Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Đinh Minh Châu
Xem chi tiết
bin
17 tháng 3 2019 lúc 8:59

Mẹ là thần tình yêu
Trao cho con hạnh phúc
Mẹ là những cánh hoa
Nở ro trên đường con
Mẹ luôn là điểm tựa
Suốt cuộc đời của con

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo My
17 tháng 3 2019 lúc 9:06

Mẹ là bài thơ du con ngủ

Mẹ là tiếng hát của cuộc đời con

Có ai chăm sóc bằng mẹ của em

Mẹ là nụ cười của con

Có ai bằng mẹ ta đâu . Mẹ chỉ có một mà thôi

Bình luận (0)
Le Quynh Nhi
Xem chi tiết
Dũng
5 tháng 12 2019 lúc 11:07

Bao năm lên phố, xa làng
Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê
Nhớ bài tập đọc a ê
Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ
Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ
Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.
Vở ngày thơ ấu lần xem
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.
Tờ giấy nguệch ngoạc bút chì
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề
Thương trường cũ, nhớ làng quê
Mơ sao được một ngày về thăm cô!

Học tốt~

#Dũng#

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Soái Tỷ😎😎😎
Xem chi tiết
Nguyễn Trâm Anh
15 tháng 10 2018 lúc 12:22

Bạn lên google tìm đi !

Bình luận (0)
Ăn Gì Tao Cúng
Xem chi tiết
Huỳnh Quang Sang
2 tháng 2 2019 lúc 17:42

1.Quê em ở vùng biển. Mùa hè là mùa đẹp nhất trong năm. Ngày hè dài, những ngày nghỉ hè vui lắm, thích lắm. Các bạn đã thấy mặt trời mọc trên biển bao giờ chưa ? Mặt trời sáng rực, to như cái nong khổng lồ. Mặt trời nhô lên từ từ thì hàng trăm hàng nghìn con chim biển bay rợp trời, rợp đảo. Thuyền buồm rẽ sóng ra khơi đánh cá. Cánh buồm mờ dần, mờ dần cuối chân trời góc biển, dõi theo với bao nỗi hi vọng đợi chờ. Chiều hè đi tắm biển và đá bóng trên bãi cát, đi tìm vỏ ốc, đi rình dã tràng, đi bắt con còng đỏ.. là niềm vui của trẻ con làng chài. Da đứa nào cũng đen bóng, nhưng rắn rỏi, khoẻ mạnh. Hãy nằm ngửa trên bãi cát mà ngắm bầu trời mênh mông, mà nghe biển hát, nghe phi lao reo... mới thấy thú vị vô cùng...

2.

Mùa xuân đã về trên khắp mọi miền của dải đất hình chữ S. Nắng mới rọi chiếu những mái nhà xanh đỏ, những cành cây khẳng khiu đang e ấp nụ non và những con đường rộn vang tiếng cười nói của người dân đi chợ Tết. Chợ Tết quê tôi bao giờ cũng nhộn nhịp và tưng bừng hơn tất cả các phiên chợ thường ngày.

Người ta gọi phiên chợ là chợ Bưng. Chợ khá rộng, nằm trong một con ngõ khá rộng ven quốc lộ 6. Sáng 23 tháng Chạp, khu chợ náo nhiệt, rộn ràng và tràn đầy sắc xuân. Ai đã được chứng kiến khung cảnh họp chợ này có lẽ chẳng thể nào quên.

Từ tờ mờ sáng, tiếng xe đã kêu vang inh ỏi khắp nơi. Thời khắc này chủ yếu là thanh âm những người bán hàng ra bày biện hàng hóa của mình cho kịp giờ đón khách. Những chiếc xe tải chất bao nhiêu là chậu quất, cành đào. Những chiếc xe máy thồ bao nhiêu đồ gia dụng, bánh trái. Mấy bác gái đã gồng gánh những gánh lá dong xanh tươi và bày biện cẩn thận. Họ chào nhau, gọi nhau, hỏi nhau về hàng này, thứ nọ, vô cùng phấn khởi.

Trời sáng dần, mặt trời nhô qua đồi cam, bãi mía để vươn mình trên khung trời xanh. Nắng ấm làm kẻ mua, người bán tấp nập hơn bao giờ hết. Từ đầu ngõ, người ta bày biện đủ thứ: gia súc, gia cầm, nông sản, đồ gia dụng. Bước vào cổng chợ, tôi thấy ngay những quán hàng ăn thơm nức. Chợ Bưng được họp ở một tòa nhà khang trang hai tầng với mặt nền bê tông chắc chắn và rất sạch sẽ nhưng người ta chủ yếu bày biện hàng hóa ở sân và tầng một. Chợ chia thành nhiều khu những theo hàng hóa họ bán rất ngăn nắp, trật tự. Bên phải sân là dãy hàng tạp hóa với đủ thứ đồ. Người dân nhanh chóng tìm mua cho mình những thứ cần thiết: hương cúng ông bà tổ tiên, các loại bánh kẹo, bột giặt,… Tầng một của khu chợ là chỗ bán trang phục. Rất nhiều bộ quần áo xuân đủ sắc mà, đủ kiểu dáng, kích cỡ được treo trên các sạp hàng. Người dân xúm lại sạp hàng bán những tấm vải thổ cẩm được thuê dệt tỉ mẩn. Mấy em nhỏ gương mặt ửng hồng ngó nghiêng khắp nơi để ngắm nhìn. Bên trái sân là nơi người ta bán nông sản: lá dong, chuối tiêu, lạt dang, trứng, gạo,… Ai đến với khu chợ chắc chắn sẽ bị thu hút ánh nhìn bởi vô vàn sạp cam vàng tươi. Họ còn khéo léo xếp cam thành nhiều hình thù khác nhau. Cam là đặc sản của mảnh đất núi non này nên tôi đều thấy trên gương mặt người bán niềm hởn hở vì một mùa bội thu. Mấy vị khách nếm thử rồi khen tấm tắc. Hàng bán gà, bán cá hôm nay là đông đúc nhất. Người ta lựa chọn những con cá đẹp nhất để tiễn chúng về chầu trời. Có lẽ, chẳng bao lâu nữa, những con cá ấy sẽ lên thiên đình để bẩm báo công việc một năm đã qua và cầu cho một năm mới an khang, thịnh vượng.

Mặt trời đã lên giữa khung trời. Bóng các bà, các cô đi chợ đã thu ngắn lại giữa khoảng sân. Những nhành hoa vẫn luôn tỏa hương gọi người đến mua. Mấy chậu đào còn e ấp nụ đợi ngày bung nở. Người ta vẫn í ới chèo kéo khách mua hàng. Ngoài bờ tường, mấy chú chim én khẽ đậu trên những chùm hoa cam và vươn cổ hót líu lo như hòa vào không khí ngày chợ. Hồi lâu, chợ tan. Khách đến chợ đã vãn. Người bán hàng cũng dần thu dọn đồ về. Gương mặt ai cũng vui vẻ vì một ngày làm việc hiệu quả. Trên sân bây giờ chỉ còn một vài thứ sót lại. Người ta cũng nhanh chóng quét dọn để chờ phiên chợ sau.


“Mừng Tết đến và lộc đến nhà nhà. Cánh mai vàng, nụ cười hồng thắm xinh…” Khúc nhạc xuân đang vang lừng khắp phố huyện nhỏ. Phiên chợ Bưng khép lại với muôn niềm háo hức của người dân. Đó là cảnh tượng quen thuộc nhưng là nét đẹp sinh hoạt đặc trưng mà những người con của quê hương sẽ chẳng bao giờ quên.
 
 

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
18 tháng 11 2021 lúc 17:18

giúp mk với, mai mk phải nộp rùi T-T

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
๛ℳâу Ňèツ
18 tháng 11 2021 lúc 17:18

Bạn tham khảo nhé :

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

~HT~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phan Thùy Linh
18 tháng 11 2021 lúc 17:19

Tự làm bài thơ lục bát mà bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Ánh Dương
Xem chi tiết
trần thị ngọc trâm
12 tháng 3 2019 lúc 18:21

mùa xuân đã đến

trên quê hương tôi

lá xanh hoa hồng

đẹp tươi biết mấy.

bấu trời xanh biếc 

mây trắng bồng bềnh

con thuyền lênh đênh

tàu vui đánh cá.

tiếng hát à ơi

là lời mẹ hát

ru con thơ ngủ

tình mẹ bao la.

ôi quê hương ta

mùa xuân rực rỡ

đất đai màu mỡ

quê hương thân yêu.

nói chúng mình cũng không giỏi làm thơ nên không có hay lắm , bạn thông cảm chút

Bình luận (0)
phương munz
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
18 tháng 11 2019 lúc 8:46

Ý nghĩa nhan đề: Tác phẩm viết về “ Làng chợ Dầu”- một địa điểm cụ thể., nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm là “ Làng”

- Nhan đề ngắn gọn sẽ gây ấn tượng với người đọc hơn. Đọc nhan đề độc giả sẽ tò mò hứng thú muốn tìm hiểu xem đó là làng gì ? làng đó như thế nào? ( Trong làm văn chương nghệ thuật kị nhất là lộ ý)

“Làng” là danh từ chung, không phải “làng chợ Dầu” -> mang đến ý nghĩa khái quát -> gợi tình cảm yêu làng của người nông dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc. Ở đây, Kim Lân không đơn thuần chỉ nói về một ngôi làng, một con người riêng biệt nào cả. Làng chợ dầu là một trong rất nhiều ngôi làng như thế ở Việt Nam. Tình yêu làng của ông Hai cũng là tình cảm của rất nhiều những người nông dân khác với quê hương mình

- Từ đó, khái quát lên lòng yêu làng, rộng hơn là lòng yêu nước của con người Việt Nam.

Các tác phẩm viết về tình yêu quê hương, đất nước: Tiếng gà trưa, Lòng yêu nước, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hịch tướng sĩ, ...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Khánh Xuân
Xem chi tiết
 ♫_๖ۣۜThiên ๖ۣۜBình_♫
6 tháng 3 2019 lúc 21:32

Hai chữ nghe thân thương
Việt Nam tôi yêu dấu
Mảnh đất cánh cò bay
Lịch sử vàng son sáng
Trẻ em cười mỗi sáng
Cụ già ngồi lặng lẽ
Bên phố đông người qua
Mùi phở sức thơm lừng
Tà áo trắng phất phới
Trông mà đẹp rạng ngời
Tôi yêu nhiều điều lắm
Bởi nơi tôi sinh ra
Là Việt Nam yêu dấu

Bình luận (0)
Linh Linh
6 tháng 3 2019 lúc 21:32

Hai chữ nghe thân thương
Việt Nam tôi yêu dấu
Mảnh đất cánh cò bay
Lịch sử vàng son sáng
Trẻ em cười mỗi sáng
Cụ già ngồi lặng lẽ
Bên phố đông người qua
Mùi phở sức thơm lừng
Tà áo trắng phất phới
Trông mà đẹp rạng ngời
Tôi yêu nhiều điều lắm
Bởi nơi tôi sinh ra
Là Việt Nam yêu dấu

Bình luận (0)
Linh Linh
6 tháng 3 2019 lúc 21:32

Tôi mới nghe kể lại
Một câu chuyện đau lòng.
Có thể là chuyện thật,
Cũng có thể là không.

Chuyện kể rằng, lần ấy,
Khi đánh nhau với Tàu,
Quân ta và quân địch
Cách nhau một chiếc cầu.

Bỗng từ trên có lệnh
Một đại đội xung phong
Vượt qua cây cầu ấy,
Sang bờ bên kia sông.

Thế mà lạ, sau đó,
Hai bên đang đánh nhau,
Có lệnh từ trên xuống.
Lần này lệnh phá cầu!

Câu chuyện chỉ có thế.
Một đại đội sang sông,
Rồi phá cầu, theo lệnh...
Nghe mà nhói trong lòng.

Ừ, mà một đại đội
Biên chế bao nhiêu người?
Một trăm, hay năm chục,
Bị đồng đội bỏ rơi?

Có thể là chuyện thật,
Cũng có thể là không.
Sao lòng tôi đau nhói,
Đau nhói mãi trong lòng.

Ai ra cái lệnh ấy,
Lệnh quân ta phá cầu,
Để đồng đội đơn độc
Giữa vòng vây quân Tàu?

Câu chuyện chỉ có thế,
Dù có thật hay không,
Nhưng cả một đại đội
Đã chết bên kia sông.

Bình luận (0)
fusdd
Xem chi tiết
thanh loan
9 tháng 4 2017 lúc 13:19

Quê hương đất Việt Nam

Có trở lên đẹp không

Do chúng ta dựng lên

Có đẹp không bạn ơi

Bình luận (0)
Texmacki
9 tháng 4 2017 lúc 13:19

câu hỏi ko liên quan đến toán , ko trả lời

Bình luận (0)
fusdd
9 tháng 4 2017 lúc 13:20

Cái này ko hay lắm 

Bạn làm lại đi rồi mình k cho

Bình luận (0)