Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Nhất Sơn
Xem chi tiết
Cua hoàng đế
17 tháng 10 2021 lúc 21:19

Vầng trán cao và rộng

Râu tóc bạc phơ

@Cỏ

#Forever

Khách vãng lai đã xóa

XIN T I C K 

Trong phòng học lớp em có treo ảnh Bác Hồ. Ảnh Bác được treo trang trọng trên tường, ngày chính giữa lớp, phía trên chiếc bảng đen xinh xắn. Trông Bác hiền từ như một ông Bụt bước ra từ câu chuyện cổ tích mà bà em hay kể. Râu tóc Bác bạc trắng. Đôi mắt hiền hậu dõi theo chúng em học bài. Vầng trán rộng mênh mông thể hiện sự thông minh và trí tuệ uyên thâm. Mỗi khi nhìn vào ảnh Bác, em luôn tự nhủ mình sẽ cố gắng chăm ngoan, học tập thật giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.

THANKS

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Nguyệt Ánh
17 tháng 10 2021 lúc 21:20

Tham khảo!!!

Nghỉ hè vừa rồi, em được bố mẹ cho về thăm quê của Bác Hồ. Sau chuyến đi, em đã đem về một bức tranh của Bác làm kỉ niệm. Trong tranh vẽ chân dung của Bác. Khuôn mặt Bác trông thật phúc hậu. Vầng trán cao, rộng. Đôi mắt sáng như vì sao đêm. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Bác đang mỉm cười nhìn em. Bác giống như một ông tiên bước ra từ truyện cổ tích. Em cảm thấy rất yêu mến và kính trọng Bác Hồ

~HT~

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Mia
23 tháng 1 2018 lúc 15:01

 Đây rồi Hồ Bán Nguyệt 
Nửa vầng trăng lung linh 
Con đê xanh thắm thiết 
Ôm vòng hồ xinh xinh …” 
Nghe câu hát quen thuộc ấy, mỗi người con Hưng Yên không ai lại không thấy bồi hồi trong lòng và trỗi dậy tình yêu quê hương. Hồ Bán Nguyệt quê tôi đó. 
Hồ Bán Nguyệt phía Bắc giáp đường Bạch Đằng, phía Đông là đường Bãi Sậy , phía Tây Nam được bao bọc bởi đê sông Hồng. Có thể nói Hồ Bán Nguyệt là trái tim của Hưng Yên, là viên ngọc trong lòng thành phố giống như Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội vậy. Đây chính là danh thắng nổi tiếng bậc nhất của Hưng Yên. Hồ có hình nửa vầng trăng nên nó có tên gọi là Hồ Bán Nguyệt. Nghe mẹ tôi kể lại, Hồ là một khúc Sông Hồng bỏ lại khi đổi dòng, nhưng dân gian ở đây đều nói nó là mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi xuống trần. Hồ không thông với đâu, nhưng quanh năm nước đầy ắp trong veo. Những ngày nghỉ, bố mẹ thường đưa anh em tôi dạo chơi xung quanh hồ, soi xuống mặt hồ trong vắt ai cũng như thấy mình đẹp hơn . Quanh hồ có nhiều cây lắm nào là phượng, bằng lăng, nhưng nhiều nhất vẫn là liễu. Nước hồ trong xanh soi bóng những những hàng liễu rủ với những chùm hoa dài, đỏ thắm. Ngắm nhìn kĩ hàng liễu mới thấy điệu đàng làm sao! Các nàng vốn mang sẵn một vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. 
Đi một vòng quanh hồ ta sẽ gặp những hàng ghế đá cho khách ngồi thư giãn, ngắm cảnh. Giữa hồ là một đảo nhỏ có cột cở cao chừng mười mét, trên đó là lá cờ đỏ sao vàng luôn tung bay theo chiều gió. Trên mặt hồ lăn tăn gợn sóng là những chiếc thuyền thiên nga duyên dáng lượn vòng. Làn gió nhẹ thổi mang theo hơi nước mát từ ngoài hồ đưa vào thật dễ chịu. Khung cảnh nơi đây trong lành, yên bình làm sao, khác hẳn với sự ồn ã ngoài đường phố. 
Hồ Bán Nguyệt là trái tim tuyệt đẹp, có thể gọi là biểu tượng tuyệt vời của thành phố Hưng Yên. Sau này khi lớn lên dù có đi xa tôi vẫn luôn nhớ về Hồ Bán Nguyệt thân yêu.

Phượng Duy Nguyễn Lovely
Xem chi tiết
Phượng Duy Nguyễn Lovely
24 tháng 4 2016 lúc 7:37

ngày 3 tháng 2 năm 1930 nha!

good luck!

Descendants of the Sun
24 tháng 4 2016 lúc 7:56

Ngày 2-9-1945 nha bạn

phamhuynhsum
24 tháng 4 2016 lúc 7:57

là ngày quốc khánh 2-9 đó bạn

duc cuong
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Khánh Linh
18 tháng 4 2021 lúc 20:05

Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ trong trí tưởng tượng của em

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đã góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hòa quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi dém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng ngạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói:

Bác ơi! Bác chưa ngủ?

- Bác có lạnh lắm không?

Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

Khách vãng lai đã xóa
ɣ/ղ✿ʑคภg✿♄ồ‿
18 tháng 4 2021 lúc 20:05

Dàn ý :

- Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối.

- Lý do Bác vẫn còn thức: Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.

III. Kết bài

- Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của Việt Nam.

- Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.

( Kham khảo nha :

Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Bác “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bác luôn lo lắng, chăm sóc cho nhân dân và các chiến sĩ bộ đội và đã biết bao đêm không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”.

 

Chiều muộn hôm ấy, trời bỗng nhiên tối sầm lại. Bác cùng mọi người phải nghỉ lại trong một cái lán dựng tạm đợi trời sáng rồi tiếp tục lên đường. Thời gian đang nhích dần về khuya. Từng cơn gió lạnh thổi về làm tê dại cả làn da. Trời mưa lâm thâm làm ướt đẫm bộ áo xanh mượt của những hàng cây thẳng tắp trong rừng. Ánh lửa bập bùng phía trong lán, một anh đội viên chợt thức giấc. Anh ngỡ ngàng vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn chưa ngủ. Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt trầm ngâm. Bác lặng lẽ đưa đôi bàn tay gầy guộc, lạnh buốt cho thêm củi vào bếp lửa. Rồi Bác đứng dậy, nhón từng bước chân thật nhẹ nhàng giắt mép chăn cho từng người để các anh được ấm hơn. Ánh mắt Bác trìu mến đầy yêu thương nhìn các anh đội viên. Cả cuộc đời gian khổ đi tìm đường cứu nước đã để lại những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt của Bác. Bác mỉm cười hạnh phúc khác nào người cha chăm sóc cho những đứa con thân yêu của mình. Lúc trời sắp sáng, Bác vẫn ngồi đinh ninh, vẫn chòm râu im phăng phắc. Ánh mắt Bác nhìn xa xăm, đăm chiêu như đang nghĩ ngợi. Anh đội viên lo lắng hỏi Bác: “Bác ơi, Bác chưa ngủ, Bác có lạnh lắm không?”. Một giọng nói ân cần, ấm áp vang lên từ phía bếp lửa: “Chú hãy ngủ cho ngon giấc, ngày mai lên đường đánh giặc, Bác thức cứ mặc Bác, Bác ngủ không yên lòng”. “Bác thương đoàn dân công”, “Đêm nay ngủ ngoài rừng”, “Rải lá cây làm chiếu”, “Manh áo phủ làm chăn”. Bác luôn lo lắng cho mọi người như vậy đấy! Luôn hi sinh bản thân mình. Bác càng thương càng nóng ruột, chỉ mong sao mặt trời ló rạng sau cánh rừng kia, để Bác được yên lòng, để đoàn dân công khỏi rét, khỏi lạnh để Bác được ấm lồng.

 Hình ảnh Bác trong đêm không ngủ ấy đã để lại cho mọi người niềm yêu kính yêu, tự hào về con người có một tình yêu lớn, Bác có một trái tim mênh mông “Ôm cả non sông mọi kiếp người”. )

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hoàng Khánh Linh
18 tháng 4 2021 lúc 20:07

cảm ơn bạn rất nhiều xin chân thành cảm ơn!

Khách vãng lai đã xóa
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Lê Dung
25 tháng 9 2016 lúc 12:23

Quê ngoại của Bác:

Hoàng Trù là cái nôi văn hóa đồng quê xứ Nghệ. Làng Hoàng Trù xưa có tên nôm là Cồn Trùa sau thành làng Chùa. Đến cụm di tích Hoàng Trù, sau cánh cổng tre rộng mở là lối đi giữa hai bờ dậu dẫn chúng ta đến một ngôi nhà thờ và hai ngôi nhà tranh thân thuộc, giống những ngôi nhà của cư dân vùng này thuở trước. 

Bác Hồ ra đời trong ngôi nhà tranh ba gian ở khu di tích Hoàng Trù này. Ngôi nhà nằm gần sát nhà cụ Hoàng Đường, được cụ dựng lên vào dịp lễ thành hôn của con gái Hoàng Thị Loan và ông Nguyễn Sinh Sắc vào năm 1883.

Gian nhà ngoài để làm nơi học tập, nghỉ ngơi và là chỗ cụ Đường dạy học. Ở đó có một bộ phản, một chiếc án thư, hai cái ghế kê sát cửa sổ, hai cái giá để sách.

Gian thứ hai là nơi nghỉ của bà Hoàng Thị Loan - ở đó bà đã sinh thành, nuôi nấng ba người con khôn lớn. Trong gian nhà này có chiếc giường nhỏ đơn sơ, khung giường làm bằng gỗ xoan đâu, thang làm bằng tre, liếp bằng nứa, trên trải chiếu mộc.

Gian thứ ba để bộ khung cửi dệt vải. Bà Loan thường khuya sớm dệt vải, dệt lụa giúp gia đình những lúc khó khăn, thiếu thốn. Sát bên là chiếc võng cói dài để bà tiện tay ru con những lúc đang đưa thoi dệt vải. Những lời ru ngọt ngào và âm thanh của khung cửi êm đềm là ký ức khó quên trong quãng thời thơ ấu của ba chị em cậu Nguyễn Sinh Cung ngày ấy.

Ngôi nhà này sau khi đậu Phó bảng vào năm 1901, được nhân dân làng Sen và bà con bên họ Nguyễn Sinh đón về quê nội ở, thân sinh của Bác Hồ đã để lại cho bà con trong họ Hoàng Đường sử dụng.

Lê Dung
25 tháng 9 2016 lúc 12:26

Quê nội của Bác:

Quê nội của Bác - làng Kim Liên xưa có tên là trại Sen, sau này gọi là làng Sen. Đây là nơi còn lại những di tích quý giá về gia đình của Bác và là nơi hoạt động thuở thiếu thời của Người.

Ngày 14/6 năm Đinh Hợi này là chẵn 50 năm ngày Bác Hồ về thăm quê lần thứ nhất, cũng là ngót 100 năm từ ngày Bác rời quê hương làng Sen bôn ba đi khắp góc bể chân trời. Buổi sáng ngày tháng sáu ấy trời nắng chan hoà. Những tia nắng như cùng reo vui chiếu rọi lên từng nét mặt chan chứa vui sướng tự hào cuồn cuộn đổ về Nam Đàn, về Kim Liên.

Bác kia rồi! Trong bộ quần áo ka ki bạc màu, đôi dép cao su mòn gót, Bác tươi cười vẫy chào nhân dân. Cả rừng người hò reo mừng đón Bác. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh Nghệ An trịnh trọng mời Bác đi vào nhà khách mới được xây cách đấy không lâu, nhưng Bác ngăn lại:

- Tôi xa nhà, xa quê đã lâu nay mới có dịp trở về, tôi phải về thăm nhà tôi trước đã. Nhà tiếp khách là để dành cho khách, tôi có phải là khách đâu!

Nói rồi Bác rẽ đi về lối nhà mình. Đến trước chiếc cổng tre dẫn lối đi vào nhà ngang thấy hàng chữ ghi trên tấm bảng nhỏ “nhà Bác Hồ”, Bác quay lại bảo với mọi người:

- Đây là nhà Cụ phó bảng chứ có phải là của Bác Hồ đâu!

Đúng vậy. Ngôi nhà gỗ 5 gian lợp tranh là của dân làng Kim Liên xuất quĩ công mua và dựng mừng quan đại khoa Nguyễn Sinh Sắc vừa thi đậu Phó bảng khoa thi Hội năm Tân Sửu 1901. Người anh của Cụ là Nguyễn Sinh Trợ cùng bỏ tiền dựng 3 gian nhà nhỏ dùng làm nhà ngang, mừng người em sắp vinh qui bái tổ.

Bác đứng tần ngần, nhìn bao quát 2 ngôi nhà, sân vườn. Khi nghe tiếng người cán bộ hướng dẫn mời Bác đi vào nhà, Bác ngập ngừng trong vài thoáng rồi thong thả đi dọc theo hàng rào bước đến góc vườn rẽ phải, theo hàng rào dâm bụt đi thẳng vào sân:

- Các chú mở lối đi vừa rồi là sai, cổng nhà Cụ Phó bảng ở hướng đông này chứ!

Bác dừng lại giữa sân, như muốn thu toàn bộ cảnh quan vào đôi mắt. Người chỉ cho những người đi theo đâu là nơi trồng cây ổi, chỗ nào có cây thanh yên đã mọc trên mảnh vườn xưa của nhà Bác. Bác đi vào nhà lớn, đi hết năm gian, đi đến đâu Bác chỉ cho mọi người vị trí đặt, để các đồ vật theo ký ức của Người.

Ở gian thứ nhất có kê bộ phản lớn làm nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc tiếp khách. Chính tại nơi đây, Nguyễn Sinh Cung đã được nghe không ít cuộc đàm đạo của các chí sĩ yêu nước, những người đồng chí hướng với thân phụ mình. Bàn thờ được đặt ở gian thứ 2. Chiếc bàn thờ này không có chân mà nó được đỡ trên 2 tấm gỗ đóng ống vào cột nhà. Bàn thờ là một tấm liếp bằng nứa trên trải chiếu mộc. Đồ thờ đều làm bằng gỗ mộc không sơn son thiếp vàng.

Gian thứ 3 được quây kín thành một gian buồng giành cho chị gái bác là Nguyễn Thị Thanh tức Bạch Liên. Gian thứ 4 giành riêng để Cụ Phó bảng đọc sách, nghỉ ngơi. Ngoài bộ phản còn có một cái án thư. Gian thứ 5 cũng được kê một bộ phản dành riêng cho 2 anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung. Bác chỉ cho mọi người biết chiếc võng đay được mắc ở đâu, cái rương gỗ đựng thóc kê ở vị trí nào, cái tủ 2 ngăn đựng chén bát được đặt ở đâu... Đi hết nhà lớn, Bác bước xuống nhà ngang, ngày trước dùng để nấu nướng và để đồ.

Bác lại đi ra sân, đứng ngắm lại ngôi nhà đã gắn bó một giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời Bác. Ngôi nhà này là một kỷ vật chứng kiến quá trình lao động, học tập và trưởng thành từ năm mười một tuổi đến năm mười sáu tuổi của Bác, là nơi ghi dấu những cảm xúc đầu tiên về lòng yêu nước, về nhận thức xã hội và ghi dấu những hoạt động cứu nước bước đầu của Người.

Đã 50 năm trôi qua, những ai được vinh dự có mặt trong giờ phút thiên liêng của buổi sáng ngày 14/6/1957, hẳn không quên lời Bác:

- Tôi xa quê đã 50 năm rồi. Thường tình người ta xa nhà, lúc trở về thì mừng mừng tủi tủi. Nhưng tôi không tủi mà chỉ thấy mừng. Bởi, khi tôi ra đi, nhân dân ta còn nô lệ, bị bọn phong kiến đế quốc đè đầu cưỡi cổ. Bây giờ tôi về thì đất nước đã được giải phóng, nhân dân đã được tự do.

Amanda Elizabeth
Xem chi tiết
Cold Wind
27 tháng 11 2016 lúc 17:07

Thầy cô là những người cùng cha mẹ dạy dỗ, đào tạo ta nên người. Là những người truyền thụ kiến thức tận tâm và yêu nghề, yêu trẻ. Cô giáo lớp 1 của tôi (hay em cx đc, cấp 1 hay dùng từ em) là người để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất trong 5 năm học Tiểu học, cô là người đã  dạy tôi từng con chữ đầu tiên, cầm tay tôi nắn nót từng nét chữ ngay ngắn. Từng cử chỉ trìu mến, hành động dịu hiền của cô khiến tôi nhớ mãi.

Cold Wind
27 tháng 11 2016 lúc 16:40

Trong văn học, chỉ có hay HƠN, KHÔNG có hay NHẤT nhé ^^!

nguyen ngoc huyen
27 tháng 11 2016 lúc 16:44

tôi rất yêu quý cô giáo của tôi cô nguyễn minh nguyệt cô là người dạy tôi từng chữ hay văn tốt cô là cô giáo tốt nhất của tôi .

Amanda Elizabeth
Xem chi tiết
Tiểu thư Bạch Hậu
27 tháng 11 2016 lúc 11:37

" ... Những lời cô giáo giảng 

  Ấm trang vở thơm tho

  Yêu thương em ngắm mãi 

   Những điểm mười cô cho "

   Em rất thích những câu thơ trên . Bởi ẩn hiện trong đó là hình ảnh cô giáo em .

k mk nhé

Nguyễn Quang Đức
27 tháng 11 2016 lúc 11:23

Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đà dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.

 

White BlackAnd
13 tháng 11 2017 lúc 20:58

Tuổi học trò là tuổi tươi đẹp và đáng ghi nhớ suốt đời. Không còn niềm hạnh phúc nào hơn được ngày ngày cắp sách đến trường, vui chơi cùng bạn bè và học những điều mới lạ. Gần 6 năm khoác lên mình chiếc áo học sinh em đã trải qua nhiều kỉ niệm vui buồn cùng học với nhiều thầy cô nhưng với tôi cô... là người thầy tôi yêu quý và kính trọng nhất.Tuổi học trò là tuổi tươi đẹp và đáng ghi nhớ suốt đời. Không còn niềm hạnh phúc nào hơn được ngày ngày cắp sách đến trường, vui chơi cùng bạn bè và học những điều mới lạ. Gần 6 năm khoác lên mình chiếc áo học sinh em đã trải qua nhiều kỉ niệm vui buồn cùng học với nhiều thầy cô nhưng với tôi cô... là người cô tôi yêu quý và kính trọng nhất.

nguyên thi linh chi
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam Thiên
1 tháng 8 2018 lúc 20:16

Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu về mùa thu

Thân bài:

- Miêu tả quang cảnh mùa thu vào buổi sáng

  + Không khí: mát mẻ, gió thổi vi vu,....

  + Bầu trời: như xanh hơn, cao hơn,...

  + Cây cối, hoa lá: Cây cối thay một bộ áo mới màu vàng rực rỡ, hoa lá như tươi hơn,....

  + Con người: Mọi người ra đường dạo chơi đón những cơn gió nhè nhẹ,....

Kết bài: Nêu cảm xúc của bạn về buổi sáng mùa thu.

#Tham_khảo

#My#2K2#
1 tháng 8 2018 lúc 20:17

1. Mở bài:

- Quê em là một vùng nông thôn yên bình có nhiều cảnh đẹp.

- Em thích nhất là cánh đồng lúa chín vào buổi sáng.

2. Thân bài:

a) Trời chưa sáng hẳn:

- Cánh đồng trải dài như tấm thảm nhung mềm mại.

- Làn sương mờ ảo chập chờn.

- Những con đường nhỏ uốn cong như dải lụa, cỏ non ướt đẫm sương đêm.

b) Mặt trời lên:

- Cánh đồng hiện lên với tất cả vẻ đẹp của nó.

- Màu vàng óng ả của lúa chín bao phủ trên các thửa ruộng.

- Bông lúa cong oằn vì trĩu hạt.

- Lá lúa chuyển sang màu úa.

- Sóng lúa nhấp nhô khi làn gió thoảng qua.

- Mùi hương lúa mới thơm ngọt.

- Hơi nước ruộng hoà quyện cùng hơi sương sớm tạo cảm giác mát mẻ.

- Tiếng chim chiền chiên lảnh lót trên cao.

- Những chú cò đáp cánh xuống bờ ruộng để tìm mồi.

- Thấp thoáng bóng người đi thăm đồng.

- Những tốp người đang bàn chuyện ở đầu làng.

- Ai cũng vui trước một vụ mùa bội thu, no ấm.

3. Kết bài:

- Em rất yêu cánh đồng làng ở quê em.

- Em thầm biết ơn bố mẹ và biết ơn những người lao động đã tạo nên một vụ mùa trù phú.

học tốt nhé

kb vs mk luôn nha

Hà Ngọc Bảo
Xem chi tiết
Thiên Yết
25 tháng 2 2018 lúc 17:14

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiếc sĩ xúc động
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ còn khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của 
Bài 1
Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời bác ngủ nhưng Bác vẫn thức . Bác còn động viên anh chiến sĩ
Chú cư việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho an đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan của Bác nên đã thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và các anh chị chiến sĩ đã đạt lên tới đỉnh cao. Tình cảm ấy cũng được đáp lại bằng tình yêu. Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng chừng đó chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng thật, một sự kiện có thật trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm trái tim muôn triệu con người rung động. Tấm guơng đạo đức của Bác luôn soi sáng cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.