, chúng ta bắt gặp một cái tôi dạt dào cảm xúc khi bắt gặp lí tưởng của cuộc đời. Niềm vui ấy, cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ấy còn giúp chúng ta cảm nhận được một tinh thần say mê, một cái tôi đầy trách nhiệm với cuộc đời, với đất nước của người chiến sĩ trẻ Tố Hữu.
Tìm và phân tích tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ có trog câu thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
(Từ ấy- Tố Hữu)
"Mặt trời chân lí" được ẩn dụ để chỉ lí tưởng cách mạng. Câu thơ "Mặt trời chân lí chói qua tim" chỉ ra người lính chiến đấu và được giác ngộ sâu sắc về lí tưởng cách mạng cảm thấy như được khai sáng, càng thêm vững tay súng để giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Trong đoạn thơ sau đây:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt Trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
(Tố Hữu)
a) Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ.
b) Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên.
" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"
-Từ ấy: dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu
-"Bừng nắng hạ", "Mặt trời chân lý", "Chói qua tim" : hình ảnh ẩn dụ
+ "Bừng" : ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột, bao kín đôi mắt nhà thơ
+ "Chói" : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ
ánh nắng toả sáng rực rỡ , chói chang bắt nguồn từ mặt trời chân lý -lý tưởng cách mạng ,soi sáng trong lòng tác giả
Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu" bừng nắng hạ" đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí
."Mặt trời chân lí" là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã "chói qua tim", đem lại ánh sáng cuộc đời như "bừng" lên trong "nắng hạ" - Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng:. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã "chói" vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.
Cho đoạn thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hoa
Mặt Trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đâm hương và rộn tiếng chim
a) Tìm biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ trong khổ thơ
b) Viết 1 đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đc sử dụng trong khổ thơ ấy?
hihi
bạn viết sai rồi
phãi là từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Bạn viết sai rồi ! phải viết là : Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
6. Trong đoạn thơ sau đây :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương vù rộn tiếng chim. (Tố Hữu)
Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên
Viết thành văn xuôi:
Trong tâm trí tôi từ đó bừng lên ánh nắng mùa hạ. Mặt trời của chân lý không thể chối bỏ chói qua tận tim tôi. Bởi thế, tâm hồn tôi như một vườn hoa xanh tươi rực rỡ hương thơm và nhộn nhịp tiếng chim hót vang.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
(Tố Hữu, Từ ấy)
Khổ thơ trên thể hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ?
A. Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ
B. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên
C. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng
D. Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thi ca.
Từ ấy trong tôi bùng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim. Từ nội dung của đoạn thơ trên , anh/chị hãy viết 1 đoạn văn khoảng 150chữ về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay .
tìm và chỉ ra rồi phân tích hiệu quả sử dụng các Biện pháp tu từ trong nx câu sau
a) BÁc Giun đào đất suốt ngày
Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà
b) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là 1 vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
c) Đứng lên thân cỏ, thân rơm
Búa liềm k sợ súng gươm bạo tàn
a/ Phép tu từ: Nhân hóa.
Tác dụng: Biến hành động của vật khác(ở đây là con vật) mang hành động của con người.
b/ Phép tu từ:So sánh.
Tác dụng:
+ "Mặt trời chân lí": So sánh chân lí trong tim như ánh hào quang của mặt trời.
+ "Hồn tôi là một vườn hoa lá": So sánh tâm hồn con người phong phú, rộng lớn như một rừng hoa lá.
Xác định bienj háp tu từ có trong câu văn:
a) nhân hóa: Bác giun, đào đất
b) so sánh: hồn tôi là 1 vườn đầy hoa lá
nhân hóa: mặt trời chân lí chói qua tim
trong tôi bừng nắng hạ
c) ẩn dụ
Tác dụng của biện pháp tu từ:
a) làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn. ko còn là thế hệ bậc thấp nữa, nó như 1 con người sống trong thế giới chúng ta. " bác" là từ ngữ dùng để chỉ ngừời nhưng ở đây lại đc dùng để xưng hô vs người cần cù như giun. "đào đất suốt ngày" chỉ về đức tính kiên trì, chịu gian chịu khổ , chăm chỉ như những người nông dân nhằm muốn ca ngời loài giun. Nhưng lại có câu: hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà thể hiện sự khó nhọc, tần tảo kiếm sống, vất vả của những loài giun và của những con người nói riêng.
các câu còn lại tương tự bn tự làm nhé!
a/ Phép tu từ: Nhân hóa.
Tác dụng: Biến những hành động của vật khác(ở đây là con vật ) mang những hành động của con người.
Dựa vào kiến thức về phép ẩn dụ đã được học hãy chỉ phép ẩn dụ trong các câu sau đây và cho biết chúng thuộc kiểu ẩn dụ nào
a. Ngày ngày mặt trời đi trên lăng
Từ ấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
b. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hao lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
c. Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
d. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
a. ẩn dụ phẩm chất
b.ẩn du chuyển đổi cảm giác
c.ẩn dụ phẩm chất
d.ẩn dụ cách thức
~Chúc bn học tốt~
a, Ẩn dụ hình thức: Mặt trời -> chỉ Bác Hồ
b, Ẩn dụ hình thức:
+, Mặt trời chân lý -> chỉ ánh sáng Đảng, lý tưởng cách mạng
+, Vườn hoa lá -> tâm hồn mở rộng khi đón nhận lý tưởng cách mạng
c,Ẩn dụ phẩm chất:
+, Thuyền-> chỉ người đi xa ( người đàn ông )
+, Bến -> chỉ người ở lại ( người phụ nữ )
d, Ẩn dụ cách thức:
+, Ăn quả: sự hưởng thụ thành quả
+, Kẻ trồng cây: người tạo ra thành quả
~~~~Hok tốt~~~~
trả lời :
1 . Ấn dụ phẩm chất
2. Ấn dụ chuyển đổi cảm giác
3 . Ấn dụ phẩm chất
4 . Ẩn dụ cách thức
hok tốt