Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Ngọc Tho
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Hưởng
21 tháng 1 2018 lúc 20:05

Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế…Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.

Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da…có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác.

nghi-luan-xa-hoi-ve-tinh-vo-cam-hien-nay

Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.

Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.

Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa.

Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhât. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai.

Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được.

Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh,. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp  một bà lão già mắt kèm nhem dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bồ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.

Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất.

Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.

Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình.

Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.

BOBKIET2007
21 tháng 1 2018 lúc 21:15

I don't know!

Nguyen Phuc Duy
Xem chi tiết
minh phượng
10 tháng 11 2018 lúc 14:04

Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.

Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm.

ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.

Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.

Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.

Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.

Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.

Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.

Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.

Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.

Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.

Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.

Cô Nên dạy Văn
10 tháng 11 2018 lúc 14:05

Em tham khảo bài làm của 1 bạn nhé !

Đối với tất cả chúng ta thì một đồ dùng không thể thiếu mọi lúc mọi nơi chính là chiếc bút bi. Chiếc bút từ lâu đã trở thành một đồ dùng rất hữu ích đối với chúng ta trong tất cả các công việc để chúng ta có thể ghi chép lại tất cả mọi thứ. Chiếc bút bi đã ra đời với những công dụng cực kì quan trọng như thế.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua về chiếc bút bi nhé Bút bi hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1. 2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Những chiếc bút bi vừa rẻ tiền, vừa thuận tiện và không cần bảo dưỡng, đã cải tiến cách viết của con người. Lịch sử của chiếc bút bi như thế được ra đời bắt nguồn Một người Mỹ tên là John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo chí nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Với sự thông minh và được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938.

Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và dĩ nhiên giá thành cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.

 
minh phượng
10 tháng 11 2018 lúc 14:06

Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.
Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da người Mỹ tên John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn...) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó.
Loại bút bi hiện đại được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu vào năm 1938. Vào những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào ngày 15 tháng 6, 1938.
Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu "Bic", sau đó thương hiệu 'Hoover' và 'Xerox' tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Cristal.
Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina.

Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Ngoài ra còn có loại thiết kế giống bút bi nhưng sử dụng mực viết máy để nạp vào và có hệ thống mực như viết máy.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái chân không, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái chân không.
Bút bi trong đời sống hằng ngày
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe hơi... và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ty, sản phẩm được in trên thân bút - có giá rẻ và hiệu quả cao (khách hàng sẽ dùng và nhìn thấy dòng quảng cáo mỗi ngày).
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như [biro-art.com] và [birodrawing.co.uk]. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.
Làm sao quên được khi cứ mỗi giây lại có 57 chiếc được bán ra. Sau đó mỗi chiếc bút bi được truyền tay qua nhiều người, bị cắn, bị ném. Đó chính là giá trị của vật phẩm bình thường này. Dù máy tính, điện thoại hiện đại và tiện dùng nhưng thử hỏi có ai dám ném, cắn chúng khi suy tư hay bực tức.

học tốt nhé bn.

tran thi nhan
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Triết
21 tháng 12 2018 lúc 13:15

Nhà em có một cây đèn. Đó là cây đèn mà bố em đã mua về dành riêng cho em học tập.

Đế đèn là một khối thủy tinh hình tròn, màu xanh lớn, dày dặn giúp cho cây đèn luôn dứng vững trên bàn. Trên mặt đế có một nút bấm nhỏ để tắt mở đèn. Từ giữa đế mọc lên một thân đèn cao chừng ba mươi centimet, làm bằng thép không gỉ. Ống thép đứng thẳng, bên trong ruột rỗng có lồng dây điện. Trên đầu ống có gắn một đoạn ống kim loại nhỏ hơn. Ống nhỏ này nằm nghiêng. Phía đầu ống nhỏ là một đui đèn bằng nhựa màu nâu và một bóng đèn tròn 25 oát (bạn có thể thay bằng bóng đèn chữ U để tiết kiệm điện). Bao quanh bóng đèn là chiếc chao đèn hình nón cụt làm bằng nhựa màu vàng.

Chiếc đèn bàn quả là tiện lợi. Em luôn cắm sẵn dây vào ổ diện nên mỗi khi ngồi học vào bàn, em chỉ cần đưa tay bấm nhẹ một cái là bàn học đã sáng trưng.

cà thái thành
21 tháng 12 2018 lúc 14:31

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng  – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến  bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế  bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách  bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời. Tuy nhiên, hãng sản xuất bạn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy. loại bàn này rất đẽ hỏng. Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kép vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhì n qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thẻ hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

Thuyết minh về chiếc bàn học của em – Bài làm 2

Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta.

Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không? Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to. Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa.

Ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc – ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn góc, kéo hẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên. Không những thế, bạn cò giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc.

Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiến, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ ngĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học một cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!

Trải qua đã bao năm rồi, bàn và ghế – người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.



 

Rita Hương Rika
Xem chi tiết
O=C=O
9 tháng 12 2017 lúc 9:47

Bút chì là một sản phẩm quen thuộc được tạo ra để phục vụ đời sống con người, nhất là trong học tập và đối với học sinh chúng ta. Có thể nói, chiếc bút chì đã trở thành một người bạn thân thiết theo ta đã lâu, có lẽ từ lúc vào lớp một chúng ta đã được làm quen và kết bạn.

Đã từ lâu, bút chì xuất hiện với con người mang theo rất nhiều công dụng. Đơn giản, dễ dùng. Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay. Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi. Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó. đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.

Hàng trăm năm trôi qua, một thời gian khá dài, chiếc bút chì vẫn là thứ công cụ đơn giản nhưng được làm ra với hình dáng công phu hơn. Chiếc bút dài cỡ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ bên ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phang hơn, gỗ tốt, khó gãy. Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn, ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn ra như hình tam giác. Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút dược gắn vào một cục tẩy nhỏ. Chiếc bút chì của chúng ta cũng khá đơn giản đúng không nào.

Hiện nay, bút mực, bút bi được ưa chuộng nhiều nhưng vẫn không ai bỏ quên được cây bút chì quen thuộc. Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Bạn có nghĩ rằng, bút chì đã trở thành một người bạn tri kỉ của chúng ta? Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng đã để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy. Ngoài ra, chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được tái hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh, chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng. Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay vẽ không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được. Điều đó góp phần làm cho chiếc bút chì có nhiều công dụng và nét đặc sắc hơn, giúp cho mọi người không bao giờ quên nó.

Tuy chiếc bút chì được biết đến và được nhiều người yêu quí nhưng vẫn có bạn vô tâm bỏ quên nó, vứt nó và thậm chí còn bẻ gãy nó. Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nỏ có rất nhiều công dụng và có ích. Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em. Nhưng tôi nghĩ, một chiếc bút chì truyền thống lại gần gũi với con người hơn.

Các bạn có từng nghĩ rằng, chiếc bút chì được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn. Khi chúng ta tặng cho bạn mình những chiếc bút đó, nó sẽ giúp cho người bạn ghi bài, vẽ những bức tranh thật đẹp hay trưng ở một góc nào đó, để khi nhìn thấy chiếc bút, người bạn ấy sẽ nhớ về chúng ta. Thật không may nếu chúng ta đánh mất chiếc bút chì thân yêu, rồi đến khi mình cần đến nó thì nó đã không còn nữa. Vì vậy, hãy cố gắng giữ gìn chiếc bút cho cẩn thận bạn nhé, chiếc bút rất ý nghĩa đối với học sinh. Tuy nhiên, một số bạn dùng chiếc bút không đúng mục đích, các bạn đã viết, vẽ bậy lên bàn, ghế, tường nhà trường, như vậy là không đúng. Hãy làm sao cho chiếc bút chì trở thành một chiếc bút đầy hữu dụng và sử dụng đúng mục đích.

Tóm lại, chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành thì rẻ. Chiếc bút chì thật ý nghĩa phải không nào, hãy giữ gìn nó cẩn thận và nếu có thể, hãy cố gắng phát huy thêm công dụng của chiếc bút để chiếc bút chì luôn là đồ vật và là người bạn cần thiết của học sinh chúng ta.

O=C=O
9 tháng 12 2017 lúc 9:50

Tôi có thể tự nhận mình là một siêu mẫu tí hon nhất thế giới. Với chiều cao lí tưởng 14-15cm cùng thân hình mảnh mai, thon gọn nhưng vẫn rất cứng cáp. Có phải bạn đang tự hỏi tôi là ai mà lại kì lạ đến thế đúng không nào? Tôi xin tự giới thiệu tôi là Bút Bi một dụng cụ học tập không thể không có mặt trong công việc cũng như trong học tập của con người. Và bây giờ, nhân lúc cô chủ tôi đang ngủ, tôi xin mời các bạn lắng nghe câu chuyện về nguồn gốc loài bút của chúng tôi nhé!

i nghe được từ bố rằng họ hàng loài Bút chúng tôi đã được ra đời rất lâu rồi. Đó là vào những năm 30 của thế kỉ XX, một nhà văn người Hungari tên là Lazo Biro đã nhận ra rằng :loại mực dùng in giấy khô rất nhanh và ông đã tự hỏi rằng: “Liệu ta có thể tạo ra loại bút sử dụng loại mực ấy không ?”. Do vậy, ông đã đi đến quyết định nghiên cứu và phát minh ra chúng tôi. Thế là thế hệ Bút Bi đã được khai sinh.

Như con người, chúng tôi cũng có rất nhiều bộ phận ngoài và trong cơ thể. Cơ thể chúng tôi được cấu tạo từ 2 bộ phận chính, đó là vỏ và ruột. Cơ thể (chính là phần vỏ) của tôi có dạng hình ống trụ tròn, thuôn dài, thường được làm từ nhựa dẻo hoặc nhựa màu với đủ loại màu sắc. Nhờ thế nên tôi vô cùng tự hào rằng: cơ thể của chúng tôi rắn chắc và cứng cáp thuộc hàng nhất nhì trong họ hàng nhà Bút. Ngoài ra, con người còn đánh dấu ngày sinh (ngày sản xuất), nơi sinh (nơi sản xuất) và đặc biệt không thể thiếu đó chính là số hiệu (số sêri) của từng người chúng tôi lên thân. Vậy nên tôi có thể giới thiệu với họ hàng bạn Tẩy, anh Viết Chì, chị Thước kẻ… quê quán của tôi.

Dẫu là cơ thể chúng tôi cân đối là thế, cứng cáp là thế, tuy nhiên nếu không có phần ruột của mình thì chúng tôi chẳng làm gì được cả. Phần ruột chúng tôi nằm bên trong và được nhận lấy sự bảo vệ của cả một cơ thể rắn chắc. Ruột bao gồm một chiếc ống được làm từ nhựa dẻo chứa mực. Mực chính là chất lỏng nuôi sống chúng tôi, và đặc biệt nó vô cùng đa dạng về màu sắc: có mực xanh nè, mực đỏ nè, mực đen nè, mực xanh lá nè, mực tím nè,…Nhưng mực vẫn thường có hai dạng chính là mực nước và mực đặc. Ống mực được gắn với ngòi viết làm bằng niken hoặc thép không gỉ, nơi ở bên trong đáy ống mực cất giữ một quả tim, tính mạng của chúng tôi (một viên bi tí hon).Khi viết, viên bi chuyển động tròn,đều nhẹ nhàng đẩy dòng mực chảy ra ngoài tạo nên những con chữ. Nhờ nguyên lí hoạt động đặc biệt này mà họ hàng chúng tôi có tên gọi là Bút Bi đấy bạn biết không? Bên cạnh đó, ruột của chúng tôi đôi khi còn có một số bộ phận khác như lò xo nằm ở bên ngoài đáy ống mực(nơi có ngòi viết) và nút bấm ở đầu ống mực để bạn có thể dễ dàng làm ngòi viết thụt ra,vào để sử dụng hoặc khi viết xong. Thật tiện lợi đúng không nào?

Con người luôn có những sự thay đổi về hình dáng , xu hướng thời trang theo thời gian sao cho hợp với cuộc sống chung thì chúng tôi cũng vậy. Họ hàng chúng tôi có hàng trăm loại hình dáng, màu sắc phù hợp với từng lứa tuổi và thị hiếu của của từng người. Mặc dù có hình dạng, màu sắc khác nhau thế nhưng họ hàng bút bi tôi được chia làm hai nhóm: nhóm “đội mũ” và nhóm “chui rút”. Mỗi loại đều có ưu ,nhược điểm riêng. Nói về nhóm “đội mũ” thì thực chất đó là những chiếc bút bi có nắp đậy. Ưu điểm của nhóm này là có chiếc mũ bảo vệ cực kì an toàn, và trên chiếc mũ đặc biệt này còn có thiết bị cài bút rất tiện lợi để gắn vào túi áo hay sách vở để mang đi khắp nơi mà không phải cầm trên tay. Tuy nhiên, khi chiếc nắp bị mất thì chúng tôi sẽ mất đi hoàn toàn khả năng tự bảo vệ.Chao ôi, hãy nghĩ mà xem, chỉ cần một cú va đập thì bộ phận ngòi của chúng tôi cũng bị hư hỏng nặng nề. Còn về nhóm “chui rút”, đây cũng chính là nhóm của tôi. Khác với các bạn thuộc nhóm “đội mũ”, chúng tôi có cái tên như vậy là do chúng tôi được trang bị một hệ thống có thể chui ra ,rút vào như loài rùa vậy. Hệ thống này bao gồm ống mực, nút bấm, lò xo,… như tôi đã kể trên. Với công nghệ ngày càng phát triển, nhóm chúng tôi nay đã có các thành viên mới hiện đại hơn như có sử dụng bút bằng cách xoay hay trượt để ngòi bút chui ra ,rút vào. Hiện nay trên thị trường, họ hàng bút bi được sản xuất trong các nhà máy mang thương hiệu nổi tiếng mà chắc hẳn cũng không mấy xa lạ gì với con người, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên như Thiên Long, Bến Nghé, Parker…

Họ, con người, vẫn thường bảo: “Nét chữ nết người”, chữ viết đẹp hay không tùy thuộc vào người viết. Cả cuộc đời làm bút tôi đã nguyện sẽ cống hiến sức mình phục vụ cho từng nét viết, con chữ của loài người. Ấy vậy mà cuộc đời thật lắm bất công, đa số con người,đặc biệt là các bạn học sinh, đối xử với chúng tôi thật tàn nhẫn, độc ác. Chỉ một số ít bạn biết bảo quản, giữ gìn cẩn thận. Số còn lại thì lại cho tôi “bay” như máy bay vậy. Liệu các bạn có biết: khi làm chúng tôi rơi từ trên cao xuống, chúng tôi cũng phần nào bị hư hỏng, nhẹ thì chỉ bị xây xát hay gãy một vài chiếc xương, nặng hơn thì quả tim(tức viên bi) của chúng tôi bị vỡ, nghĩa là chúng tôi sẽ chết hay không? Các bạn đã nhẫn tâm ném chúng tôi đi rồi còn bỏ mặc chúng tôi hiu quạnh, cô đơn như vậy, sao các bạn lại vô tâm như thế chứ ? Tôi vẫn nhớ như in ngày hôm ấy, cái ngày đáng sợ vẫn còn ám ảnh trong tâm trí tôi. Đó là khi tôi bị rơi xuống từ bàn học và bị tổn thương một chút nên mực chảy không đều, thế là cậu chủ đã bỏ mặc tôi chỉ vì lí do nét mực của tôi không còn đẹp nữa. Nằm bất động trên sàn nhà tăm tối, nhìn thấy các bè bạn cùng cảnh ngộ, tôi cứ ngỡ cuộc đời tôi đến đây là chấm dứt, tôi cứ ngỡ tia hy vọng cuối cùng về một con người có thể giúp đỡ tôi và nâng niu tôi trong lúc nguy kịch nhất, lúc tôi sắp trút hơi thở cuối cùng. Nhưng trong lúc tuyệt vọng nhất và quyết định từ bỏ hy vọng cuối cùng, một học sinh nghèo đã đến và nhặt tất cả chúng tôi lên, lau chùi thật cẩn thận rồi tỉ mỉ viết từng con chữ đều đặn, xinh đẹp đến ngạc nhiên rồi lại đặt chúng tôi vào một chiếc túi vải tự may xinh xắn. Ấy là cô chủ hiện nay của tôi, cô không những không chê chúng tôi hư hỏng mà còn giữ gìn chúng tôi thật kĩ lưỡng và cẩn thận. Nhờ cô chủ mà tôi mới có thể thực hiện lời tuyên thệ cống hiến hết sức mình trong học tập, công việc của con người, thật cảm ơn cô chủ, tôi sẽ cố gắng cùng cô tạo ra những nét chữ thật đẹp xem như là đền ơn cô. Một điều nữa: tôi xin tha thiết khẩn cầu con người :“Hãy quí trọng, bảo quản chúng tôi chu đáo bởi cùng nhau chúng ta sẽ tạo nên những ghi chép cho tri thức hay những bức vẽ sinh động.".

Từ khi thế hệ chúng tôi ra đời cho đến nay, họ hàng bút bi tôi không ngừng khẳng định rõ vai trò, vị trí của mình. Chúng tôi xuất hiện ở khắp nơi: trong hộp bút của các bạn học sinh, trong những cuốn sổ ghi chép của mọi người hay trong phòng làm việc. Không chỉ được dùng để viết, chúng tôi còn được sử dụng để tặng cho nhau với những kiểu dáng đáng yêu hay sang trọng, một món quà “của ít long nhiều”. Ngoài ra, con người cũng có thể dung chúng tôi để vẽ nữa. Có lẽ trong quá trình đầu tập vẽ, bạn sẽ cảm thấy hơi khó khăn, nhưng đừng bỏ cuộc, hãy vượt qua trở ngại và luyện tập thêm. Thành thạo rồi, bạn sẽ tạo ra được những bức tranh có thể nói là một tác phẩm nghệ thuật từ chúng tôi.

Chúng tôi luôn sẵn sàng làm một người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão của con người. “Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai”. Thật vậy đấy, mỗi người có mỗi nét chữ riêng cơ mà. Xin hãy trân trọng chúng tôi như chúng tôi đã cố gắng hết mình giúp đỡ bạn. Ối, đến giờ đi học của cô chủ rồi tôi phải đến trường cùng cô chủ thôi! Chào các bạn nhé!

Lê Bao
Xem chi tiết
phạm vân anh
20 tháng 3 2018 lúc 19:38

diện h caí bìa để làm cái hộp là:                                                                                                                                                                            6*6*6=216(cm2)                                                                                                                                                                                                        đ/s:..(tự đáp số)

Nguyễn Văn Kim
20 tháng 3 2018 lúc 19:29

=6*6*6

=126 cm2

lemailinh
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
14 tháng 4 2019 lúc 16:08

Đáp án : B

Để chọn một  bút chì - một  bút bi - một quyển sách , ta có:

Có 9 cách chọn bút chì.

Có 5 cách chọn bút bi.

Có 10 cách chọn cuốn tập.

Vậy theo qui tắc nhân ta có 9.5.10=450  cách.

la
Xem chi tiết
Barack Obama
7 tháng 2 2017 lúc 18:59

1) không đong được

2) Mẹ gấp 3 lần tuổi con, mẹ hơn con sô phần tuổi :

3 - 1 = 2

Thời gian  để tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con :

28 : 2 x 1 - 3 = 11 năm

la
7 tháng 2 2017 lúc 19:01

Câu 1 vì sao không đong đc vậy ạ...

la
7 tháng 2 2017 lúc 19:04

Chắc phải có cách nào chứ :/

Vũ Đức Cường
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tuấn Hưng
27 tháng 9 2021 lúc 16:23

10000đ nha bn.chúc bn hok tốt

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Đức Cường
27 tháng 9 2021 lúc 16:04
Giúp mk nha
Khách vãng lai đã xóa
Vũ Đức Cường
27 tháng 9 2021 lúc 16:05
Rồi mk tick cho
Khách vãng lai đã xóa