Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyen Thi Thanh Thuy
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Thu Hà
12 tháng 12 2016 lúc 17:47

a,Điểm giống nhau:

- Đều là truyện giân dan.

- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Có nhiều chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường,...

b, Điểm khác nhau:

Truyện Truyền thuyết:

- Kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật được kể.

- Người kể và người nghe tin là có thật (dù có các chi tiết tưởng tượng kì ảo).

Truyện Cổ tích:

- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: Nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật bất hạnh,...

- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, v v...

- Người kể và người không tin câu chuyện là có thật (dù có yếu tố thực tế).

 

 

Nguyễn Phan Thu Hà
12 tháng 12 2016 lúc 18:02

Các câu chuyện Truyền thuyết đã học: Con Rồng Cháu Tiên; bánh Chưng, bánh Giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích hồ Gươm.

Các câu chuyện Cổ tích đã học: Thách Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 10 2018 lúc 9:33

Đáp án A

→ Truyện truyền thuyết do dân gian sáng tạo dựa trên những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, có sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

Lê Quang Huy
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
15 tháng 6 2023 lúc 9:18

Truyện ngắn là một tác phẩm văn học ngắn, thường có độ dài từ vài trang đến vài chục trang. Xoay quanh một sự kiện hay một nhân vật chính, có một kết thúc bất ngờ hoặc gây cảm động với người đọc.

Tiểu thuyết là một tác phẩm văn học dài, thường có độ dài từ vài chục trang đến vài trăm trang. Có nhiều nhân vật, nhiều cốt truyện phức tạp và chi tiết; thường mô tả rõ nét các tình huống, cảm xúc và suy nghĩ của các nhân vật. Kết thúc của tiểu thuyết thường được xây dựng dựa trên sự phát triển của các nhân vật và cốt truyện.

Xem chi tiết

Khái niệm truyền thuyết: truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.

Đặc trưng truyền thuyết:

- Đặc trưng về đề tài: đề tài, chủ đề, nội dung chính của các truyền thuyết thường bắt nguồn từ những sự kiện, câu chuyện có trong lịch sử và mang ý nghĩa to lớn, quan trọng.

- Đặc trưng về nghệ thuật: sử dụng nhiều các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hư cấu.

- Đặc trưng về nhân vật: các nhân vật trong truyền thuyết thường:

Được xây dựng rất đơn giản, không miêu tả quá cầu kỳ về tiểu sử hay ngoại hình. Được hòa trộn giữa những tính chất, đặc điểm của con người bình thường với những đặc điểm mang tính phi thường, thần thánh, kì ảo.

- Đặc trưng về cốt truyện: thường rất đơn giản, không có nhiều cao trào, biến động, các sự kiện, tình tiết khá ít ỏi.

Vân
Xem chi tiết
Ba Dấu Hỏi Chấm
20 tháng 10 2016 lúc 20:27

Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, ngườicó hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể ... 

le anh tu
20 tháng 10 2016 lúc 20:27

Truyện cổ tích là một thể loại chính của sáng tác tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. 

Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại hình tự sự khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ[1], một trò chơi của trí tưởng tượng. 

Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc [1] và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v. 

Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu. 
Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể chuyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định. 

Phạm Việt Châu
20 tháng 10 2016 lúc 20:31

Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối vs các sự kiện và nhân vật lịch sử đc kể

ffjf gjrfj fdf
Xem chi tiết
Votruc Ho
11 tháng 10 2017 lúc 15:02

Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử có sử dụng yếu tố kì diệu, không có thật. Qua đó thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Qua đó thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân về một cuộc sống, một xã hội tốt đẹp hơn thông qua cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác

- Truyện cổ tích là một thể loại chính của sáng tác tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. 

Ngô Thọ Thắng
Xem chi tiết
khánh linh 2k8
5 tháng 10 2019 lúc 19:20

khái nghiệm truyền thuyết là : truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo . Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân vật lịch sử được kể .

Phan Vũ Như Quỳnh
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
13 tháng 11 2017 lúc 20:04

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Pikachu
13 tháng 11 2017 lúc 20:04

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Sakuraba Laura
13 tháng 11 2017 lúc 20:07

Truyện truyền thuyết:

- Là loại truyện dân gian

- Kể về nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ

- Có yếu tố hoang đường 

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta về nhân vật và sự kiện lịch sử đó.

Mai Hà My
Xem chi tiết