Viết một câu thành ngữ , tục ngữ nói lên lòng yêu thương đất nước của nhân dân ta .
viết 3 thành ngữ tục ngữ nói về truyền thống yêu thương con người của nhân dân ta
chị ngã em nâng
MÌNH KHÔNG BIẾT CÁI NÀY CHO LẮM
BẠN ĐƯNG CHÉP NHA
NHỠ SAI LẠI BẢO MÌNH
thương người như thể thương thân
viết 3 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống thương yêu con người của nhân dân ta
• Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
• Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
• Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
Nhường cơm sẻ áo
Môi hở răng lạnh
Tình làng nghĩa xóm
434152542454657867et446ty8545t33378rgg88888888888763876
viết 3 thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống thương yêu con người của nhân dân ta.
giải giúp với ạ !
+/Bầu ơi thương nấy bí cùng
Tuy rằng khác rống nhưng trung một giàn
+/Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ
+/Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chum lại nên hòn núi cao
+/Cá không ăn muối cá ươn
+/một nhà có anh giàu anh khó
TỰ TRỌNG:
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
- Danh dự quý hơn tiền bạc.
- Đói miếng hơn tiếng đời.
- Được tiếng còn hơn được miếng.
- Ăn một miếng tiếng một đời.
- Áo rách cốt cách người thương.
- Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
- Người chết nết còn.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Kính già yêu trẻ.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
- Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Bụt không thèm ăn mày ma.
- Chết đứng hơn sống quỳ.
- Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
- Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI:
- Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
- Thiếp nhớ chàng tấm phên hư nuộc lạt đứt
Chàng nhớ thiếp khi đắng nước nghẹn cơm.
- Gío sao gió mát sau lưng
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này.
- Người dưng có ngãi thì đãi người dưng
Anh em không ngãi thì đừng anh em
- Tuy rằng xứ bắc, xứ đông
Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em.
- Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.
- Anh em cốt nhục đồng bào
Vợ chồng cùng nghĩa lẽ nào không thương.
- Vợ chồng là ruột là rà
Anh em có cửa có nhà anh em
Sao cho trong ấm ngoài êm
Như thuyền có bến như chim có bầy.
- Chị em một ruột cắt ra
Chị không em có cũng là như không.
- Đôi ta cùng bạn chăn trâu
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió cho nàng bén anh.
TRUNG THỰC:
- Ăn ngay nói thẳng.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Của ít lòng nhiều.
- Đời loạn mới biết tôi trung.
- Mật ngọt chết ruồi, những nơi cay đắng là nơi thật thà.
- Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.
- Ngang bằng sổ ngay - Cưa tày vót nhọn - So tày vót nhọn.
( Làm ăn phân minh, thẳng thắn, rõ ràng )
- Trung ngôn nghịch nhĩ.
- Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.
- Thật thà ma vật không chết.
- Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
- Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu.
- Cây vạy hay ghét mực tàu ngay.
- Mất lòng trước, được lòng sau.
- Thật thà là cha dại.
- Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vạy.
- Thật thà là cha quỷ quái, quỷ quái còn phải sợ thật thà.
- Giàu về hàng nén, chẳng giàu về xén bờ.
- Chết thằng gian, chết gì thằng ngay.
CA DAO :
- Người gian thì sợ người ngay
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.
- Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.
- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.
- Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong gian hiểm giết người không đao.
- Đời loạn mới biết tôi trung
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.
- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.
- Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
- Tu thân rồi mới tề gia
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
- Đừng bảo rằng trời không tai
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.
ĐOÀN KẾT- TƯƠNG TRỢ :
- Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm.
- Cả bè hơn cây nứa.
- Chết cả đống còn hơn sống một người.
- Chung lưng đấu cật.
- Một hòn chẳng đắp nên non
Ba hòn đắp lại nên cồn Thái Sơn.
- Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
- Dân ta nhớ một chữ đồng :
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
- Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Lá lành đùm lá rách.
- Miếng khi đói bằng gói khi no.
TỰ TIN
- Thua keo này bày keo khác.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
- Ai đội đá mà sống ở đời.
- Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước.
- Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch.
- Người đời ai khỏi gian nan
Gian nan có thuở thanh nhàn có khi.
- Có bột mới gột nên hồ
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai.
- Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
- Non cao cũng có đường trèo
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.
- Non cao cũng có đường trèo
Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên.
KHOAN DUNG :
- Bàn tay có ngón ngắn ngón dài
- Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài.
- Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.
- Một cây có cành bổng cành la.
- Một nhà có anh giàu anh khó.
- Mía có đốt sâu đốt lành.
Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) chứng minh rằng nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn. ( Trong đoạn văn có sử dụng thành phần trạng ngữ- gạch chân).
Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lời nhận định này là hoàn toàn có cơ sở và đã được chứng minh qua nhiều thời kì lịch sử của đất nước ta. Tinh thần yêu nước ấy như một ngọn lửa âm ỉ cháy trong mỗi trái tim người con đất Vệt, chỉ trực chờ dịp nào đó để bộc lộ thành hành động một cách mãnh liệt nhất. Thời chiến tranh, máu lửa có lẽ là thời điểm mà ta thấy rõ nhất tinh thần ấy. Trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, một quá trình đấu tranh gian khổ đã in dấu biết bao những vị anh hùng, tướng tài như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ,... Đến hai cuộc đấu tranh chống lại những cường quốc bậc nhất của thế kỉ 19,20, ta lại một lần nữa thấy được tình cảm ấy. Những người lính đã ra đi, gác lại đằng sau bao giấc mơ còn dang dở, bao mộng ước ấp ủ để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Họ ra đi với một tinh thần, ý chí bất diệt "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Biết bao nhiêu những người chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, không ngại thân mình để bảo vệ từng tấc đất của chủ quyền thiêng liêng. Đến nay, trong thời bình, lòng yêu nước vẫn luôn được gìn giữ và phát huy. Nhân dân ta luôn hăng say lao động, học tập để cống hiến cho quê hương, góp phần đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Tất cả đủ để thấy tinh thần Việt Nam, dòng máu Việt Nam mạnh mẽ đến nhường nào. Thật là một tinh thần yêu nước vĩ đại
Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về tình yêu quê hương, đất nước, cha mẹ
c1)công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
c2)dù lớn con vẫn là con của mẹ
đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con
1. Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
2. Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
3. Dẫu con di suốt cuộc đời
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru.
4. Mênh mông lòng mẹ thương ta
Xin hòa thành bản tình ca dâng đời.
Viết hai câu đơn sau đây thành câu có cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc làm phụ ngữ phân tích chỉ rõ thành phần câu được mở rộng? "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là một truyền thống quý báu của ta
hãy chép 1 câu ca dao hoặc tục ngữ nói về lòng yêu thương con người và nêu cách hiểu của em về câu ca dao hoặc tục ngữ đó?
Câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.
Hiểu biết bằng bài văn sau:
Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống: Lá lành đùm lá rách.
Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.
Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...
Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nàm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.
Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.
Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.
Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.
Học tốt
Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Trâu buộc ghét trâu ăn.
Lá lành đùm lá rách.
Thương người như thể thương thân.
Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Trâu buộc ghét trâu ăn.
Lá lành đùm lá rách.
Thương người như thể thương thân.