Những câu hỏi liên quan
Nguyễn thị bích ngọc
Xem chi tiết
lee eun ji
Xem chi tiết
lê thị hồng giang
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
27 tháng 3 2020 lúc 16:36

trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.bố mẹ tôi chen qua những đám đông để xem những bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung , lồng kính .trong tranh,một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ

câu 1:xác định câu trần thuật đơn và tìm chủ ngữ,vị ngữ của mỗi câu trong đoạn trích

trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng// những bức tranh// của thí sinh treo kín bốn bức tường

TN                                                                         CN                          VN

mặt chú bé// như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ

CN                           VN

câu 2:trong đoạn trích trên câu nào miêu tả trạng thái,câu nào miêu tả hành động

trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.(Hành động )

bố mẹ tôi chen qua những đám đông để xem những bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung , lồng kính .trong tranh,một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh ( hành động )

.mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ( trạng thái )

câu 3:em hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng của người anh  khi đứng trước bức chân dung chính mình do em gái vẽ ?

Đầu tiên người anh thấy ngỡ ngàng vì không thể ngờ rằng em gái lại vẽ chân dung của mình làm bức tranh để dự thi . Sau đó, người anh cảm thấy hãnh diện vì thấy mình trong bức tranh, hơn thế lại là bức tranh đạt giải nhất trong cuộc thi nên trong phút chốc, người anh có cảm giác vô cùng tự hào. Nhưng sau giây phút ấy, người anh lại thấy xấu hổ vì cảm thấy mình không xứng đáng là nhân vật chính trong bức tranh. Trước đây, khi thấy em gái mình có tài năng hội họa và được mọi người yêu quý, người anh đã ghen ghét , đố kị với em . Thế mà giờ đây, người em không những không giận mà còn lấy mình làm hình mẫu để vẽ tranh nên thấy thế , người anh cảm thấy thật xấu hổ. Những cảm xúc của người anh từ ngỡ ngàng, đến hãnh diện rồi xấu hổ là hoàn toàn phù hợp với tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh ấy.

câu 4:nêu cảm nhận của em về nhận vật em gái Kiều Phương

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

chúc bạn học tốt

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
lê thị hồng giang
27 tháng 3 2020 lúc 16:40

cảm ơn bạn nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Lê Minh
Xem chi tiết
Vũ Lê Minh
26 tháng 2 2022 lúc 21:16

giờ này hong ai trả lời -_-

 

Bình luận (5)
Đỗ Tuệ Lâm
26 tháng 2 2022 lúc 21:24

làm theo ý của cj nhe:

1. Giải thích:

- Nhận định bày tỏ quan niệm, yêu cầu đối với một truyện ngắn hay:

    + Là chứng tích của một thời: phản ánh chân thực hiện thực thời đại, đặt ra những vấn đề quan trọng, bức thiết của cuộc sống, con người đương thời (bản chất hiện thực, số phận con người, nỗi trăn trở nhân sinh…).

    + Là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: tác phẩm đặt ra, chạm tới được những chân lí giản dị – những vấn đề bình dị nhưng đúng đắn, là cốt lõi, bản chất, mang tính quy luật phổ quát, lâu dài của nhân sinh muôn thuở.

- Truyện ngắn hay là những tác phẩm hài hòa hai giá trị: vừa soi bóng thời đại, ghi dấu những vấn đề lớn, cốt lõi của thời đại – vừa có ý nghĩa lâu dài, chạm đến những chân lí bình thường, phổ quát, muôn đời..

2. Bình luận:

   Đây là nhận định đúng đắn, sâu sắc, đặt ra yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm có giá trị và sức sống lâu dài.

- Đặc trưng về đối tượng phản ánh của văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng là khám phá, miêu tả, soi bóng thời đại mà nó ra đời: hiện thực cuộc sống, đời sống con người, đặt ra những vấn đề nhân sinh phong phú, phức tạp…

- Đặc trưng của truyện ngắn: thể loại tự sự cỡ nhỏ, dung lượng ngắn, thường chỉ kể về một tình huống đặc biệt của đời sống, với số lượng không nhiều các nhân vật, tình tiết, chi tiết, qua đó gửi gắm những thông điệp tư tưởng, tình cảm của tác giả.

- Truyện ngắn hay phải là những tác phẩm kết tinh hài hòa hai giá trị:

    + Là chứng tích của một thời: tác phẩm phải phản ánh được bức tranh sâu rộng về hiện thực thời đại, xây dựng được những chân dung nhân vật vừa chân thực vừa điển hình của thời đại, đặt ra được những vấn đề cốt lõi, quan trọng, bức thiết nhất đương thời. Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời (Tô Hoài)

    + Là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời: khi tác phẩm chạm đến được chiều sâu của hiện thực, đặt ra được một hoặc nhiều vấn đề tuy giản dị, bình thường nhưng là bản chất, cốt lõi, có tính quy luật, là chân lí phổ quát muôn đời. Khi đó, tác phẩm là kết quả của sự gắn bó, trăn trở sâu sắc với thời đại và nhân sinh, thực sự có giá trị và sức sống lâu dài.

- Giá trị và sức sống ấy chỉ có được khi tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao: tuy dung lượng ngắn, tình huống độc đáo, nhân vật không nhiều, chi tiết cô đúc … nhưng có độ dồn nén, hàm súc, khả năng khái quát, điển hình.

3. Chứng minh qua tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

   Thí sinh làm sáng tỏ nhận định qua các dẫn chứng diện và điểm, trong đó đi sâu phân tích cụ thể truyện ngắn được nêu ở đề bài.

   Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, song cần bám sát định hướng của đề.

4. Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

    Nhận định chủ yếu khẳng định giá trị, vẻ đẹp, sức sống của thể loại truyện ngắn ở phương diện ý nghĩa nội dung tư tưởng, song cũng cần nhắc tới những yêu cầu, phẩm chất về nghệ thuật của thể loại: dựng truyện, kể chuyện hấp dẫn; xây dựng nhân vật; lựa chọn sáng tạo chi tiết, giọng điệu, lời văn…

- Ý kiến được nêu cũng gợi nhắc những đòi hỏi, yêu cầu:

  + Đối với người sáng tác: phải gắn bó, hiểu biết sâu sắc, trăn trở và nói lên những vấn đề thiết cốt nhất của thời đại để tác phẩm của mình thực sự là chứng tích của một thời; đồng thời đào sâu vào những vấn đề bản chất, chân lí của nhân sinh để tác phẩm có ý nghĩa và sức sống lâu dài, vượt tầm thời đại.

    + Đối với người đọc: tiếp nhận, trân trọng giá trị của những tác phẩm hay giúp ta hiểu sâu rộng hơn về cuộc sống, con người một thời và thấy được ý nghĩa của tác phẩm với muôn đời, muôn người, trong đó có chúng ta và thời đại mình đang sống.

( ghê chưa ghê chưa chất xám cả đóa nhoa):>

Bình luận (9)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 2 2018 lúc 11:19

Đáp án A

→ Đoạn văn trên được viết theo phương thức tự sự

Bình luận (0)
Bùi Thị Mỹ Bình
Xem chi tiết
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
~*Shiro*~
8 tháng 4 2021 lúc 19:43

Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Thật vậy, Nguyễn Du tả cảnh bao giờ cũng lồng tả tình, tả cảnh không chỉ bộc lộ cảm xúc trước cái đẹp của thiên nhiên mà đó còn là phương tiện để biểu hiện tâm trạng nhân vậy. Trong Truyện Kiều có nhiều bức tranh cảnh – tình độc đáo có tác dụng sâu xa đến cảm xúc thẩm mĩ của người đọc. đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những bức tranh như thế. Cho nên, có ý kiến cho rằng đoạn thơ ấy là một bức tranh tâm tình xúc động.

Kiều ở lầu Ngưng Bích” được sách tác dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc).

Bị Mã Giám Sinh đẩy vào lầu xanh rồi lại bị Tú Bà đánh đập để ra oai, Kiều tự tử nhưng Tú Bà cứu kịp. Sợ vốn liếng “đi đời nhà ma”, mụ đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu khác. Nguyễn Du đã đặt Kiều sống trong cảnh ngộ ấy để cho nàng tự bộc lộ tâm trạng của mình. Và thế là, theo những dòng thơ, tâm trạng Kiều cứ theo cảnh mà hiện ra:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”

Một khung cảnh thiên nhiên mông mênh vắng lặng, heo hút không một bóng người. Trong đó, chỉ có “vẻ non xa, tấm trăng gần” nàng như đang ở chung với Kiều và nỗi buồn của nàng như đang lan tỏa ra cảnh vật. Cảnh có nét đậm (tấm trăng), nét nhạt (vẻ non), vừa xa vừa gần, vừa mờ và tỏ, mênh mông bát ngát càng tô đậm cô đơn, lẻ loi, trơ trọi. Quay nhìn bốn phía cũng chỉ thấy: “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, những cồn cát vàng nhấp nhô, những đám bụi hồng trải khắp dặm xa,…Những vế câu đối xứng nhau và những từ “xa – gần”, “nọ – kia” tầng tầng, lớp lớp gợi nỗi lòng ngổn ngang, bề bộn trong tâm trạng Thúy Kiều.

Ngắm cảnh nghĩ đến mình, Kiều càng thấm thía nỗi buồn:

“Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya,

Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.”

Nơi đất khách quê người thân bị giam lỏng, cô bé bé bỏng tội nghiệp ấy chỉ biết sớm làm bạn mới mây, khuya làm bạn với đèn, thao thức, thui thủi một mình. Thật là bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi, vô vọng. Cảnh buồn, tình cô đơn như chia sẻ lòng Kiều càng thêm tan nát, đớn đau…

Trong tình cảnh ấy nàng đau đớn nhớ đến Kim Trọng, người đã cùng nàng thề nguyền gắn bó:

“Tưởng người dưới guyệt chén đồng

Tim sương luống những rày trông mai chờ”

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Mới hôm nào đây, chén rượu thề nguyền chưa ráo, vầng trăng hẹn ước còn kia, thế mà đã hai phương trời cách biệt! Hình ảnh ẩn dụ “người dưới nguyệt chén đồng” không chỉ diễn tả nỗi nhớ thương sâu sắc mà còn chứa đựng niềm xót đau vì đã bội ước với lời thề. Nàng yêu và hiểu Kim Trọng, chắc lúc này, chàng đang khắc khoải: “rày trông mai chờ” tin tức nàng. Nàng lại thương thân mình “bơ vơ” nơi “góc bể chân trời” và tấm lòng son sắt thủy chung không gì làm cho phai được. Kiều thật là người tình thủy chung. Tuy đã bán mình chuộc cha, chữ hiếu phần nào đã đền đáp, nhưng nàng luôn xót xa nhớ thương cha mẹ:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

...

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Nguyễn Du đã dùng từ “xót” thật cảm động để nói đến tình cảm của Kiều đối với cha mẹ. Nàng xót xa khi tưởng tượng thấy cha mẹ đang “tựa cửa hôm mai” trông ngóng con, “xót” vì thời gian trôi đi, cha mẹ sẽ ngày càng già yếu mà nàng thì xa xôi cách trở. Những điển tích, điển cố “Sân Lai”, “gốc từ” càng khắc sâu thêm nỗi lòng của người con hiếu thảo.

Nỗi buồn xâm chiếm hết nỗi lòng Kiều xuyên thấu vào cảnh vật:

“Buồn trông của bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Tám câu thơ vừa là nhạc vừa là họa. Đó là khúc nhạc buồn thấm thía. Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, dồi dào âm hưởng. Hàng loạt từ láy vừa gợi âm thanh, vừa gợi hình ảnh: “thấp thoáng, xa xa , man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm”. những từ ấy cộng hưởng với từ “buồn trông” trỗi lên ở đầu các câu lục bát tạo nên một hợp âm dồi dào các thanh bằng có sức ngân lên trong tâm hồn người đọc bao nỗi niềm thấm thía. Sóng âm thanh huyền diệu đó chuyển tải các hình ảnh thơ đến thẳng lòng người. Không nhìn bằng mặt, ta vẫn cảm nhận được những bức tranh tâm tình từ tiếng lòng Kiều vẽ ra.

Trước hết là cảnh chiều hôm trên cửa biển cới “Thuyền ai thấp thoáng cách buồm xa xa”. Mấy chữ thôi mà mở ra một tâm trạng thấm buồn (cửa bể), một thời gian đượm buồn (chiềm hôm) của người đang lẻ loi ngóng đợi.Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng xa xa của ai đó sẽ đi về đâu? Phải chăng về nơi quê nhà thân yêu? Thơ cổ vẫn dùng hình ảnh ấy để biểu hiện nỗi nhớ nhà của khách tha hương. Cảnh hai là cánh hoa trôi trên ngọn nước:

“Buồn trông ngọn nước mới sa.

Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

Hình ảnh nước từ cao đổ xuống vỡ tung tóe phải chăng như thân phận bị vùi dập của Kiều? Trên dòng nước ấy, một cánh hoa lẻ loi bị đưa đẩy trôi đi lặng lẽ đến một phương trời vô định. Đây là hình ảnh thật hay chỉ là hình ảnh tưởng tượng trong tâm hồn cô gái đáng thương?Từ cảm nhận cái hữu hình, Kiều như nhìn thấy được cái vô hình: số kiếp hoa trôi bèo nổi của mình…

Cảnh tiếp theo là cánh đồng cỏ trải dài vô tận, mặt đất chân mây chỉ một màu xanh xanh:

“Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

Không phải một màu xanh xanh đầy sức sống mà chỉ là một màu “rầu rầu” héo úa và chỉ một màu thôi, mênh mông bát ngát. Cảnh ấy như gợi nỗi buồn thương vô vọng kéo dài như gợi nỗi buồn chán cuộc sống vô vị tẻ nhạt, thiếu sinh khí ở nơi cô quạnh này.

Cảnh vật trong những câu thơ trên buồn và vắng lặng. Ở hai câu cuối, cảnh cũng buồn nhưng không còn bình lặng nữa mà vang dội dữ dội:

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Cơn gió mạnh cuốn trên mặt “duềnh”, ầm vang tiếng sóng, bủa vây xung quanh đến choáng ngợp. Đó là cảnh thực hay chỉ là hư ảo? Hay chỉ là nỗi ám ảnh lo sợ trước những tai biến sắp ập đến cho cái số kiếp mỏng manh của Kiều? có điều chắc chắn đó là tiếng sóng dội ra từ mảnh hồn cô đơn tội nghiệp làm nên vần nên điệu.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất của Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.

Tóm lại, đoạn thơ đúng là “bức tranh tâm tình đầy xúc động”. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp các yếu tố thơ – nhạc – họa để vẽ nên bức tranh độc đáo ấy để ta cảm nhận được tâm sự đáng thương của Thúy Kiều. Điều đáng quý không chỉ ở tài thơ mà còn ở cái tình lớn mà nhà thơ dành cho nhân vật, cho con người và cho cuộc đời. Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thực sự để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
18 tháng 5 2021 lúc 10:12

Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Thật vậy, Nguyễn Du tả cảnh bao giờ cũng lồng tả tình, tả cảnh không chỉ bộc lộ cảm xúc trước cái đẹp của thiên nhiên mà đó còn là phương tiện để biểu hiện tâm trạng nhân vậy. Trong Truyện Kiều có nhiều bức tranh cảnh – tình độc đáo có tác dụng sâu xa đến cảm xúc thẩm mĩ của người đọc. đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những bức tranh như thế. Cho nên, có ý kiến cho rằng đoạn thơ ấy là một bức tranh tâm tình xúc động.

Kiều ở lầu Ngưng Bích” được sách tác dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc).

Bị Mã Giám Sinh đẩy vào lầu xanh rồi lại bị Tú Bà đánh đập để ra oai, Kiều tự tử nhưng Tú Bà cứu kịp. Sợ vốn liếng “đi đời nhà ma”, mụ đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu khác. Nguyễn Du đã đặt Kiều sống trong cảnh ngộ ấy để cho nàng tự bộc lộ tâm trạng của mình. Và thế là, theo những dòng thơ, tâm trạng Kiều cứ theo cảnh mà hiện ra:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”

Một khung cảnh thiên nhiên mông mênh vắng lặng, heo hút không một bóng người. Trong đó, chỉ có “vẻ non xa, tấm trăng gần” nàng như đang ở chung với Kiều và nỗi buồn của nàng như đang lan tỏa ra cảnh vật. Cảnh có nét đậm (tấm trăng), nét nhạt (vẻ non), vừa xa vừa gần, vừa mờ và tỏ, mênh mông bát ngát càng tô đậm cô đơn, lẻ loi, trơ trọi. Quay nhìn bốn phía cũng chỉ thấy: “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, những cồn cát vàng nhấp nhô, những đám bụi hồng trải khắp dặm xa,…Những vế câu đối xứng nhau và những từ “xa – gần”, “nọ – kia” tầng tầng, lớp lớp gợi nỗi lòng ngổn ngang, bề bộn trong tâm trạng Thúy Kiều.

Ngắm cảnh nghĩ đến mình, Kiều càng thấm thía nỗi buồn:

“Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya,

Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.”

Nơi đất khách quê người thân bị giam lỏng, cô bé bé bỏng tội nghiệp ấy chỉ biết sớm làm bạn mới mây, khuya làm bạn với đèn, thao thức, thui thủi một mình. Thật là bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi, vô vọng. Cảnh buồn, tình cô đơn như chia sẻ lòng Kiều càng thêm tan nát, đớn đau…

Trong tình cảnh ấy nàng đau đớn nhớ đến Kim Trọng, người đã cùng nàng thề nguyền gắn bó:

“Tưởng người dưới guyệt chén đồng

Tim sương luống những rày trông mai chờ”

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Mới hôm nào đây, chén rượu thề nguyền chưa ráo, vầng trăng hẹn ước còn kia, thế mà đã hai phương trời cách biệt! Hình ảnh ẩn dụ “người dưới nguyệt chén đồng” không chỉ diễn tả nỗi nhớ thương sâu sắc mà còn chứa đựng niềm xót đau vì đã bội ước với lời thề. Nàng yêu và hiểu Kim Trọng, chắc lúc này, chàng đang khắc khoải: “rày trông mai chờ” tin tức nàng. Nàng lại thương thân mình “bơ vơ” nơi “góc bể chân trời” và tấm lòng son sắt thủy chung không gì làm cho phai được. Kiều thật là người tình thủy chung. Tuy đã bán mình chuộc cha, chữ hiếu phần nào đã đền đáp, nhưng nàng luôn xót xa nhớ thương cha mẹ:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

...

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Nguyễn Du đã dùng từ “xót” thật cảm động để nói đến tình cảm của Kiều đối với cha mẹ. Nàng xót xa khi tưởng tượng thấy cha mẹ đang “tựa cửa hôm mai” trông ngóng con, “xót” vì thời gian trôi đi, cha mẹ sẽ ngày càng già yếu mà nàng thì xa xôi cách trở. Những điển tích, điển cố “Sân Lai”, “gốc từ” càng khắc sâu thêm nỗi lòng của người con hiếu thảo.

Nỗi buồn xâm chiếm hết nỗi lòng Kiều xuyên thấu vào cảnh vật:

“Buồn trông của bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Tám câu thơ vừa là nhạc vừa là họa. Đó là khúc nhạc buồn thấm thía. Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, dồi dào âm hưởng. Hàng loạt từ láy vừa gợi âm thanh, vừa gợi hình ảnh: “thấp thoáng, xa xa , man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm”. những từ ấy cộng hưởng với từ “buồn trông” trỗi lên ở đầu các câu lục bát tạo nên một hợp âm dồi dào các thanh bằng có sức ngân lên trong tâm hồn người đọc bao nỗi niềm thấm thía. Sóng âm thanh huyền diệu đó chuyển tải các hình ảnh thơ đến thẳng lòng người. Không nhìn bằng mặt, ta vẫn cảm nhận được những bức tranh tâm tình từ tiếng lòng Kiều vẽ ra.

Trước hết là cảnh chiều hôm trên cửa biển cới “Thuyền ai thấp thoáng cách buồm xa xa”. Mấy chữ thôi mà mở ra một tâm trạng thấm buồn (cửa bể), một thời gian đượm buồn (chiềm hôm) của người đang lẻ loi ngóng đợi.Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng xa xa của ai đó sẽ đi về đâu? Phải chăng về nơi quê nhà thân yêu? Thơ cổ vẫn dùng hình ảnh ấy để biểu hiện nỗi nhớ nhà của khách tha hương. Cảnh hai là cánh hoa trôi trên ngọn nước:

“Buồn trông ngọn nước mới sa.

Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

Hình ảnh nước từ cao đổ xuống vỡ tung tóe phải chăng như thân phận bị vùi dập của Kiều? Trên dòng nước ấy, một cánh hoa lẻ loi bị đưa đẩy trôi đi lặng lẽ đến một phương trời vô định. Đây là hình ảnh thật hay chỉ là hình ảnh tưởng tượng trong tâm hồn cô gái đáng thương?Từ cảm nhận cái hữu hình, Kiều như nhìn thấy được cái vô hình: số kiếp hoa trôi bèo nổi của mình…

Cảnh tiếp theo là cánh đồng cỏ trải dài vô tận, mặt đất chân mây chỉ một màu xanh xanh:

“Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

Không phải một màu xanh xanh đầy sức sống mà chỉ là một màu “rầu rầu” héo úa và chỉ một màu thôi, mênh mông bát ngát. Cảnh ấy như gợi nỗi buồn thương vô vọng kéo dài như gợi nỗi buồn chán cuộc sống vô vị tẻ nhạt, thiếu sinh khí ở nơi cô quạnh này.

Cảnh vật trong những câu thơ trên buồn và vắng lặng. Ở hai câu cuối, cảnh cũng buồn nhưng không còn bình lặng nữa mà vang dội dữ dội:

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Cơn gió mạnh cuốn trên mặt “duềnh”, ầm vang tiếng sóng, bủa vây xung quanh đến choáng ngợp. Đó là cảnh thực hay chỉ là hư ảo? Hay chỉ là nỗi ám ảnh lo sợ trước những tai biến sắp ập đến cho cái số kiếp mỏng manh của Kiều? có điều chắc chắn đó là tiếng sóng dội ra từ mảnh hồn cô đơn tội nghiệp làm nên vần nên điệu.

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất của Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.

Tóm lại, đoạn thơ đúng là “bức tranh tâm tình đầy xúc động”. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp các yếu tố thơ – nhạc – họa để vẽ nên bức tranh độc đáo ấy để ta cảm nhận được tâm sự đáng thương của Thúy Kiều. Điều đáng quý không chỉ ở tài thơ mà còn ở cái tình lớn mà nhà thơ dành cho nhân vật, cho con người và cho cuộc đời. Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thực sự để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

 

 



 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Dũng
9 tháng 10 2021 lúc 17:52

Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Thật vậy, Nguyễn Du tả cảnh bao giờ cũng lồng tả tình, tả cảnh không chỉ bộc lộ cảm xúc trước cái đẹp của thiên nhiên mà đó còn là phương tiện để biểu hiện tâm trạng nhân vậy. Trong Truyện Kiều có nhiều bức tranh cảnh – tình độc đáo có tác dụng sâu xa đến cảm xúc thẩm mĩ của người đọc. đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những bức tranh như thế. Cho nên, có ý kiến cho rằng đoạn thơ ấy là một bức tranh tâm tình xúc động.

Kiều ở lầu Ngưng Bích” được sách tác dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc).

Bị Mã Giám Sinh đẩy vào lầu xanh rồi lại bị Tú Bà đánh đập để ra oai, Kiều tự tử nhưng Tú Bà cứu kịp. Sợ vốn liếng “đi đời nhà ma”, mụ đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu khác. Nguyễn Du đã đặt Kiều sống trong cảnh ngộ ấy để cho nàng tự bộc lộ tâm trạng của mình. Và thế là, theo những dòng thơ, tâm trạng Kiều cứ theo cảnh mà hiện ra:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”

Một khung cảnh thiên nhiên mông mênh vắng lặng, heo hút không một bóng người. Trong đó, chỉ có “vẻ non xa, tấm trăng gần” nàng như đang ở chung với Kiều và nỗi buồn của nàng như đang lan tỏa ra cảnh vật. Cảnh có nét đậm (tấm trăng), nét nhạt (vẻ non), vừa xa vừa gần, vừa mờ và tỏ, mênh mông bát ngát càng tô đậm cô đơn, lẻ loi, trơ trọi. Quay nhìn bốn phía cũng chỉ thấy: “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, những cồn cát vàng nhấp nhô, những đám bụi hồng trải khắp dặm xa,…Những vế câu đối xứng nhau và những từ “xa – gần”, “nọ – kia” tầng tầng, lớp lớp gợi nỗi lòng ngổn ngang, bề bộn trong tâm trạng Thúy Kiều.

Ngắm cảnh nghĩ đến mình, Kiều càng thấm thía nỗi buồn:

“Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya,

Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.”

Nơi đất khách quê người thân bị giam lỏng, cô bé bé bỏng tội nghiệp ấy chỉ biết sớm làm bạn mới mây, khuya làm bạn với đèn, thao thức, thui thủi một mình. Thật là bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi, vô vọng. Cảnh buồn, tình cô đơn như chia sẻ lòng Kiều càng thêm tan nát, đớn đau…

Trong tình cảnh ấy nàng đau đớn nhớ đến Kim Trọng, người đã cùng nàng thề nguyền gắn bó:

“Tưởng người dưới guyệt chén đồng

Tim sương luống những rày trông mai chờ”

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Mới hôm nào đây, chén rượu thề nguyền chưa ráo, vầng trăng hẹn ước còn kia, thế mà đã hai phương trời cách biệt! Hình ảnh ẩn dụ “người dưới nguyệt chén đồng” không chỉ diễn tả nỗi nhớ thương sâu sắc mà còn chứa đựng niềm xót đau vì đã bội ước với lời thề.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Loan	6C	18082010
Xem chi tiết
Vũ Hải Phong
13 tháng 1 2022 lúc 19:57

Tự Làm Đi :)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Mary
13 tháng 1 2022 lúc 19:59

tự làm đuy me đi ám Phong

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Loan	6C	18082010
13 tháng 1 2022 lúc 20:27
Tôi hỏi là tôi hỏi mn, chứ ko phải hỏi 1 mink ông nhé ông Phong
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn hoàng vương
Xem chi tiết