soạn bài tiếng đàn bạch hoa lớp 6
Soạn bài Tiếng đàn (trang54-55,SGK Tiếng Việt 3 lớp 3 tập hai.
Câu 1
Thuỷ làm gì để chuẩn bị vào phòng thi ?
Thuỷ nhận cây đàn vi-ô-lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc để chuẩn bị vào phòng thi.
Câu 2
Tìm những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn.
Những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn là : những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
Câu 3
Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì ?
Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn : nâng đàn đặt lên vai, vầng trán hơi tái đi nhưng gò má ứng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, đôi mi rậm cong dài khẽ rung động. Tất cả những điều đó nói lên : Thuỷ có phần thấy căng thẳng, nhưng rồi vẫn tự tin, tập trung vào sự thể hiện bản nhạc với sự rung động trong lòng, đã truyền tình cảm vào tiếng đàn của mình.
Câu 4
Tìm các chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn.
Khung cảnh thanh bình bên ngoài như hoà với tiếng đàn : vài cành ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi, lũ trẻ thả những chiếc thuyền giấy trên các vũng nước mưa, dân chài tung lưới trên Hồ Tây, hoa mười giờ nở đỏ quanh ven hồ, bóng chim bồ câu lượn nhanh trên các mái nhà cao thấp.
Nội dung
Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Chúc bạn học tốt !!! :)) |
những bạn học lớp 3 giúp mình với
Tóm tắt " Tiếng đàn Bạch Hoa "
Lớp 7 còn chưa học sao bn để tag lớp 6
Đầu đời Lê, ở làng Cổ Đạm, dưới chân núi Hồng Lĩnh, có một chàng trai tên là Đinh Lễ nhà nghèo, học rộng tài cao nhưng vốn tính tình phóng khoáng, không màng công danh thi cử mà chỉ thích ngao du sơn thủy với tiếng hát cây đàn.
-chàng muốn cây đàn có âm thanh réo rắt hơn.
-chàng được Lãng Đồng Tân và Lý Thiết Quái giúp đỡ bày cách làm ra một cây đàn mới.
-Định Lễ mãi luyện tập với cây đàn
-tiếng đàn của chàng có mãnh lực hấp dẫn kì lạ, mỗi lần cất lên là khiến cho câu cỏ im lặng mọi vật ngẩn ngơ như chú ý lắng và mọi người xung quanh thì sảng khoái. Chàng mang đàn đi khắp nơi và đi đến đâu cũng được người ta hâm mộ
-một ngày kia chàng đến Thanh Hóa.viên quan Bạch Đình Sa có người con gái tên là Bạch Hoa nhan sắc tuyệt trần nhưng lại bị câm
Nhiều lương y chữa trị nhưng lại không khỏi
Hôm ấy, Đinh Lễ được mời đến gảy đàn, nhờ tiếng mà Bạch Hoa biết nói.
-Đinh Lễ được kết hơn với Bạch Hoa.Bạch Hoa hát hay lại được chồng dạy cho đàn giỏi, họ đi chu du khắp đó đây.
-cuối cùng họ về Cổ Đạm quê chồng sinh sống, ra công bàn dạy cho lớp trẻ thạo hẳn loại nhạc này, thường gọi là hét ca trù cổ đạm
-từ đó ngành ca trù đều tôn 2 người họ lên làm tở sư của ngành mình
Nguyễn xuân trường , bài này hk ở lớp 6 đó. Ơ chương trình địa phương. In trong cuốn ngữ văn địa phương Hà Tĩnh
So sánh tiếng đàn của Thạch Sanh và đàn của Đinh Lễ-Bạch Hoa
dinh le bach hoa la ai vay ban? tra loi di roi minh tra loi cau hoi cua ban.
quyen sach dia phuong cua mik mat roinen khong doc duoc truyen nay.nen mikkhong tra lai dc cau hoi cua ban nhe . sorry.
Tóm tắt văn bản " Tiếng đàn Bạch Hoa "
Đầu đời Lê, ở làng cổ Đạm, dưới chân núi Hồng Lĩnh, có một chàng trai tên là Đinh Lễ nhà nghèo, học rộng tài cao nhưng vốn tình tình phóng khoáng, không màng công danh khoa cử mà chỉ thích ngao du sơn thủy với tiếng hát cây đàn. -Chàng muốn cây đàn có âm thanh réo rắt hơn. - Chàng được Lãng Đồng Tân và Lý Thiết Quái giúp đỡ bày cách làm ra một cái đàn mới. - Đinh Lễ mãi luyện tập với cây đàn. -Tiếng đàn của chàng có mãnh lực hấp dẫn kì lạ, mỗi lần cất lên là khiến cho cây cỏ im lặng và vạn vật ngẩn ngơ như chú ý lắng nghe và những người xung quanh thì sảng khoái. Chàng mang đàn đi khắp nơi đến đâu cũng được người ta hâm mộ. - Một ngày kia chàng đến Thanh Hóa. Viên quan Bạch Đình Sa có một người con gái là Bạch Hoa nhan sắc tuyệt trần nhưng lại bị câm. Nhiều lương y chữa trị nhưng không khỏi. Hôm ấy, Đinh Lễ được mời đến gãy đàn, nhờ tiếng đàn Bạch Hoa biết nói. - Đinh Lễ được kết hôn với Bạch Hoa. Bạch Hoa hát hay lại được chồng day cho đàn giỏi, Họ đi chu du khắp đó đây. - Cuối cùng họ về Cổ Đạm quê chồng sinh sống , ra công bày dạy cho lớp trẻ thạo hẳn loại nhạc này, thường gọi là hát ca trù cổ đạm. - Từ đó ngành ca trù đều tôn Đinh Lễ và Bạch Hoa là hai vị tổ sư của ngành mình
Bài 5:Khối học sinh lớp 7 tham gia trồng ba loại cây: phượng, bạch đàn và xà cừ. Số cây phượng, bạch đàn, xà cừ tỉ lệ với 2; 3 và 5. Tính số cây trồng của mỗi lớp biết tổng số cây là 60 cây.
Hướng dẫn soạn bài " Đàn ghi ta của Lor-Ca" - Thanh Thảo - Văn lớp 12
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
– Tên khai sinh: Hồ Thành Công- sinh năm 1946. – Quê: Mộ Đức, Quảng Ngãi.
– Sự nghiệp văn chương:
+ Có các sáng tác hay và độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến.
+ Các tác phẩm: Những người đi tới biển (1977), Những ngọn sóng mặt trời (1984-1982), Khối vuông ru bích (1985).
+ Những năm gần đây: viết báo, tiểu luận phê bình Nhưng đóng góp quan trọng nhất là thơ ca.
– Đặc điểm thơ:
+ Là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về cuộc sống.
+ Ông luôn tìm tòi khám phá, sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mơí mẻ.
2. Tác phẩm
– Rút ra trong tập" Khối vuông ru bích"
– Là tác phẩm tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo:Giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng, ít nhiều nhuốm màu sắc tưọng trưng và siêu thực
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
Cảm nhận chung:
Bài thơ viết theo thể tự do thể hiện cảm xúc mãnh liệt của tác giả trước cái chết của Lor-ca qua hàng loạt hính ảnh mang tính biểu tượng.
a. Hình tượng Lor-ca
– Các hình ảnh: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn đều mang tính biểu tượng.
– Các dòng thơ không có hình ảnh về con người nhưng bóng dáng con người vẫn hiện lên rõ nét qua hình ảnh và âm thanh (tiếng đàn) màu sắc (áo choàng đỏ gắt),trạng thái (chếnh choáng, mỏi mòn)…
+ Như vậy ngay ở khổ thơ đầu chúng ta đã bước vào một không gian đậm chất Tây Ban Nha, với hình ảnh áo choàng đỏ gắt -áo choàng khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót -Một biểu tượng của Tây Ban Nha.
+ Đồng thời người đọc không thể không nhận thấy cuộc hành trình của con người: đi lang thang về niềm đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngưạ mỏi mòn "đó là những cuộc độc hành của con người -Cuộc độc hành của Lorca (một anh hùng Tây Ban Nha).
– Vẻ đẹp của Lor-ca và cái chết của Lor -ca:
– Tác giả khắc hoạ nhân vật giữa một không gian hoang dã đậm chất Tây Ban Nha: "Tây Ban Nha /hát ngêu ngao /bỗng kinh hoàng/áo choàng bê bết đỏ" Tiếng hát ngêu ngao của những người Di-gan, áo choàng của võ sĩ đấu bò tót đã trở thành biểu tượng – cho sự đổ máu, cái chết và sự cầu khấn cho linh hồn.
+ Trên nền ấy là hình ảnh Lor-ca:"bị điệu về bãi bắn – chàng đi như người mộng du " Một lần nữa chúng ta lại được chứng kiến Lor-ca với cuộc hành trình của anh -Cuộc hành trình đến với cái chết.
– Trước cái chết: Lor-ca "đi như một người mộng du" -> Đó là thái độ bỏ quên tất cả, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề từ đó để thấy được dũng khí của Lor-ca -Một con người đã dâng hiến cả tuổi trẻ, cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì tự do.
+ Hình ảnh: dòng sông, Lor-ca bơi sang ngang, đường chỉ tay đứt" lại một lần nữa miêu tả cuộc hành trình đi tới cái chết của Lor-ca. Cuộc đời dài rộng như dòng sông và Lor-ca "Bơi sang ngang" trên "chiếc ghi-ta màu bạc "cùng với hình ảnh "đường chỉ tay đứt"chính là những biểu tượng, những ẩn dụ về cái chết, sự nghiệt ngã của định mệnh về số phận ngắn ngủi.
+ Cũng cần phải thấy sự lô-gíc giữa các hình ảnh:Lor-ca bơi sang ngang /chiếc ghi -ta màu bạc Cuộc đời của Lor-ca là chuỗi dài những đam mê trong đó có niềm đam mê đàn ghi -ta. Và do đó "đàn ghi-ta"đã trở thành biểu tượng của cả cuộc sống nhiều hoài bão, màu sắc và thanh âm của Lor-ca.
– Các hình ảnh "Hát nghêu ngao, đường chỉ tay đứt, lá bùa cô gái Di-gan" xâu chuỗi trong một trường liên tưởng về định mệnh, về cái chết, về số phận ngắn ngủi mang đậm màu sắc Tây Ban Nha.
+ Ở đây động từ "ném" lặp lại hai lần (ném lá bùa, ném trái tim) nó trở thành biểu tượng về cái chết bi thảm nhưng cũng đầy chất bi tráng, dũng mãnh của Lor-ca.Từ đó để thấy được cảm xúc đầy mãnh liệt của Thanh Thảo lẫn với sự mến mộ, tôn vinh, cảm phục
b. Hình tượng tiếng đàn: Khổ thơ đầy ắp những hình ảnh biểu tượng và siêu thực ở đây, tiếng đàn đã trở thành một nhân vật có linh hồn: "không ai chôn cất tiếng đàn", "tiếng đàn như cỏ mọc hoang".
Ở đây Lor-ca không hiện diện mà chỉ có sự hiện diện của tiếng đàn.Nó trở thành biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca. Cuộc đời của ông sống tự do, thanh thản trong suốt như giọt nước mắt vầng trănglong lanh trong đáy giếng Lor-ca đã chết (về thể xác) nhưng dư âm vang vọng của cuộc đời ông thì còn mãi.
– Tiếng đàn xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: "Tiếng đàn bọt nước ghi ta đá xanh tiếng ghi ta ròng ròng …"
– Mang nhiều cung bậc: âm thanh vui tươi chia cắt tan vỡ có khi là âm thanh cái chết có khi là giai điệu tình yêu …
=> Là sự hài hoà của rất nhiều trạng thái cảm xúc Trước hết đó là cảm xúc của Lor-ca Cuộc đời Lor- ca như tiếng đàn ghi ta những âm thanh cung bậc của nó khi réo rắt về niềm yêu đời thiết tha, khi hùng tráng mạnh mẽ về những ngày chiến đấu sôi nổi , khi trầm lắng…Tiếng đàn ghi ta là bài ca về cuộc đời, số phận và cái chết của Lor-ca.
III. Tổng kết
Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.Sử dụng hình ảnh biểu tượng – siêu thực có sức chứa lớn về nội dung Màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.
=> Bài thơ thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca.
I. Kiến thức cơ bản
1. Tác giả Thanh Thảo:
- Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, đất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới.
2. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca”
a) Nội dung:
- Bằng những nét phác họa mang dấu ấn của thơ siêu thực, tác giả đã làm hiện lên một Lor-ca mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập ghềnh, xa thẳm: con đường cách tân nghệ thuật và con đường hướng tới tự do.
- Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ, tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca, tiếng đàn - linh hồn của người nghệ sĩ - vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau.
- Lời thơ di chúc của Lor-ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt.
- Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này.
b) Nghệ thuật :
Tác giả đã sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.
c) Ý nghĩa văn bản :
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca- nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
II. Luyện tập :
Bài tập 1: Nêu ý nghĩa lời đề từ của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo)
*Gợi ý:
- "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Đây là câu thơ trích từ bài thơ “Ghi nhớ” thường được coi là di chúc của Lor-ca. Thanh Thảo đã lấy câu thơ này để làm đề từ cho bài thơ của mình.
- Ý nghĩa lời đề từ:
+ Thể hiện tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ Lor-ca với nghệ thuật và với quê hương xứ sở.
+ Thể hiện khát vọng cách tân nghệ thuật của Lor-ca. Ông biết thi ca của mình một ngày nào đó có thể sẽ ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã di chúc dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới, để sáng tạo cái mới.
+ Thanh Thảo đã lấy câu thơ của Lor-ca làm đề từ nhằm bày tỏ niềm thương tiếc, trân trọng và sự đồng cảm của mình đối với Lor-ca và khát vọng nghệ thuật của ông.
Bài tập 2. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Lor-ca trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo.
*Gợi ý :
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng Lor-ca.
b. Cảm nhận về hình tượngLor-ca
- Lor-ca là người nghệ sĩ, chiến sĩ đấu tranh cho tự do:
Lor-ca là con người ghét sự tàn bạo và bảo thủ. Trong xã hội Tây Ban Nha đương thời, hành trình đi tìm cái đẹp, cái thiện của Lor-ca có phần đơn độc. Tâm trạng ấy được Thanh Thảo thể hiện bằng những hình ảnh đầy ấn tượng (Dẫn chứng và phân tích. Chú ý các hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”, “trên yên ngựa”,…)
- Lor-ca là con người giàu lòng yêu thương:
Chàng trai Tây Ban Nha này gắn bó máu thịt với quê hương, xứ sở của mình. Tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa, tình người ngấm vào những nốt nhạc tài năng và tiếng đàn ghi-ta huyền thoại (Dẫn chứng và phân tích. Chú ý hình ảnh, chi tiết nghệ thuật : “bầu trời cô gái ấy”;đặc biệt là hình tượng “tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta lá xanh…” )
- Lor-ca là con người có số phận đau thương:
Cái chết của Lor-ca mang tính chất bi hùng. Lor-ca ngã xuống trước những thế lực bạo tàn, nhưng Lor-ca bất tử (Phân tích và dẫn chứng. Chú ý các hình ảnh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang” và âm thanh của tiếng đàn được nhà thơ hình tượng hóa li-la li-la li-la…)
- Lor-ca, con người bất tử:
Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này.
c. Đánh giá:
- Hình tượng Lor-ca cùng với hình tượng tiếng đàn hòa hợp với nhau để làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài thơ: ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca.
- Tác giả đã sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi để xây dựng sinh động hình tượng Lor-ca.
Bài tập 3: Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy...
(Đàn ghi ta của Lor-ca- Thanh Thảo)
*Gợi ý:
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ.
b. Cảm nhận về đoạn thơ.
- Hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca:
+ Là người nghệ sĩ tài hoa, yêu tự do, lãng du mà đơn độc
+ Là hiện thân của văn hóa Tây Ban Nha.
+ Là nạn nhân của những thế lực phản động với cái chết oan khuất, bi phẫn.
- Hình tượng tiếng đàn.
+ Tiếng đàn là tâm hồn, là vẻ đẹp của nghệ thuật Lor-ca.
+ Tiếng đàn là thân phận của Lor-ca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị.
- Cảm xúc của tác giả: ngưỡng mộ tài năng và tiếc thương cho thân phận của Lor-ca
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Hình tượng thơ có sự song hành và chuyển hóa lẫn nhau giữa hình ảnh Tây Ban Nha, Lor-ca và tiếng đàn.
+ Lời thơ giàu nhạc tính được tạo ra bởi các từ láy, điệp từ, điệp ngữ, chuỗi từ mô phỏng âm thanh.
+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ…
c. Đánh giá chung
Bài tập 4: Bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?
*Gợi ý:
- Bài thơ được kết thúc với câu thơ là chuỗi hợp âm “li-la li-la li-la”.
- Chuỗi hợp âm này được sử dụng kết thúc bài thơ có sự lặp lại để diễn tả sự bất diệt của tiếng đàn.
- Chuỗi hợp âm được đặt ở vị trí cuối bài thơ để khẳng định tiếng đàn là bất tử, nghệ thuật là bất tử và hình ảnh Lor-ca sẽ sống mãi với thời gian...
Hướng dẫn soạn bài " Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng" - Lí Bạch - Văn lớp 10
TẠI LẦU HOÀNG HẠC
TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Lí Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, nguyên quán ở tỉnh Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lí Bạch là một trong hai nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường. Ông là một nhà thơ lãng mạn lớn, có nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn. Âm hưởng chủ đạo trong thơ ông là tiếng nói yêu đời, lạc quan, hào phóng.
2. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lănglà một trong những bài thơ tiêu biểu cho mảng đề tài tình cảm bạn bè trong thơ Lí Bạch. Bài thơ kể về một cuộc chia tay nhưng là để gợi lên tình bạn chân thật, giản dị, trong sáng và vô cùng sâu sắc
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Bài thơ của Lí Bạch gần như chỉ thuần tả cảnh. Thế nhưng trong cảnh vẫn hiện lên đằm thắm cái tình. Sở dĩ có điều ấy là vì bài thơ có một sợi dây liên tưởng được tạo nên bởi những hình ảnh và những mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng cho sự chia li) - thành Dương Châu (nơi bạn nhà thơ sắp đến - một thắng cảnh đô hội phồn hoa). ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Vậy nên dù Lí Bạch có tiễn bạn đến chốn phồn hoa thì buổi chia tay ấy cũng đâu có giấu được nỗi buồn. Lầu Hoàng Hạc đã gợi buồn, khoảng cách giữa mình với nơi bạn đến còn gợi buồn hơn.
- Mối quan hệ thời gian : Tháng ba - mùa hoa khói. Đó là vào lúc "xuân vừa chín", sông Trường Giang nhộn nhịp hoa khói mùa xuân (hoa khói cũng tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu - nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến). Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không át được nỗi buồn lúc chia li.
- Mối quan hệ con người : Tác giả chỉ dành giới thiệu qua hai chữ "cố nhân". Thế nhưng chỉ với hai chữ đó, tự nó đã gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ.
Có thể nói giải mã được các mối quan hệ này, chúng ta sẽ cảm nhận rõ và sâu sắc hơn cái tình sâu sắc và kín đáo của nhà thơ.
2. Sông Trường Giang là một huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Vào mùa xuân hẳn phải có rất nhiều thuyền bè xuôi ngược. Vậy mà người đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiếc (cô Phàm) của cố nhân cứ dần dần lùi sâu vào nước xanh mênh mang thăm thẳm. Cái tình của Lí Bạch sâu sắc cũng là ở chỗ ấy. Tiễn bạn mà cứ nhìn chăm chăm vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn ấy là tấm lòng đã định hướng cho đôi mắt. Người ra đi cô đơn, người đưa tiễn cũng cô đơn, bịn rịn, luyến lưu.
3. Người đi đã đi xa. Vậy mà người đưa tiễn vẫn đứng lặng mãi trên lầu Hoàng Hạc. Bởi chỉ có bằng cách ấy, nhà thơ mới có thể dõi theo bóng bạn. Thời gian mà người tiễn đưa "đứng lặng" hẳn phải rất lâu thì mới nhìn thấy con thuyền - bóng buồm - cột buồm - điểm chấm nhỏ ti rồi cuối cùng mất hẳn. Bài thơ cứ như vậy, tuy không nói lời nào về tình bạn mà sao tình cảm cứ chứa chan hòa cả vào trời mây sông nước bao la.
4. Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được những "ý ở ngoài lời". Bài thơ của Lí Bạch cũng sắc sảo và tài hoa như thế:
- Trước hết, các địa danh được nói đến trong bài (Hoàng Hạc, Dương Châu) đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, người ta có thể liên tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa danh Hoàng Hạc làm cho cuộc chi li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết hơn. Địa danh ương Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh tượng đối lập : người đi đến chốn phồn hoa đi hội >< người ở lại buồn bã, cô đơn.
- Hình ảnh cánh buồm càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu quý bạn mới đứng lâu như vậy để dõi theo "bóng buồm" của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa.
- Toàn thể bài thơ thực chất cũng đã làm nên một tín hiệu nghệ thuật theo kiểu "ý ở ngoài lời". Bởi ẩn đằng sau bức tranh phong cảnh là cái tình lênh láng của nhà thơ (cái không được nói đến chút nào ở trong phần lời của bài thơ).
5. Các nhà thơ Đường rất trọng tình bạn :
Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếm
Thế gian tri kỉ thật khó tìm.
Quả đúng là như vậy, bạn bè dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào cũng vô cùng quan trọng và đáng quý đối với mỗi chúng ta. Nó giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu và đáng trọng. ở thời nào cũng vậy, bạn của ta có người tốt và người xấu. Điều quan trọng là ta biết "chọn bạn mà chơi". Người bạn tốt cũng giống như ngọn đèn sáng trong đêm, không chỉ chiếu sáng cho người mà còn chiếu sáng cho ta.
Trong dịp tết, 3 lớp 5A, 5B, 5C đã trồng được 105 cây bạch đàn. Số cây của lớp 5A bằng \(\frac{3}{4}\)số cây của lớp 5B. Số cây của lớp 5C bằng \(\frac{7}{6}\)số cây lớp 5A. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây bạch đàn.
Các bạn hãy giúp mình đặt tên khác cho văn bản : Tiếng đàn bạch hoa và lý giải vì sao ? ( nếu bạ đã học và đã đọc qua truyện này)
THANKS^^