Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tran Thi Minh Huyen
Xem chi tiết
phạm phương anh
17 tháng 3 2018 lúc 20:44

câu b

nhớ k giúp mk nha

thanks

I don
17 tháng 3 2018 lúc 20:46

cách đánh của Triệu Quang Phục trong cuộc kháng chiến chống quân Lương là: ban ngày ẩn nấp, ban đêm đánh úp trại giặc

( đáp án B)

CHÚC BN HỌC TỐT!!!

Hồ Minh Tiến
17 tháng 3 2018 lúc 20:47

B nha bạn

Osi
Xem chi tiết
Bùi Lê Vy
Xem chi tiết
Cháu Bác Hồ
8 tháng 5 2016 lúc 6:06

Mò cái này là biết

1. Tư duy, tư tưởng quân sự Việt Nam xuất hiện từ buổi đầu dựng nước và giữ nước, có một quá trình hình thành, phát triển liên tục chủ yếu do nhu cầu chống ngoại xâm, luôn gắn liền trong mối quan hệ giữa chiến tranh và hòa bình, giữa dựng nước và giữ nước. Suốt dọc dài lịch sử từ thế kỷ III Tr. CN đến đầu thế kỷ XV, dân tộc ta đã nêu cao tinh thần bất khuất, độc lập tự cường, lòng yêu nước, trí thông minh và tài năng thao lược; xây dựng nên một truyền thống tư tưởng, văn hóa quân sự độc đáo. Mỗi giai đoạn lịch sử, ông cha ta đều có những tư duy, quan điểm, tư tưởng quân sự sáng tạo, đều giành được nhiều chiến công, lập nên những chiến tích phi thường trong sự nghiệp đánh giặc, giữ nước.

Trong giai đoạn dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương - An Dương Vương, nhiều truyền thống dân tộc đã được hình thành, tư duy, tư tưởng quân sự Việt Nam xuất hiện và phát triển bước đầu. Nhân dân Văn Lang - Âu Lạc phải liên tục chống nhiều thứ giặc, tiêu biểu là hai cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III Tr. CN) và chống Triệu (thế kỷ II Tr. CN). Vừa dựng nước, tổ tiên ta đã phải nghĩ đến đánh giặc, giữ nước. Qua đấu tranh với thiên tai và địch họa, ý thức cộng đồng, ý chí chống ngoại xâm phát sinh và phát triển. Người Việt đã rút ra được nhiều bài học, trong đó có bài học chiến thắng quân thù xâm lược và bài học mất nước thời An Dương Vương.

Tư duy quân sự nhỏ đánh lớn đã hình thành trong hơn mười năm kháng chiến chống Tần. Thành Cổ Loa và các vũ khí bảo vệ thành như nỏ Liên Châu là những sáng chế lớn về kỹ thuật quân sự, thể hiện tư duy quân sự độc đáo của nhân dân Âu Lạc.

Thất bại của An Dương Vương đã dẫn đến thảm họa nước ta liên tục bị phong kiến phương Bắc từ Triệu, Hán đến Tùy, Đường đô hộ. Thời Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm với âm mưu đồng hóa thâm độc của ngoại bang là một thử thách hết sức nghiêm trọng đối với sự mất còn của dân tộc ta. Tư duy, tư tưởng quân sự của ông cha ta giai đoạn này chứng tỏ người Việt từ sớm đã có ý thức dân tộc, ý chí quật cường và tinh thần bền bỉ bảo vệ giống nòi, tổ tiên, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa lâu đời, quyết tâm giành lại tự do, độc lập. Tinh thần và ý chí đó được biểu hiện qua bao cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống ách đô hộ, chống sự đồng hóa tàn bạo, thâm hiểm của kẻ thù.

Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), khi nước Đại Việt độc lập đang vươn lên mạnh mẽ để xây dựng một quốc gia văn minh, thịnh vượng, thì ở phương Bắc cũng xuất hiện những thế lực bành trướng, xâm lược và nạn ngoại xâm vẫn không ngừng đe dọa. Nhân dân ta lại phải tiếp tục đánh giặc, giữ nước. Hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước luôn gắn bó khăng khít với nhau. Gần năm thế kỷ phục hưng đất nước cũng là một giai đoạn huy hoàng của lịch sử dân tộc với bao thành tựu rạng rỡ của nền văn hóa Thăng Long và nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp giữ nước. Tư tưởng quân sự của ông cha ta giai đoạn này phát triển mạnh mẽ, thể hiện nguyện vọng hòa bình, ý chí thống nhất quốc gia, tinh thần độc lập, tự cường dân tộc và quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông đất nước. Chiến công của Đinh Tiên Hoàng dẹp yên "loạn mười hai sứ quân" chứng tỏ tư tưởng quyết không để đất nước bị chia cắt, không để thế nước suy giảm vì sự xẻ chia. Chiến thắng của Lê Đại Hành (981) khẳng định ý chí bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho đất nước bước vào kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Giai đoạn Lý Trần thể hiện tư duy, tư tưởng quân sự của ông cha ta trong việc xây dựng và phát triển một nền binh chế và kế sách giữ nước tiến bộ của Nhà nước Đại Việt. Biết bao quan điểm, tư tưởng quân sự độc đáo, tiến bộ xuất hiện. Và từ đó một tổ chức quân sự với nhiều thứ quân ra đời bao gồm cấm quân (quân triều đình), quân các đạo, lộ (quân địa phương) và dân binh, hương binh các làng bản. Kỹ thuật quân sự giai đoạn này cũng vì thế có những bước phát triển mới, từ bạch khí chuyển sang hỏa khí. Tư tưởng và nghệ thuật quân sự đã đạt đến một đỉnh cao chói lọi, thể hiện trí tuệ, tài năng quân sự của dân tộc ta.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và bài thơ Nam quốc sơn hà - Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên nổi tiếng, chứng tỏ sự phát triển của tinh thần yêu nước, cũng như hành động và nhận thức về chủ quyền dân tộc. Ba lần kháng chiến thống Mông Nguyên thắng lợi cùng với những bộ Binh thư, Hịch tướng sĩ, Di chúc của Trần Quốc Tuấn phản ánh sự trưởng thành về tư tưởng, lý luận quân sự Việt Nam, của tư duy quân sự gắn nước với dân, dựa vào dân để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước. Cuộc kháng chiến chống Minh thời Hồ đã để lại những bài học về sai lầm trong tổ chức và chỉ đạo chiến tranh. Tư tưởng quân sự chỉ dựa vào quân đội và thành trì, không dựa vào dân để đánh giặc, cũng như tư tưởng chiến lược phòng ngự bị động thời Hồ đã dẫn đến thảm họa mất nước. Khởi nghĩa Lam Sơn nêu cao ngọn cờ đại nghĩa, phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang đậm tính chất nhân dân sâu rộng. Nhiều quan điểm, tư tưởng xuất sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh giải phóng dân tộc xuất hiện. Bình Ngô đại cáo vang động núi sông, thể hiện ước vọng của cả nước: "Mở nền thái bình muôn thuở". Lịch sử quân sự dân tộc thế kỷ X XV để lại nhiều bài học trong đó có bài học trong lĩnh vực tư duy, tư tưởng về tổ chức xây dựng lực lượng và phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân chống xâm lược, về kế sách giữ nước và nghệ thuật đánh giặc...

Kỷ nguyên Đại Việt thật đáng tự hào với bao thành tựu trên cả hai lĩnh vực xây dựng và bảo vệ đất nước, rực rỡ văn trị, chói lọi võ công.

2. Lịch sử dân tộc từ thế kỷ III Tr.CN đến đầu thế kỷ XV đã chứng tỏ rằng, không thời kỳ nào, không triều đại nào, nhân dân ta không phải chống ngoại xâm. Có thể kỷ dân tộc ta phải liên tục ba lần đứng lên tiến hành kháng chiến (thế kỷ X, thế kỷ XIII); họa mất nước có khi kéo dài hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Do vậy, ông cha ta thời nào cũng phải đề cao cảnh giác, suy nghĩ phương sách để giữ nước. Nguyễn Trãi từng nói rằng: "Trải biến cố nhiều thì suy tính sâu, lo việc xa thì thành công lạ"; thực tiễn lịch sử đã hun đúc nên những phẩm giá cao đẹp, ý chí kiên cường, trí tuệ sáng tạo và những tư duy, tư tưởng quân sự tiến bộ của nhân dân ta. Nhìn tổng quát, tư tưởng quân sự giai đoạn này hàm chứa những nội dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất là, tư duy, tư tưởng về chủ quyền dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ tinh thần quyết tâm đánh giặc, bảo vệ và giải phóng quê hương đất nước. Lòng yêu nước, ý chí độc lập tự chủ đã hình thành rất sớm và trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong ký ức dân gian còn truyền tụng biết bao câu chuyện phản ánh tinh thần và ý chí đó. Câu chuyện cậu bé làng Phù Đổng vụt lớn lên đánh đuổi giặc ân, tuy là huyền thoại, nhưng đã thắm đượm tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm trong buổi đầu giữ nước. Lời thề của Bà Trưng, Bà Triệu, những câu nói nổi tiếng của bao vị anh hùng như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng... đã thể hiện tinh thần và khí phách của quân và dân ta trước họa ngoại xâm. Tiếng hô "đánh" trong Hội nghị Diên Hồng, ý chí quyết giết giặc "Sát Thát" của quân đội nhà Trần, bài thơ Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo... đều toát lên ý chí độc lập, tự chủ, nguyện vọng hòa bình, tinh thần đánh giặc, giữ nước của ông cha. Đó chính là cội nguồn của mọi thắng lợi.

Thứ hai là, tư duy, tư tưởng quân sự về xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quân đội. Ngay từ thời Hùng Vương An Dương Vương, từ thời Bắc thuộc, ông cha ta đã biết dựa vào lực lượng dân binh, hương binh trong các bản làng, thôn ấp để chiến đấu, để xây dựng quân đội và nghĩa quân đánh giặc. Các triều đại phong kiến tiến bộ thời kỳ độc lập đều dựa vào dân, xây dựng lực lượng quân sự nhiều thứ quân mà nòng cốt là quân triều đình (Thiên tử quân, cấm quân). Tư tưởng xây dựng "quân cốt tinh không cốt nhiều" là tư tưởng phù hợp với điều kiện dựng nước phải gắn liền với giữ nước. Tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang theo chính sách "ngụ binh ư nông", gắn việc binh với việc nông, gắn kinh tế với quốc phòng, luôn phù hợp với yêu cầu cân đối giữa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Tư tưởng xây dựng một đội quân "phụ tử chi binh", đã tạo nên sức mạnh đánh giặc giữ nước trong nhiều triều đại.

Thứ ba là, tư tưởng thân dân, dựa vào dân, động viên toàn dân, cả nước đánh giặc. Các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến thời Bắc thuộc như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan... đã mang tính toàn dân đánh giặc. Các vị minh quân, hiền thần, các nhà quân sự nổi tiếng thời Tiền Lê, Lý, Trần đều có tư tưởng thân dân, biết động viên và tổ chức nhân dân cả nước tiến hành chiến tranh giữ nước. Nguyễn Trãi cho rằng "Lật thuyền chở thuyền mới biết sức dân như nước" (Phúc chu thủy tín dân do thuỷ) và đã cùng Lê Lợi "tập hợp bốn phương manh lệ" khởi nghĩa thành công. Đặt trong bối cảnh lịch sử buổi đầu thời trung đại thì tư tưởng "khoan thư sức dân", "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" là những tư tưởng hết sức tiến bộ và chính đó là nguồn gốc tạo nên sức mạnh giữ nước.

Thứ tư là, tư tưởng xây dựng đất đứng chân - căn cứ địa khởi nghĩa và kháng chiến. Ngay từ đầu Công nguyên, Cấm Khê (Ba Vì Sơn Tây) đã trở thành một căn cứ địa kháng chiến của Hai Bà Trưng. Dựa vào đó, quân đội của Trưng Vương đã cầm cự với quân Mã Viện trong hai, ba năm liền. Giữa thế kỷ thứ VI, Triệu Quang Phục đã lập căn cứ ở đầm Dạ Trạch, "làm kế trì cửu chiến", tạo ra thời cơ đánh thắng quân Lương. Sang đầu thế kỷ XV, các lãnh tụ của nghĩa quân Lam Sơn đã chọn Nghệ An làm đất đứng chân để xây dựng và phát triển lực lượng, tiến lên giải phóng cả nước. Như vậy, từ sớm, ông cha ta đã nhận thức được rằng, muốn khởi nghĩa và kháng chiến thắng lợi, phải xây dựng căn cứ địa hay đất đứng chân của mình. Có thể đấy là những vùng có địa hình hiểm trở, thuận lợi cho hoạt động của ta và gây khó khăn cho quân địch, hay là những địa bàn đất rộng, người đông, đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là quan điểm, tư tưởng tiến bộ.

Thứ năm là, tư tưởng nghệ thuật quân sự "dĩ đoản chế trường", "dĩ quả địch chúng dĩ nhược chế cường” (lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh). Người Việt từ buổi đầu giữ nước đã biết lánh sức mạnh của giặc, dùng lối đánh phục kích, tập kích, ngày ẩn, đêm hiện để tiêu hao địch và tạo ra thời cơ phản công giành thắng lợi (kháng chiến chống Tần, kháng chiến chống Lương). Đặc biệt, trong kỷ nguyên Đại Việt, trong hai lần chống Tống, ba lần chống Mông Nguyên và trong chiến tranh giải phóng chống quân Minh, tư tưởng nêu trên trở nên phổ biến và được vận dụng thành công. Cách đánh của Trần Quốc Tuấn đã phát huy tốt cái "sở đoản" của quân đội nhà Trần và hạn chế cái "sở trường" của giặc Mông Nguyên. Trong khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi luôn chủ trương: "lánh chỗ thực, đánh chỗ hư, tránh nơi vững chắc, đánh nơi sơ hở (của địch)"; Nguyễn Trãi cũng chủ trương: "Công kỳ vô bị!" tức là đánh địch khi chúng không phòng bị. Chính vì vậy, trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, Lê Lợi thường "dùng sức một nửa mà công được gấp đôi" và đã chiến thắng. Đó là tư tưởng chiến lược và chiến thuật thích hợp nhất với hoàn cảnh một nước nhỏ phải thường xuyên chống lại những kẻ thù lớn mạnh, quân nhiều.

Thứ sáu là tư tưởng nhân nghĩa, nhân văn quân sự trong chiến tranh. Nhìn chung, trong quan hệ đối ngoại quân sự, ông cha ta luôn có cách ứng xử đúng đắn. Trên cơ sở sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự, nhiều triều đại phong kiến giai đoạn này đã chủ trương một đường lối đối ngoại quân sự khéo léo, đúng mực đối với lân bang. Đó là mềm dẻo, nhún phương có nguyên tắc với nước lớn; khoan hòa, linh hoạt nhưng cứng rắn với nước nhỏ, với mục tiêu giữ vững hòa hiếu, duy trì hòa bình xây dựng đất nước. Trong chiến tranh thì tìm cách hòa hoãn, tránh chiến tranh và để có thời gian chuẩn bị lực lượng; biết kết hợp giữa quân sự với chính trị, ngoại giao và binh vận. Khi đã thắng lợi thì chủ động "bàn hoà" (thời Lý) hay "mở đường hiếu sinh" cho kẻ địch bị bắt, nhằm mục đích như Nguyễn Trãi viết:

"Nghĩ về kế lâu dài của nhà nước,

Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh.

Sửa hòa hiếu cho hai nước,

Tắt muôn đời chiến tranh".

Đó là tư tưởng kết thúc chiến tranh mang đậm tinh thần đại nghĩa và nhân văn của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng quân sự của ông cha ta trong giai đoạn này còn có những nội dung khác... Nhìn chung, đó là những quan điểm, tư tưởng tiến bộ. Tuy nhiên, cũng có những thời kỳ, triều đại, những người lãnh đạo kháng chiến đã mắc sai lầm trong tư duy, tư tưởng chiến lược, dẫn đến thất bại trước kẻ thù, như thời An Dương Vương chống Triệu Đà và thời Hồ chống quân Minh.

Tư tưởng quân sự mỗi thời kỳ, mỗi triều đại đều có những đặc trưng riêng, nhưng nhìn tổng thể thì nội dung tư tưởng hầu như đều có tính nối tiếp, kế thừa và tính thống nhất tương đối. Mỗi triều đại đều có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam. Tư tưởng quân sự mỗi triều đại được biểu hiện tập trung và nổi bật trong tư duy, tư tưởng quân sự độc đáo của các nhà lãnh đạo đất nước, các nhà quân sự kiệt xuất những nhân vật nổi tiếng đóng vai trò quyết định trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm. Mỗi giai đoạn lịch sử đều xuất hiện những nhà tư tưởng quân sự kiệt xuất. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Hai Bà Trưng là quy tụ sức mạnh của toàn dân dưới ngọn cờ yêu nước, tiến hành tổng khởi nghĩa đồng thời trên phạm vi cả nước, kết hợp với đòn quyết định về quân sự của nghĩa quân đánh vào trung tâm đầu não của địch, nhanh chóng giành thắng lợi. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự Ngô Quyền là sự hội tụ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để tạo lực, lập thế, tranh thời và tạo sự chuyển hóa cả về thế, thời và lực để thực hiện tiêu diệt chiến lược bằng trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng năm 938, tiêu diệt đạo quân chủ lực trọng yếu của địch, đánh tan ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc chiến tranh; đồng thời chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc hơn một nghìn năm, mở ra thời kỳ phát triển độc lập của dân tộc. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Lý Thường Kiệt là tư tưởng tiến công rất cao, luôn chủ động, tích cực và liên tục tiến công chiến lược bằng lực lượng chủ lực cơ động mạnh với lực lượng vũ trang địa phương, đánh đòn phủ đầu quân xâm lược "tiên phát chế nhân" và trong tình thế bị kẻ thù tiến công đã tổ chức phòng ngự chiến lược tích cực, kiên quyết phản công chiến lược khi thời cơ đến để đánh bại kẻ thù. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự Trần Quốc Tuấn là chủ động rút lui chiến lược và phản công chiến lược, dựa vào dân và phát động chiến tranh nhân dân rộng khắp, bao vây, chia cắt và đánh tiêu hao, từng bước đưa địch vào thế khốn quẫn, tạo thế và lực để thực hành phản công chiến lược bằng các đạo quân chủ lực mạnh, đánh trận quyết chiến chiến lược, đánh tan ý chí xâm lược của địch, kết thúc chiến tranh. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Lê Lợi Nguyễn Trãi là tư tưởng chỉ đạo "lấy dân làm gốc", "lấy nhân nghĩa thắng hung tàn", giương cao ngọn cờ đại nghĩa, phát động khởi nghĩa toàn dân, chiến tranh nhân dân, kết hợp giữa đấu tranh chính trị với tiến công quân sự ngoại giao và địch vận, đánh vào lòng người (công tâm), đánh thắng từng bước, chuyển hóa lực lượng và thế trận, đánh trận quyết chiến chiến lược, kết thúc chiến tranh có lợi nhất cho sự phát triển lâu dài của đất nước... Tóm lại tư tưởng quân sự Việt Nam từ thế kỷ III Tr. CN đến đầu thế kỷ XV trải qua nhiều giai đoạn phát triển.

Giai đoạn Hùng Vương An Dương Vương và giai đoạn Bắc thuộc là giai đoạn buổi đầu hình thành những tư duy, tư tưởng quân sự. Đó là tư duy quân sự buổi đầu dựng nước và giữ nước; là tư duy, tư tưởng quân sự khởi nghĩa và chiến tranh chống Bắc thuộc. Giai đoạn đất nước độc lập từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV là giai đoạn xuất hiện và phát triển nhiều quan điểm, tư tưởng quân sự tiến bộ, thậm chí có những quan điểm, tư tưởng tiên tiến vượt thời đại. Chính đó là cội nguồn tạo nên sức mạnh đánh giặc, giữ nước trong giai đoạn này.

Tuy thực tiễn lịch sử đã lùi xa, nhưng những nội dung tư tưởng quân sự nêu trên vẫn có giá trị bất biến, nó có ý nghĩa thực tiễn lớn. Đó là cơ sở để ông cha ta trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo kế thừa và phát triển. Đó là những giá trị tinh thần, tư tưởng vô cùng quý giá, được các thế hệ sau trân trọng gìn giữ, kế thừa và vận dụng trong sự nghiệp đánh giặc, giữ nước của mình.

Chipu khánh phương
28 tháng 4 2016 lúc 20:56

Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng vì đây là vùng hiểm yếu : đầm lầy, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ mới ra vào được... được nhân dân ủng hộ... thuận lợi cho xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng.

Cháu Bác Hồ
8 tháng 5 2016 lúc 5:55

Vy mách 6/2

 

Nguyễn Hồ Quế Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồ Quế Anh
17 tháng 12 2021 lúc 11:14

mn giúp em/mih vs ạ, 11h30 là em/mih phải nộp rồi

khocroi

 

Phan Thi Lam
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Anh
28 tháng 12 2017 lúc 0:43

Khi chính trị, quân sự Âu Lạc suy yếu, Triệu Đà xuất quân xâm lược. Cuộc chiến đấu của An Dương Vương lâm vào tình thế bất lợi và nhanh chóng thất bại. Cuộc chiến bại này làm cho đất nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1.000 năm, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc.

Sau khi hợp nhất Âu Việt với Lạc Việt, Thục Phán nắm quyền cai quản đất nước, xưng là An Dương Vương, đổi tên nước là Âu Lạc, xây thành Cổ Loa làm kinh đô. Những sự kiện này xảy ra vào thế kỷ III, II trước công nguyên.

Lúc này ở Trung Quốc, nhà Tần sụp đổ, nhà Hán mới lên, một viên tướng nhà Tần là Triệu Đà lợi dụng tình hình đó, xây dựng lực lượng, chiếm đất Quảng Đông và Quảng Tây lập ra nước Nam Việt đóng đô ở đất Quảng Châu ngày nay và có âm mưu bành trướng xuống phía nam. 

Triệu Đà đã nhiều lần xâm lược Âu Lạc, nhưng Âu Lạc lúc đó có quân tướng giỏi, có thành lũy kiên cố, có vũ khí tốt, đặc biệt là nỏ liên châu bắn một lần nhiều mũi tên - được coi là  “nỏ thần” nên đều đánh bại Triệu Đà. 

Bị thất bại bằng vũ lực, Triệu Đà dùng gian kế “cầu hòa” và cầu hôn công chúa Mỵ Nương cho con trai là Trọng Thủy, gửi Trọng Thủy ở rể ở kinh đô Cổ Loa. An Dương Vương bị mắc mưu giặc. 

Trọng Thủy là một gian tế vừa dùng kế ly gián gây mâu thuẫn trong nội bộ triều đình, lấy cắp bí mật “nỏ thần”. 

Khi chính trị, quân sự Âu Lạc suy yếu, Triệu Đà xuất quân xâm lược. Cuộc chiến đấu của An Dương Vương lâm vào tình thế bất lợi và nhanh chóng thất bại. 

Cuộc chiến bại này làm cho đất nước ta rơi vào ách thống trị của phong kiến Trung Quốc hơn 1.000 năm, thường gọi là thời kỳ Bắc thuộc.

Trần Đỗ Bảo Trân
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Thương
29 tháng 4 2018 lúc 21:33

1) Diễn biến:

- Năm 938, quân Nam Hán iến vào vùng bờ biển của nước ta, lúc nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến giả vờ thua rút chạy, giặc chạy theo vượt qua bãi cọc ngầm

- Khi nước triều rút, ta dốc toàn bộ lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Cuộc chiến diễn ra ác liệt

- Vua Nam Hán vội lệnh thu quân về nước. 

   Kết quả:

-Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta

2) Vì:

- Phùng Hưng là người có uy tín nhất vùng, nhân dân căm thì chính sách bóc lột áp bức của nhà Đường. Đường Lâm lại là mảnh đất có lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm=> Khởi nghĩa bùng nổ đã được nhân dân khắp nơi hưởng ứng

5) Khác nhau:

- Ở cư dân Văn Lang- Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó dân cư Cham-pa lại phát triển nghề khai thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp va ở Phù Nam thì nghề buôn bán và đánh cá bằng đuonngừ biển rất phát triển mạnh

- Dân cư Văn Lang- Âu Lạc có tín ngường phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng ,nước. Trong khi đó ở quốc gia Chăm-pa và Phù Năm đó ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật

Nhu Quynh
Xem chi tiết
Hồ Như
Xem chi tiết
Trọng nhân Nguyễn
Xem chi tiết

Tham khảo:
Bài học rút ra từ câu chuyện Thánh Gióng:
- Ca ngợi một chủ nghĩa yêu nước hoàn toàn trong trắng không một hạt bụi danh vị hay một chút tư lợi cá nhân, ca ngợi một tinh thần phục vụ vô điều kiện cho Tổ quốc, cho đồng bào. Ngoài ra, đứng trên phương diện nhân vật Gióng, ta cũng có thể cảm nhận được một góc khác trong tấm lòng của người anh hùng mà sâu xa hơn là chính mỗi người dân xứ sở: bảo vệ đất nước là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân và độc lập, tự chủ chính là phần thưởng lớn nhất, cao quý nhất mà không ai có thể ban cho ngoài chính bản thân mỗi người.