Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
23-6A2-Trần Gia Khánh
Xem chi tiết
23-6A2-Trần Gia Khánh
27 tháng 10 2021 lúc 22:11

Anh chị nào chưa ngủ giúp em với

Leonor
27 tháng 10 2021 lúc 22:16

1. Học Lịch sử để biết về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ, ... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.

- Rút ra những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục phụ cho hiện tại và xây dựng tương lai.

Leonor
27 tháng 10 2021 lúc 22:19

2. Ý nghĩa

+ Tư liệu hiện vật: Cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.

+ Tư liệu chữu viết: Tương đối đầy đủ về mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra.

+ Tư liệu truyền miệng: Chứa nhiều thông tin có giá trị.

+ Tư liệu gốc: Có giá trị tin cậy nhất.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 1 2017 lúc 5:16

* Bối cảnh lịch sử:

- Giữa lúc cách mạng miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng. Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III.

- Đại hội họp từ ngày 5 đến ngày 10 - 9 - 1960 tại Hà Nội.

* Nội dung:

- Đại hội đề ra nhiệm vụ, chỉ rõ vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa cách mạng miền Bắc và miền Nam:

     + Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

     + Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

     + Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau.

- Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

- Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh đã được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

* Ý nghĩa

- Đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Đại hội đã đề ra được đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Là cơ sở để toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà.

phan thị ngoc ánh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
2 tháng 10 2016 lúc 20:43

Câu 1 : Vì công xã pari không có bóc lột, ko có những cuộc chiến tranh đẫm máu, người nào cũng hăng say làm việc, người dân đc sự giúp đỡ của chính quyền để làm ăn phát đạt

Câu 2 :

- Ý nghĩa:
Là hình ảnh của một chế độ mới,xã hội mới.Cổ vũ nhân dân lao động trên thế giới về sự nghiệp đấy tranh cho một tương lai tốt đẹp.Nó còn để lại nhiều bài học quý báu cho giai cấp vô sản
- Bài học kinh nghiệm
+ Phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản,xây dựng nhà nước tư sản
+ Phải có Đảng tiên phong lãnh đạo
+ Phải xây dựng đuợc Liên minh công-nông
+ Triệt để cách mạng,không thoả hiệp với tư sản phản động

Nguyen Thi Mai
2 tháng 10 2016 lúc 20:47

Câu 3 :

- Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, mặc dù Anh mất dần về vị trí công nghiệp song quá trình tập trung TB ở Anh đc đẩy mạnh với sự xuất hiện của nhiều tổ chức độc quyền kiểm soát các ngành KT lớn như công nghiệp luyện kim, đóng tàu khai thác mỏ. 
- Sự tập trung TB trong tay các ngân hàng lớn hình thành những tập đoàn TB tài chính chi phối toàn bộ đời sống KT của Anh như sự xuất hiện của 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn 
- Anh tăng cường xâm lc thuộc địa và xuất cảng TB. Anh đầu tư TB vào các nc thuộc địa và bóc lột thuộc dịa về mặt tài nguyên, nhân công, thị trường để đem lại nguồn cách xù cho chính quốc. Do đó hệ thống thuộc địa của Anh có mặt khắp các châu lục. Người Anh luôn tự hào là nc " MTrời ko bao h lặn". Lê nin gọi đây là chủ nghĩa đế quốc thực dân 

Bình Trần Thị
2 tháng 10 2016 lúc 21:10

câu 4:

Nước Pháp
a) Tình hình kinh tế
Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Anh. Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ờ Pháp bắt đầu chậm lại vì nhiều lí do : phải bồi thường chiến tranh do bại trận), nghèo nguyên liệu và nhiên liệu, đặc biệt là than, giai cấp tư sản chỉ quan tâm đến việc cho vay và đầu tư sang những nước chậm tiến để kiếm lợi nhuận cao... Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh và kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với nền công nghiệp của nhiều nước tư bản trẻ khác.
Tuy vậy, công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể. Hệ thống đường sắt lan rộng cả nước, đã đẩy nhanh sự phát triển của các ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp. Việc cơ khí hoá sản xuất được tăng cường. Từ năm 1852 đến năm 1900, số xí nghiệp sử dụng máy móc tăng lên 9 lần, số động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên 12 lần.
Bên cạnh đó, ở Pháp vẫn còn nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1896, trong tổng số 3,3 triệu công nhân, thì trên 1 triệu làm việc trong các xí nghiệp có từ 10 đến 100 công nhân và trên 1,3 triệu lao động ở các xí nghiệp có từ 1 đến 10 công nhân.
Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế Pháp vì phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Tiểu nông chiếm đa số nông hộ. Tình trạng đất đai phân tán, manh mún không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Nghề nấu rượu nho bị cạnh tranh gay gắt, nên nghề trồng nho - một nguồn lợi kinh tế quan trọng, cũng bị sa sút.
Trong thời kì này, ở Pháp cũng hình thành nhiều tổ chức độc quyền, dần dần chi phối nền kinh tế đất nước.
Điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao : 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước. Pháp là nước đứng thứ hai (sau Anh) về xuất khẩu tư bản nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.
Năm 1908, 38 tỉ phrăng được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước, còn lại là cho vay nặng lãi. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên 50 - 60 tỉ phrăng, trong đó 13 tỉ cho nước Nga vay, chỉ có 2 - 3 tỉ được đưa vào thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ phrăng.
Do vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
b) Tình hình chính trị
Tháng 9 - 1870, nước Pháp thành lập nền Cộng hoà thứ ba(J). Song, phái Cộng hoà Pháp đã sớm chia thành hai nhóm : Ôn hoà và Cấp tiến, thay nhau cầm quyền ở Pháp.
Đặc điểm của nền cộng hoà Pháp là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. Trong vòng 40 năm (1875 - 1914), ở Pháp đã diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ. Nhiều vụ bê bối chính trị bị vỡ lở, nạn hối lộ và tham nhũng lan tràn trong chính phủ.
Trong những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Pháp ráo riết chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi.
Nửa cuối thế kỉ XIX, Pháp lần lượt thôn tính Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào. Cùng với các đế quốc khác, Pháp tham gia xâu xé Trung Quốc, lập tô giới ở đảo Hải Nam (1898), có “khu vực ảnh hưởng” ở nhiều thành phố và tỉnh thành ở miền Nam Trung Quốc. Những năm 90, Pháp chinh phục nhiều nước châu Phi (Xê-nê-gan, Tây Xu-đăng, Ghi-nê, một phần Công-gô, Đa-hô-mây v.v...).
Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Pháp được mở rộng chỉ đứng sau Anh, với diện tích gần 11 triệu km- và 55,5 triệu dân.

 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 6 2019 lúc 7:11

Đáp án là D

Lan Ngọc Ninh Dương
Xem chi tiết
Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 20:41

1.

 Đối với dân tộc Việt Nam:

- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

- Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

+ Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta thông qua các sách báo như Người cùng khổ, Đường Cách Mệnh,....

+ Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ( 6/1925)

- Với thiên tài và uy tín Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng duy nhất – Đảng Cộng Sản Việt Nam (6/1/1930)

- Đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam, vạch ra cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đó là Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.

 Đối với cách mạng thế giới:

- Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng ở chính quốc...

- Cỗ vũ phong trào đấu tranh chống áp bức của các nước thuộc địa.

- Làm phong phú thêm kho tàng lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin.

Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 20:52

2.

Hoàn cảnh lịch sử:

- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đógiai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.

- Năm 1929 ở nước ta lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cáchmạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng củanhau, làm phong trào CM trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn

- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đã chủ động triêụ tập các đạibiểu đến Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930
Nội dung:

- Tại Hội nghị, NAQ phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêngrẽ.

- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảngduy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.

- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do NguyễnÁi Quốc soạn thảo.

=> Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CS Việt Nam

- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 Ủy viên.

- 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương CS Liên đoàn, tổ chức này được gia nhậpĐảng CS Việt Nam. Của Đảng (1960), quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷniệm thành lập Đảng.

- Sau này Đại hội Đại biểu toàn quốc lần III
Ý nghĩa:

Hội nghị đã thống nhất được các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hộinghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.
 

Linh Linh
25 tháng 3 2021 lúc 20:55

3.

Hoàn cảnh:

Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.

Nội dung:

-Khẳng định chủ trương đúng đắn của Hội nghị 6 và 7 nhưng đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và đưa nhiệm vụ này lên hàng đầu.

-Tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”, giảm tô, giảm tức …

-Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

-Nhiệm vụ trung tâm của đảng trong giai đoạn này: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang

-Bầu Ban Chấp hành Trung ương do Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

-Ngày 19/05/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, điều lệ Việt Minh được công bố chính thức.

Ý nghĩa:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 8 có ý nghĩa quan trọng. Nghị quyết của Hội nghị lần 8 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng đã đề ra ở Hội nghị Ban Chấp hàng Trung ương lần thứ 6 (11/1939). Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn đảng, toàn dân chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 9 2018 lúc 14:02

A       Đây là phong trào đấu tranh thể hiện bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tinh thần đoàn kết với công nhân thế giới. Đây là ý nghĩa quan trọng của phong trào.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 1 2019 lúc 4:51

Đáp Án A

Đây là phong trào đấu tranh thể hiện bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tinh thần đoàn kết với công nhân thế giới. Đây là ý nghĩa quan trọng của phong trào

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
31 tháng 7 2018 lúc 3:47

Đáp án C

Tháng 5 trên phạm vi cả nước đã bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1-5. Các cuộc đấu tranh này là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên giai cấp công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết với công nhân thế giới. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào này.

Chu Trí Nguyên
18 tháng 10 2021 lúc 22:01

Đáp án C

Khách vãng lai đã xóa
Võ Đỗ Đăng Khoa
Xem chi tiết
Phan Hoàng Trung
3 tháng 1 2023 lúc 21:44

Câu 8:

1. Anh:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

b) Về chính trị:

Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

c) Về đối ngoại:

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

 

2. Pháp:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

c) Về chính trị, đối ngoại:

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2

3. Đức:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép,... chi phối nền kinh tế Đức.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

4. Mĩ:

a) Về kinh tế:

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời

=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

b) Về chính trị, đối ngoại:

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.

Câu 11:

Thời gianChiến sựKết quả
1914

Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.

Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ.

Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri.

 

Cứu nguy cho Pa-ri.

1915Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga.Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km.
1916Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong.Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng.
2/1917Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga thành công.Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh.
2/4/1917Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước.Có lợi hơn cho phe Hiệp ước.
 Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu.Hai bên ở vào thế cầm cự.
11/1917Cách mạng tháng 10 Nga thành côngChính phủ Xô viết thành lập
3/3/1918Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốpNga rút khỏi chiến tranh
Đầu 1918Đức tiếp tục tấn công PhápMột lần nữa Pa-ri bị uy hiếp
7/1918Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công.Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11
9/11/1918Cách mạng Đức bùng nổNền quân chủ bị lật đổ
11/11/1918Chính phủ Đức đầu hàngChiến tranh kết thúc

Câu 14:

a) Đối với nước Nga

- Lật đổ được phong kiến, tư sản.

- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.

- Chính quyền: không còn người bóc lột người.

- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga.

b) Đối với thế giới

- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản

- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.