Những câu hỏi liên quan
nguyễn minh ngọc
Xem chi tiết
#𝒌𝒂𝒎𝒊ㅤ♪
29 tháng 10 2019 lúc 20:00

Tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm (Thái Lan), đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

- Sau khi thôn tính các nước Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.

- Do chính sách cai trị của thực dân phương Tây càng làm tăng thêm các mâu thuẫn trong xã hội. Từ đó, nhân dân các nước thuộc địa đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền với nhiều hình thức khác nhau.

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại. Tuy nhiên, nó làm cơ sở cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh ở những giai đoạn tiếp theo.

                                                 Chúc bn hk tốt ^^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn minh ngọc
29 tháng 10 2019 lúc 20:53

Cảm ơn nhé 😍😍😍

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Thị Ánh Thư
Xem chi tiết
︵✰Ah
27 tháng 10 2021 lúc 22:26

Tham khảo 
 

Nhận xét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu XX:

- Từ khi bị thực dân phương Tây xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã bùng nổ mạnh mẽ, liên tục và rộng khắp. 

      + Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa được thành lập. Năm 1908, Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xi-a ra đời. Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản ra đời.

      + Ở Phi-líp-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc Cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mĩ thôn tính.

      + Ở Cam-pu-chia, ngay sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của Pháp năm 1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866-1867).

      + Ở Lào, năm 1901 nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cũng năm đó, một cuộc khởi nghĩa khác đã nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-vẹn, lan sang cả Việt Nam và kéo dài đến năm 1907 mới bị dập tắt.

      + Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, mà tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).

- Các phong trào lần lượt thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai cho đế quốc, các cuộc đấu tranh lại thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, không có đường lối đấu tranh.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 3 2017 lúc 4:48

- Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.

- Các nước đế quốc đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã mãn.

- Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc.

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này.

Bình luận (0)
Giang ĐaoVan
Xem chi tiết
Không Tên
2 tháng 11 2018 lúc 19:53

Ý nghĩa:
-Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền tư sản .
-Lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản.


Bài học kinh nghiệm:
Muốn thắng lợi cần:
+ Phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
+ Phải liên minh với nông dân.
+ Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù

Bình luận (0)
Không Tên
2 tháng 11 2018 lúc 19:54

Nhằm giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức. Pháp tuyên chiến với Phổ
Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phố nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp.
Trái với Phổ, quân Pháp chuẩn bị chu đáo để tham gia chiến tranh : quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng, thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu vũ khí. trang thiết bị. ngay cả kế hoạch tác chiến cũng không có.
Ngày 2 - 9 - 1870. Hoàng đế nước Pháp là Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ quân chủ lực gồm 10 vạn người bị quân Phổ bắt làm tù binh tại thành Xơ-đăng (gần biên giới Pháp - Bỉ).
Được tin đó, ngày 4 - 9 - 1870, nhân dân Pa-ri, phần lớn là công nhân và tiểu tư sản, đã đứng lên khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. đòi thành lập chế độ cộng hòa và bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập? mang tên “Chính phủ vệ quốc”.
Theo đà chiến thắng, quân Phổ tiến sâu vào đất Pháp và bao vây Pa-ri. Chính phủ tư sản vội vã xin đình chiến. Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ tư sản, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/su-thanh-lap-cua-cong-xa-c83a13566.html#ixzz5VhXsF0uo

Bình luận (0)
Không Tên
2 tháng 11 2018 lúc 19:55

 Quá trình xâm lược

Tên các nước Đông Nam Á

Thực dân

Xâm lược

Thời gian hoàn thành xâm lược

In-đô-nê-xi-a

Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan

Giữa XIX Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị

Phi-lip-pin

Tây Ban Nha, Mĩ

Giữa thế kỉ XVI Tây Ban Nha thống trị

- Năm 1898 Mĩ chiến tranh với Tây Ban Nha, hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin.

- Năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh  xâm lược  Philíppin, biến quần đảo, này thành thuộc điạ của Mĩ.

Miến Điện

Anh

Năm 1885 Anh thôn tính Miến Điện

Ma-lai-xi-a 

Anh

Đầu thế kỉ XIX Mã - lai trở thành thuộc địa của Anh

Việt Nam - Lào- Cam-pu-chia

Pháp

 Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương

Xiêm (Thái Lan)

Anh - Pháp tranh chấp

Xiêm vẫn giữ được độc lập

Bình luận (0)
Thảo vân
Xem chi tiết
An Phú 8C Lưu
18 tháng 11 2021 lúc 20:10

Vào cuối tk XIX chế độ pk ở ĐN Á bị suy yếu trầm trọng nhiều cuộc khởi nghĩa lật đổ cđpk nổ ra.

Bình luận (0)
Bommer
18 tháng 11 2021 lúc 20:12

tham khảo:

Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.

Bình luận (0)
Julie
18 tháng 11 2021 lúc 21:08

- Đông Nam Á: có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu nên bị các nước phương Tây nhòm ngó.

- Cuối thế kỉ XIX tư bản phương Tây hoàn thành việc xâm lược Đông Nam Á( trừ Thái Lan).

Bình luận (0)
còi ước
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 3 2017 lúc 2:27

- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Du
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
17 tháng 10 2018 lúc 12:58

Tình hình chung của các nước đông nam á cuối thế kỉ thế kỉ XX:

- Các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng nền kinh tế vững mạnh phát triển và đạt nhiều thành tựu to lớn như Thái lan, Singapo, Inđônêxia. Đặc biệt là Singapo nước có nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực Đông Nam Á và được xếp vào hàng các nước phát triển trên thế giới (NIC, con Rồng). Điều đó chứng tỏ chỉ sau thời gian ngắn giành độc lập, các nước Đông Nam Á đã rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ. Việt Nam xuất khẩu gạo (năm 1989) và đứng thứ 2 thế giới.

Chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác : Asean
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đó là một tổ chức liên minh kinh tế, chính trị nhằm xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Tuy phát triển mạnh nhưng hiện nay một số nước ASEAN gặp nhiều khó khăn như mất cân đối giữa nông nghiệp và xuất khẩu, giữa thành thị và nông thôn, nợ nước ngoài tăng lạm phát, thất nghiệp, bệnh tật, chính trị, xã hội không ổn định, tệ nạn xã hội phát triển, cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực đến nay vẫn còn để lại ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, xã hội đến nhiều nước

Bình luận (0)
Trần Minh Nhiên
5 tháng 11 2016 lúc 20:21

Các nước đông nam á đều trg nguy cơ bị biến thành thuộc địa. Hầu hết tất cả các nước đều đấu tranh quyết liệt .

Bình luận (0)
Thời Sênh
17 tháng 10 2018 lúc 6:11

Tình hình chunug : các nước Đông Nam Á đa số đều đã giành được độc lập và đang phát triển kinh tế

Bình luận (0)