Theo em vì sao cần có hai điều kiện sau đây khi sử dụng hàm ý ?
- Người nói ( viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe ( đọc ) có năng lực giải đoán hàm ý.
giúp mình với ạ =(
Đọc truyện cười sau (trang 156 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời câu hỏi.
c) Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?
c, Tuy nhiên, người nghe chỉ hiểu hàm ý trực tiếp, điều này được xác nhận ở câu lệnh cuối của quan " thế thì nhà người may cho ta cả hai kiểu"
Nếu quan hiểu hàm ý thứ hai thì sẽ nổi cơn thịnh nộ. Sự ngu ngốc của quan đã tạo ra tiếng cười cho câu chuyện
Đặt 1 cuộc hội thoại có sử dụng hàm ý. Nêu hàm ý trong câu, hàm ý đó nói đến điều gì?
Đọc hai câu ca dao sau đây "Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình" a) hai câu ca dao trên có hàm ý không? Xác định rõ hàm ý đó b) hãy cho biết vì sao em hiểu hàm ý đó
a) Hai câu ca dao trên có chứa đựng hàm ý.
b) Hàm ý của hai câu ca dao đó là: ta không lấy mình.
c) Em hiểu được hàm ý đó nhờ cách lập luận sau: Khi nào chạch đẻ ở ngọn đa, sáo đẻ ở dưới nước thì ta lấy mình. Chạch sẽ không bao giờ đẻ ngọn đa, sáo không đẻ dưới nước. Vì vậy, ta không bao giờ lấy mình.
Người nói, người nghe những câu in đậm dưới dây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
c)Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đà bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
c, Cả hai câu của Thúy Kiều đều chứa hàm ý, người nghe là Hoạn Thư
- " Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!" : Người quyền uy, quý phái như tiểu thư mà cũng có lúc phải tới đây (ý giễu cợt, mỉa mai)
- " Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều" : sự cảnh báo trước hình phạt thích đáng cho kẻ cay nghiệt như Hoạn Thư
- Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, chi tiết chứng tỏ:
c, Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu/ Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
Người nói, người nghe những câu in đậm dưới dây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
a) – Anh nói nữa đi. – Ông giục.
- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
a, " Chè đã ngấm rồi đấy" : Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô con gái. Hàm ý mời bác vào uống nước.
- Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, chi tiết chứng tỏ:
a, Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế
Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào sau đây:
A. Người nói (người viết) hiểu thế nào là hàm ý. Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.
B. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.
C. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán được hàm ý.
D. Người nói (người viết) biết hàm ý là lời nói không trực tiếp. Người nghe (người đọc) có thể giải được hàm ý.
Hàm ý của câu in đậm dưới dây là gì? Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?
Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Anh Sáu vẫn ngồi im […]
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Câu nói " cơm sôi rồi, nhão bây giờ!" Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão
Bé Thu nói hàm ý vì không chịu gọi ông Sáu là ba, và vì tính cách của bé Thu bướng bỉnh.
- Việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không hiệu quả vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách " ngồi im" vờ như không nghe thấy.
Khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì?
A. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
B. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì?
A. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
B. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Khi sử dụng hàm ý cần chú ý:
+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
Đáp án cần chọn là: C
Dòng nào nói đúng về điều kiện sử dụng hàm ý?
A. Người nói (người viết) và người nghe (người đọc) có trình độ học vấn cao
B. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói, người nghe (người đọc) có năng lực đoán hàm ý
C. Người nói (người viết) sử dụng cách nói so sánh, ẩn dụ
D. Người nói (người viết) không muốn nói trực tiếp ý tưởng của mình