Hãy cho biết ý nghĩa của bài "MẸ HIỀN DẠY CON''
Từ những chuyện trung đại:" Con hổ có nghĩa" và" Mẹ hiền dạy con", em hãy rút ra bài học, em hãy rút ra ý nghĩa và bài học cho bản thân mình bằng 1 đoạn văn từ 10-> 12 câu dùng cụm danh từ và từ mượn.
Từ những chuyện trung đại:" Con hổ có nghĩa" và" Mẹ hiền dạy con", em hãy rút ra bài học, em hãy rút ra ý nghĩa và bài học cho bản thân mình bằng 1 đoạn văn từ 10-> 12 câu dùng cụm danh từ và từ mượn.
Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu truyện “Mẹ hiền dạy con” là gì?
Qua ba sự việc dạy con đầu tiên cho thấy: dù chuyển nhà là công việc khó khăn vất vả nhưng bà mẹ Mạnh Tử vẫn quyết định làm vì bà muốn lựa chọn môi trường sống tốt cho con. Bà sợ tâm hồn trẻ thơ của con bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa, không lành mạnh từ xung quanh
Đọc truyện " Mẹ hiền dạy con" (SGK lớp 6) và cho biết
Ý nghĩa của việc dạy con trong hai sự việc sau có gì khác so với ba sự việc đầu ?
(HELP)
mẹ bảo:thg ngu
con bảo:thg ko ngu
ý nghĩa:ca ngợi tác giả làm văn hay nên mới dc cho vào sách hok
vì lp 9 nên Văn lp 6 chịu
\(\text{rất vui vì bạn chưa chết}\)
Hai su viec sau : Y nghia ve cach day trong 2 su viec sau la : giao huan ve chu tin ,kien quyet ve huong tre vao su cham chi can cu
Ck bn hk tot ,ki thi hoc ki I diem cao len nha
3 sự việc đầu nói về sự ảnh hưởng của môi trường tới nhân cách người con . Còn 2 sự việc sau nói về việc giáo dục nhân cách cho con của chính bà mẹ
k cho mình nha
Trong truyện “Mẹ hiền dạy con”, ý nghĩa của việc dạy con ở hai sự việc sau có gì khác so với ba sự việc đầu?
Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con, luôn là tấm gương để con nhìn nhận đúng – sai.
- Thứ nhất, không được nói dối trẻ
- Thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất.
Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.
Cho mình hỏi văn mẹ hiền dạy con thì nội dung và ý nghĩa của nó là gì vậy^3^?ai nhanh mình sẽ chọn.*3*
Mẹ hiền là người mẹ sinh thành,nuôi dưỡng đứa con.Tục ngữ có câu :"đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ".Mẹ hiền là người yêu thương,dạy bảo con nên người,biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con,hình thành nhân cách văn hóa cho con.Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lí tưởng xưa nay.
bà thay đổi chỗ ở nhiều lần.lần thứ 1,dời nhà đến ở gần nghĩa địa,bà quan sát thấy con chỉ bắt chước"đào,lăn,chôn,khóc".Đó là những việc của người đào huyệt,là biểu tượng của tang gia.Mạnh Mẫu nói với mình"chỗ này không phải chỗ cho con ta ở được".Lần thứ 2 bà phải dời nhà,dời nhà vì con thơ.Đến nơi ở mới,gần chợ con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách bán buôn điên đảo không thể để con nhiễm tính cách sấu ấy ,bà lại tự nhắc nhở mình"chỗ này cũng không phải là chỗ cho con ta ở được".Bà lại dời nhà đến nơi khác,tất cả là vì con.Lần thứ 3,Mạnh mẫu chuyển nhà đến gần trường học .con bà đã bắt chước "học tập lễ phép ,cắp sách vở ".Mạnh mẫu rất vui lòng,nó"chỗ này là chỗ con ta ở được đây".Qua đó,ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con,luôn luôn theo dõi những biến đổi,những tiến bộ của con ,tìm môi trường sống,môi trường học tập tốt đẹp cho con.Đó là cách dạy con rất tích cực,rất tiến bộ.
Bà mẹ Mạnh Tử quan tâm giáo dục con tính trung thực,thật thà.Mẹ không được nói dối con thơ.Mẹ phải làm gương cho con trong việc nói năng,ứng sử.Nhỡ nói đùa"để cho con ăn đấy ",bà nghĩ lại và thấy hối hận .bà tự trách mình "ta lỡ mồn rồi,von ta còn thơ ấu,tri thức mà ta nói dối nó,thì chẳng phải hóa ra là ta dạy nó nói dối hay sao?" Mẹ hiền liền đi mua ngay thịt lợn ,đem về cho con ăn thật,lời nói ấy ,cách suy nghĩ ấy,việc làm ấy cho thấy người mẹ hiền rất thương con và gương mẫu trong việc giáo dục cho con thơ.
mạnh mẫu rất thương con nhưng cũng không nuông chiều .Bà rất nghiêm khắc ,rất kiên quyết trước ý thức vô kỉ luật trong học tập của con.Mạnh Tử"đang đi học,bỏ học về nhà chơi"Cử chỉ người mẹ trông thấy con bỏ học "liền cầm dao cắt đứt tấm vải dệt trên khung" thể hiện thấy độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con.Tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt,coi như đó đã bị hỏng.Không la mắng,không roi vọt,bà chỉ nói với con:"Con đang đi học mà bỏ học,cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt vậy".một lời ạy con rất nghiêm và sâu sắc.Mạnh mẫu đã dạy con tính chăm chỉ trong học tập.Nhờ công giáo dục quý báu của mẹ hiền mà từ đó về sau,Mạnh Tử học tập rất chuyên cần,chẳng bao lâu trở thành một bậc hiền triết ,được mội người ngưỡng mộ.
"Mẹ hiền dạy con"là 1 truyện lí thú.Một cách dạy giản dị mà sâu sắc,Bà lần chuyển chỗ ở,một lần hối hận vì "nói đùa" với con,một lần cắt đứt tấm vải đang dệt...để dạy con ý thức học tập,Mạnh mẫu rất yêu con,lại có phương pháp dạy con,quan tâm giáo dục đạo đức và chí hướng học hành cho con.Mạnh mẫu là 1 bà mẹ hiền vĩ đại.Mạnh Tử là 1 nhà hiền triết vĩ đại.Có người mẹ vĩ đại mới có người con vĩ đại.Đọc truyện"mẹ hiền dạy con",càng kính trọng Mạnh mẫu bao nhiêu thì chúng ta lại càng yêu quý mẹ,cha của mình bấy nhiêu!
1. Truyền thuyết là gì?
2.Ý nghĩa truyền thuyết bánh chưng bánh giầy?
3.Giao tiếp, văn bản là gì? Có mấy kiểu văn bản thường gặp?
4.Ý nghĩa truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?
5.Ý nghĩa Mẹ hiền dạy con?
6. Hãy viết một đoạn vân kể về mẹ của em trong đó có ĐT?
1. Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian ( nhân vật chính - Lang Liêu - trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và nối ngôi vua, v.v...).
3. - Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.
4. Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ tích dân gian do A.Pu-skin kể lại. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích như : sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
5. Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con :
- Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp ;
- Dạy cho con vừa có đạo đức vừa có chí học hành ;
- Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
Truyện Mẹ hiền dạy con đơn giản nhưng gây xúc động là nhờ có những chi tiết giàu ý nghĩa.
Tục ngữ : "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
6. Đoạn văn :
Mẹ tôi ba mươi bảy tuổi, là y sĩ trạm xá xã Vinh Quang. Mẹ tốt nghiệp trường Trung cấp y sĩ Hải Phòng thuộc chuyên khoa Sản. Sáng sớm, mẹ đã đi xe đến trạm xá. Chiều tối, mẹ mới về nhà. Mẹ khám bệnh, tiêm thuốc, săn sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Vào mùa dịch bệnh hoặc gặp các ca đẻ khó, đẻ non, mẹ phải làm suốt đêm ngày. Mỗi lần tiễn một sản phụ mẹ tròn con vuông từ trạm xá ra về, mẹ vui lắm. Các bà, các chị ở xã tôi, mỗi khi gặp mẹ đều rất vui và gọi là "cô Hằng" một cách quý mến.
hãy đọc lại chú thích *ở bài con hổ có nghĩa đoạn nói về cách viết truyện trung đại từ đó nêu nhận xét về cách viết truyện mẹ hiền dạy con
ai đúng cho 1❤ nè
Cũng như truyện Con hổ có nghĩa, truyện Mẹ hiền dạy con mang những đặc điểm tiêu biểu của truyện trung đại:
- Cốt truyện đơn giản, nội dung mang tính giáo huấn,
- Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện và hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
- Điểm khác là truyện Mẹ hiền dạy con không nghiêng về tính hư cấu (tưởng tượng) mà gần với kí (ghi chép sự việc) và gần với sử (ghi chép chuyện thật)
đặt một câu có cụm tính từ vậgch chân dưới cụm tính từ đó
Văn bản mẹ hiền dạy con ( sgk 6 trang 150 và 151)
2. Nêu ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Tronghai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có khác gì so với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử
3. Em hình dung bè mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?
4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.
5. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử xưa , em có suy nhĩ gì về đạo làm con của mình .
6. có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
- tử : chết
- tử : con
Hãy cho biết cá kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào?
công tử, tử trận, bất tử , hoàng tử , đệ tử, cảm tử
2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.
3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.
4. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.
5. Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
6. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
Tử: chếtTử: conCho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?
Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.
Gợi ý: Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từ tử được dùng với nghĩa là con.