tiếng ngân dài mỗi sớm trưa
thêm dấu huyền hòa cơn mưa mất rồi
Giải câu đố:
"Tiếng ngân dài mỗi sớm trưa
Thêm dấu huyền hoá cơn mưa mất rồi."
Từ chưa thêm dấu huyền là từ gì ?
mk bt
đó là từ: RAO
THÊM HUYỀN LÀ "RÀO"
Từ chưa thêm dấu huyền là “rao”
=^_^=
k mình nha
tiếng ngân dài mỗi sớm trưa thêm dấu huyền hóa cơ mưa mất rồi từ chưa thêm dấu huyền là từ j
các bạn ơi minh có câu hỏi muốn nhờ các bạn đây
Tiếng ngân dài mỗi sớm trưa
Thêm huyền hóa cơn mưa mất rồi
Từ chưa thêm huyền là từ gì?
Cảm ơn các bạn nhìu nha!
"Tiếng ngân dài mỗi sớm trưa
Thêm dấu huyền hoá cơn mưa mất rồi."
Từ chưa thêm dấu huyền là từ gì ? a.ru b.rao c.rào d.ầm e. rầm
"Tiếng ngân dài mỗi sớm trưa
Thêm dấu huyền hoá cơn mưa mất rồi."
Từ chưa thêm dấu huyền là từ gì ? a.ru b.rao c.rào d.ầm e. rầm
Đọc bài Mưa rào (Tiếng Việt 5, tập một, trang 31) và trả lời câu hỏi:
a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
b) Ghi lại những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.
c) Ghi lại những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa
d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào ?
a)
Mây
- Những đảm mây lớn và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
Gió
- Thổi giật, mát lạnh, mang theo hơi nước.
- Khi mưa xuống: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
b)
Tiếng mưa
- Lúc đầu: lẹt đẹt ... lẹt đẹt, lách tách
- Về sau: mưa ù, xuống rào rào, rầm rập, đồm độp, đập bùng bùng, đổ ồ ồ.
Hạt mưa
- Những giọt nước lăn xuống mái hiên; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.
- Hạt mưa : ngã, bay, tỏa bụi nước trắng xóa.
c)
Trong mưa
- Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.
+ Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
+ Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm, tiếng sấm của mưa đầu mùa.
Sau cơn mưa
- Trời rạng dần.
+ Chim chào mào hót râm ran.
+ Phía đông một mảng trời trong vắt.
+ Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
d)
- Bằng mắt (thị giác) : thấy những đám mây biến đổi, thấy mưa rơi, thấy bầu trời đổi thay; thấy cây cỏ, con vật trong cơn mưa, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn xối xả, khi ngớt mưa.
- Bằng tai nghe (thính giác): nghe được tiếng gió thổi; mưa và biết được nó biến đổi như thế nào, tiếng sấm, tiếng chim chào mào hót.
- Bằng cảm nhận của da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của gió nhuốm hơi nước trước cơn mưa.
- Bằng mũi ngửi (khứu giác): biết được mùi nồng ngại ngái; xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi (Tiếng Việt 5, tập một, trang 31):
a) Những dấu hiệu nào báo hiệu cơn mưa sắp đến?
b) Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.
c) Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa.
d) Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
a) Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến được thể hiện trong bài Mưa rào là: "Những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh nhuốm hơi nước…"
b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa:
- Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt.
- Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa.
- Mưa ù xuống.
- Mấy giọt lách tách.
- Bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào.
- Nước mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.
- Mưa rào rào.
- Mưa đồm độp.
- Mưa xối nước.
- Mưa đã ngớt.
- Mưa tạnh.
c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:
* Trong trận mưa
- Lá: vẫy tai run rẫy.
- Con gà: ướt lướt thướt, ngật ngưỡng.
- Trong nhà: tối sầm, mùi nồng ngai ngái.
- Nước chảy: đỏ ngòm, cuồn cuộn.
- Trời: tối thẫm, ục ục ì ầm.
* Sau trận mưa
- Trời: rạng dần, trong vắt, mặt trời ló ra.
- Chim: hót râm ran.
d. Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan: thị giác, thính giác và khứu giác.
Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa, thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hàng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
Câu hỏi: Mùa mưa dông ở Cà Mau thường vào thời điểm nào trong năm?
mùa mưa dông ở Cà Mau thường vào tháng 3, tháng tư
Đất Cà Mau
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước...
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "sấu cản mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ Quốc.
Theo Mai Văn Tạo
Khoanh vào ý đúng nhất
Câu 1: Tính chất khác thường của mưa ở Cà Mau là: (0.5 điểm)
a. Dữ dội, kéo dài. b. Đột ngột, hiền hòa, chóng tạnh.
c. Đột ngột, dữ dội, chóng tạnh.
Câu 2: Cà Mau mưa nhiều vào thời gian nào? (0.5 điểm)
a. Tháng hai, tháng ba. b. Tháng ba, tháng tư. c. Tháng tư, tháng năm.
Câu 3: Loài cây mọc nhiều nhất ở Cà Mau là: (0.5 điểm)
a. Cây đước. b. Cây bình bát. c. Cây bần.
Câu 4: Người Cà Mau có tính cách như thế nào? (0.5 điểm)
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
Câu 5: Từ "Xanh rì" thuộc từ loại nào? (0.5 điểm)
a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ
Câu 6: Trong câu: "Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì." Bộ phận chủ ngữ là: (0.5 điểm)
a. Nhà cửa dựng dọc. b. Nhà cửa. c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh.
Câu 7: Trong đoạn văn "Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất" có mấy từ láy?
a. 2 từ (Đó là: ............................................................................................................)
b. 3 từ (Đó là: ...........................................................................................................)
c. 4 từ (Đó là: ...........................................................................................................)
Câu 8: Từ "Nhà" trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)
a. Nhà tôi có ba người. b. Nhà tôi vừa mới qua đời. c. Nhà tôi ở gần trường.
1. C 2. B 3. A
4. thông minh, giàu nghị lực, tinh thần thượng võ
5. C 6. B 7. A 8. C
1. C
2. B
3. A
4. thông minh, giàu nghị lực, tinh thần thượng võ
5. C
6. B
7. A
8. C
1. Đó là cái hồ nằm ở phía tây Hà Nội, gọi là ( Hồ Tây / hồ Hoàn Kiếm / hồ Thiền Quang ).2. Hồ rất ( nhỏ xinh / rộng lớn ).3. Hai bên hồ, từng hàng liễu ( lưa thưa / yểu điệu ) rủ bóng xuống mặt nước.4. Vào mỗi sớm mai, khi bình minh chưa ló rạng, sương như ( khói / mưa bụi ) phủ kín mặt hồ càng khiến cho ta có cảm giác hồ rộng ( mênh mông / bát ngát ).5. Ngay bên bờ hồ là chùa Trấn Vũ ( uy nghiêm / oai phong ).6. Tiếng chuông chùa ( dóng dả / ngân nga ) trong sương sớm, hòa với tiếng chày giã gạo thậm thịnh, tiếng gà gáy le te từ các làng Yên Thái, Thọ Xương càng làm tăng vẻ ( nguy nga, tráng lệ / thanh bình, thơ mộng ).7. Vào những ngày ( mưa to, gió lớn / trời trong, gió nhẹ ), mặt hồ xanh như một tấm gương soi bao nỗi buồn vui của người Hà Nội.
1 : Hồ Tây
2 : Rộng lớn
3 : Yểu điệu
4 : Khói
5 : Uy nghiêm
6 : Gióng dả ( vì dóng dả viết sai chính tả )
7 : Trời trong, gió nhẹ