Những câu hỏi liên quan
Yi Yi
Xem chi tiết
Nguyễn Luật
Xem chi tiết
Thái Nguyễn
Xem chi tiết
Hai Xo
18 tháng 12 2021 lúc 20:30

- Hữu Ðạo

 

Tên thật: Nguyễn Sĩ Hiền, sinh năm 1950 tại Đồng Tháp. Bí danh: Ba Đình.

 

Bút hiệu: Đồng Tháp, Yên Thao, Rạch Gầm...

 

Tác phẩm: Sài Gòn 71, tập thơ (1971)

 

Ta đã lớn lên bên này châu Á, Tổng đoàn Học sinh Sài Gòn xuất bản, 1971.

 

- Trần Tuấn Kiệt

 

Sinh ngày 1/6/1939 tại Sa Ðéc nên có bút hiệu là Sa Giang .

 

Ðược giải thưởng về thơ Văn Chương Toàn Quốc năm 1971 .

 

Tác phẩm : Thơ Trần Tuấn Kiệt (1963), Nai (1964), Cổng Gió (1965), Em còn hái trái (1970)

 

- Triệu Từ Truyền

 

Tên khai sinh là Triệu Công tinh Trung,

 

Sinh ngày 09 tháng 4 năm 1947 tại Sa Đéc, Đồng Tháp,

 

Triệu Từ Truyền in tập thơ đầu vào tuồi 15 (tình phượng 15), tập thơ thứ hai vào tuổi 18 (đêm lên cơn dài ), có nhiều thơ đăng trên các báo văn nghệ của Sài Gòn với bút danh Triệu Cung Tinh vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20.

 

Tác phẩm thơ đã in :

 

Bên dòng Măng Thít Hội VHNT Cửu Long(1986)

 

Dật dờ trong dương NXB Văn nghệ TP. HCM(1990)

 

Mảnh vở hồn nhiên NXB trẻ(1994)

 

Va chạm như không NXB Văn học- Hà Nội (1999)

 

Tuyển thơ (song ngữ Việt – Pháp) NXB trẻ(2001)

 

Sẽ in: Những chữ qua cầu tâm linh (tiểu luận)

 

Mặt cắt cõi ngoài

Bình luận (0)
Hoàng Yến Vi
Xem chi tiết
Trần minh phượng
Xem chi tiết
Kiên Trung
Xem chi tiết
Đỗ Hồng Nhung
Xem chi tiết
nhím mini
Xem chi tiết
junpham2018
Xem chi tiết
nguyenquocthanh
21 tháng 11 2019 lúc 19:49

Trong thời kỳ đầu (1975 - 1990, trước khi có Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Dak Lak), các tác phẩm xuất hiện trên văn đàn không nhiều. Ngoài những tác phẩm đăng trên tạp chí Văn nghệ của Ty Văn hóa - Thông tin (ra vài tháng 1 số) còn có những đầu sách khác với số lượng rất khiêm tốn. Tập thơ đầu tiên, xuất bản năm 1977, có tên gọi: “Đất lên màu”, tiếp theo đó là “Lời ru từ những cánh rừng” (tập thơ), “Thú rừng Tây Nguyên” (tập truyện viết cho thiếu nhi của Thiên Lương), “Đất gọi mùa” (tập thơ, xuất bản năm 1984). Năm 1985, hàng loạt tác phẩm ra đời, đó là: “Thơ tặng tháng ba”, “Bài ca Dak Lak”“Buôn Ma Thuột 1975 - 1985”, “Thất thủ Cao Nguyên” (truyện ký của Thiên Lương)…; đặc biệt, lần đầu tiên ở Dak Lak có tập thơ in riêng với tên “Niềm tin” (Vũ Nhật Hồng). Sau đó việc in ấn xuất bản lại lắng xuống. Chỉ còn tạp chí Văn nghệ của Ty Văn hóa - Thông tin là nơi đăng tải tác phẩm của văn nghệ sĩ. Văn học thời kỳ này tập trung chủ yếu về đề tài chiến tranh cách mạng và ca ngợi cuộc sống mới. Đó là khí thế chiến thắng trong tư thế “đạp trên đầu thù” của những người cộng sản; tuyên truyền ý thức giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân; phản ánh cuộc đấu tranh chống lực lượng phản động Fulrô; ca ngợi phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa: làm ăn tập thể, cả tỉnh là một công trường lớn với những con người hăng say, nhiệt tình với lao động sản xuất…, mở ra một viễn cảnh tốt đẹp, xán lạn trên vùng đất này.

Năm 1990, Hội VHNT Dak Lak được thành lập, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của văn học - nghệ thuật tỉnh nhà. Các cuộc giao lưu tiếp xúc với các văn nghệ sĩ có tên tuổi ở trung ương và các tỉnh bạn được mở rộng, các trại sáng tác và các đợt đi thực tế được tổ chức, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật được vận hành theo đúng tinh thần: Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân gắn liền với đường lối của Đảng. Nhờ có Hội VHNT, hàng trăm đầu sách văn học nghệ thuật được xuất bản. Đặc biệt từ 2004 trở lại đây, bằng nguồn Quỹ Hỗ trợ sáng tạo văn học, nghệ thuật của ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam phân bổ, số lượng sách xuất bản tăng lên nhanh chóng (chỉ riêng năm 2004 và 2005, số lượng đầu sách được xuất bản cũng tương đương cả giai đoạn 1975 – 1990).

Một số tác phẩm văn học của Dak Lak xuất bản trong những năm qua.  Ảnh: Lan Anh
Một số tác phẩm văn học của Dak Lak xuất bản trong những năm qua. Ảnh: Lan Anh

Từ sau năm 1990, văn học Dak Lak tiếp tục đi sâu vào ca ngợi khí thế hào hùng của dân tộc, ca ngợi cuộc sống mới sinh sôi, vững tin vào tương lai; đấu tranh với những tàn dư của chế độ cũ, đấu tranh với những thế lực phản động đang âm mưu “diễn biến hòa bình”, đề cao tinh thần cảnh giác với những âm mưu và thủ đoạn phá hoại gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đấu tranh với những tư tưởng lạc hậu…; cổ vũ ý chí cách mạng, kêu gọi mọi người góp sức vào công cuộc xây dựng đất nước, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân…

Với 47 dân tộc từ nhiều vùng miền về đây sinh cơ lập nghiệp, Dak Lak trở thành miền đất đa sắc tộc, đa văn hóa, nhiều tiềm năng để khai thác phục vụ việc sáng tạo văn học, nghệ thuật. Chính vì thế, văn học Dak Lak có “tiếng hát của trăm miền”, đậm chất sử thi nhưng không thiếu tính hiện đại, có tính triết luận của xứ Bắc nhưng cũng có sự mộc mạc của phương Nam, có cánh cò chấp chới và cũng có tiếng vó ngựa ô dồn dập… Những người cầm bút ở Dak Lak có ý thức kết hợp tinh hoa văn hóa của các dân tộc, kết hợp việc bảo tồn, phát huy các yếu tố truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình hoặc của quê hương bản quán, đồng thời biết giao lưu, tiếp thu các yếu tố tiên tiến để làm giàu cho nền văn hóa trên vùng đất đã được coi là máu thịt của mình. Muốn xây dựng con người, trước hết phải xây dựng chính mình. Ý thức được trách nhiệm đó, những người cầm bút ở Dak Lak đã tự xác định cho bản thân rèn luyện nhân cách, có hướng đi đúng đắn hơn trong quá trình sáng tác để làm sao trong mỗi tác phẩm phải cố gắng mang hơi thở cuộc sống, những tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người, góp phần bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu và làm phong phú thêm nền văn hóa trên mảnh đất đại ngàn, quê hương của những sử thi và huyền thoại đầy bi hùng, của những vị anh hùng mà tên tuổi gắn liền với hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc; góp phần vào công tác giáo dục ý thức của quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ cuộc sống. 

Trong những năm gần đây, Hội VHNT Dak Lak có chủ trương đưa văn học nghệ thuật về với cơ sở thông qua việc tổ chức các chuyến đi thực tế, các trại sáng tác trong tỉnh (mỗi năm có 5-7 chuyến đi thực tế, 2-3 trại sáng tác cho khoảng 100 lượt người) để các văn nghệ sĩ tiếp cận với thực tế cuộc sống, phản ánh cuộc sống và quay trở lại phục vụ cuộc sống. Nhiều tấm gương cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong phong trào xây dựng nông thôn mới, trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong việc xây dựng khối đại đoàn kết để góp phần giữ gìn an ninh trật tự cũng như giúp đỡ nhau làm kinh tế… được phản ánh bằng hình tượng văn học. Những điển hình đó ngày càng được nhân rộng trong đời sống thường ngày của các dân tộc Tây Nguyên.

Hội VHNT Dak Lak cũng hết sức quan tâm, chú trọng đến những cây bút là người dân tộc thiểu số. Kế tiếp lớp cao tuổi như Linh Nga, Kim Nhất là thế hệ trưởng thành qua các trại sáng tác Hạ Xanh và Hương Rừng dành cho thanh thiếu niên vào các mùa hè trong suốt 24 năm qua như Thanh Mai Niê, H’Trem Knul…, mới đây là: H’Wêra Niê, H’Xíu H’mok, H’Phi La Niê, H’Siêu Byă đang độ tuổi 20… Họ là những người sử dụng cách cảm, cách nghĩ của dân tộc mình, văn hóa của dân tộc mình làm tư liệu để phản ánh chính xác và chân thực cuộc sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong tác phẩm văn học.

Văn học đã góp phần làm cho đồng bào Tây Nguyên hiểu rõ bản chất phản động của tổ chức phản động Fulrô và cái gọi là "nhà nước Đêga độc lập” để không bị lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc. Văn học đã góp phần để cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thấy được các giá trị văn hóa của ông bà để lại, từ đó có ý thức giữ gìn, phát huy; đồng thời cũng thấy được những hủ tục lạc hậu để từ đó mà xóa bỏ. Văn học cũng đã góp phần cho đồng bào Tây Nguyên thấy được phương pháp làm kinh tế bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất không chỉ là việc xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội. Văn học đã tác động sâu sắc vào tâm tư, tình cảm của con người để đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tự hào với dân tộc mình, quê hương mình... 

Mặc dù chưa có tác phẩm nào được đánh giá là “đúng tầm” so với yêu cầu đối với văn học của một vùng đất, chưa có tác giả nào được coi là “hiện tượng” trong suốt quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Dak Lak từ 1975 đến nay, nhưng có khá nhiều tác giả ở Dak Lak được bạn bè văn chương cả nước biết đến, nhiều tác phẩm có độ lan toả rộng, được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, của Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, được chọn vào các tuyển tập văn thơ...

Đội ngũ sáng tác văn thơ ở Dak Lak vẫn tiếp tục vươn lên hoà mình với cuộc sống, đoàn kết và sáng tạo ngày một sung sức cả về số lượng lẫn chất lượng. Lớp người đi trước có khoảng lùi cần thiết trong quá trình lắng đọng để nói ra những điều mà trước đây chưa kịp nói hoặc chưa thật chín; các cây viết lớp sau cũng bước vào giai đoạn sung mãn và đã phần nào hoà nhập được, nhìn nhận được cuộc sống với đa chiều, đa góc cạnh, mang sức bật của tuổi trẻ trong quá trình sáng tác; những cây bút chưa rõ định hình về bút pháp và phong cách sáng tác có điều kiện học tập, đang được hướng dẫn, bồi dưỡng có bài bản, được tiếp cận thông tin nhanh chóng nhờ công nghệ hiện đại sẽ là những nhân tố kế cận sự nghiệp sáng tạo văn học, cũng có số lượng đông đảo, đủ để chúng ta có quyền hy vọng văn thơ Dak Lak ngày một góp phần nhiều hơn trong việc hướng con người đến chân - thiện - mỹ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
junpham2018
21 tháng 11 2019 lúc 19:55

trước năm 1975 bạn ơi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyenquocthanh
21 tháng 11 2019 lúc 19:56

Bước vào khu vườn thơ tình yêu của Đặng Bá Tiến, người đọc bắt gặp ngay chân dung người tình hiện lên thật đẹp và lộng lẫy. Đây là hình ảnh người yêu kiều diễm dưới trăng đêm: "Không gì tuyệt vời hơn trăng giữa tháng/ trời sinh ra trăng để chiều những người tình/ dưới trăng em tột cùng diễm tuyệt/ ánh mắt nụ cười… tất thảy lung linh" (Trăng). Nhà thơ mong chờ mỗi ban mai về để được nhìn thấy người yêu trên đường trong ngọn gió "bồng bềnh mái tóc", được nhìn nụ cười quyến rũ và đắm say. Dường như tâm hồn và nhịp tim của thi nhân chưa bao giờ thôi "dan díu" với người tình: "Mỗi ban mai/ em thả bước trên đường/ nắng bịn rịn má hồng/ gió bồng bềnh mây tóc/ eo thon ảo dưới áo hồng phơ phất/ một chút cười thôi / mà đuôi mắt buộc bao người" (Mỗi ban mai).

 Tập thơ
Tập thơ "Lá chiêm bao".

Có thể nói rằng, chân dung người tình là hình tượng trung tâm để từ đó Đặng Bá Tiến ngân lên nhiều cung bậc cảm xúc về tình yêu đôi lứa. Dường như trong cuộc đời này, có bao nhiêu nốt trầm xao xuyến dấu yêu là có bấy nhiêu sắc thái biểu cảm trong tình yêu. Đọc “Lá chiêm bao”, ta bắt gặp một Đặng Bá Tiến đắm say và tha thiết vô cùng trong tình yêu. Anh xem trái tim mình chính là quả địa cầu mà ở bất kỳ nơi đâu đều có thể lắng nghe hơi thở người mình yêu dấu: "Em đừng ngại xa/ em chớ sợ xa/ nếu người yêu em có trái tim tựa quả địa cầu trong lồng ngực/ ngàn cây số anh vẫn nghe hơi thở em khi trở mình thao thức/ giữa lòng anh/ em luôn giữa lòng anh" (Khi anh yêu). Anh nồng nàn, mãnh liệt không đến độ vồ vập, nhưng quyết liệt khi nghi ngờ lời hẹn ước kiếp sau. Anh hiện sinh và khao khát được yêu, được sống, được đa đoan ngay trong chính kiếp này: "Kiếp sau còn có nhân gian?/ kiếp sau người có đa đoan với người?/ kiếp sau còn đất? còn trời?/ kiếp sau người có trao người nụ hôn ?" (Kiếp sau). Anh đắm say, tha thiết bao nhiêu thì cũng đau lòng bấy nhiêu khi nhận ra nỗi đau tình ái hiện về trong cơn mưa hôn kỷ niệm: "Bây giờ ôm nỗi niềm xưa/ tôi nằm mơ lại cơn mưa một chiều/ tình say khi đã dâng triều/ mưa hôn em đổ bao nhiêu cho vừa" (Mưa hôn).

Ngoài cảm xúc nhớ thương và nỗi cô đơn trong tình yêu, tập thơ “Lá chiêm bao” cũng ngập tràn tâm trạng mất mát, hoài niệm và nuối tiếc. Đặng Bá Tiến viết về nỗi mất mát, cô đơn thật đáng yêu, anh không chì chiết, đay nghiến mà chỉ bịn rịn, tưởng tiếc bằng một cảm xúc nhẹ nhàng và rất mực thành tâm.

Phần lớn ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng trong “Lá chiêm bao” được biểu đạt khá trực cảm, chân mộc thông qua một cảm xúc mãnh liệt từ điệu hồn tác giả. Trong tình yêu, những cung bậc cảm xúc được nhà thơ bung tỏa chân thành, không quá cầu kỳ trong lối biểu đạt. Mong ngóng được sớm gặp người tình, Đặng Bá Tiến cứ muốn "hô mưa gọi gió", thể hiện khát vọng cá nhân tha thiết, muốn tước đoạt cả quyền năng vô biên của tạo hóa. Mặt trời là của anh mà vầng trăng cũng là "của riêng ta đấy". Chính cách diễn đạt mới mẻ ấy đã mang đến cho thơ anh một vóc dáng riêng về mặt cảm xúc là cực mạnh, cực điểm: "Anh rung ngày cho mặt trời chóng rụng/ cho vầng trăng sớm ngự đỉnh trời/ trăng của muôn người và của riêng ta đấy/ giờ hẹn hò đã tới em ơi!" (Trăng).  Dù có lúc trực cảm, mạnh mẽ khi diễn đạt những yêu thương, nhớ nhung, mất mát trong tình yêu, song thơ tình Đặng Bá Tiến vẫn có những gam màu ngôn ngữ dễ thương và giàu sắc thái biểu cảm qua một số hình tượng thơ thật đẹp và lãng mạn. Hãy nghe anh so sánh tháng giêng và em đồng hành như một nỗi khát khao vẫy gọi ngàn đời: "Tháng Giêng là gái chưa chồng/ em như cây cải trổ ngồng rực hoa !" (Tháng Giêng). Hãy nghe anh say đắm và "bồng bềnh theo cảm xúc" trong một "Đêm Lào Cai" lãng đãng, nồng nàn: "Lào Cai/ rượu thơm tràn ngực ai/ mắt trẫm mình trong mắt/ Em như là mùa gặt/ ta chờ từ mạ non..." (Đêm Lào Cai).

Thơ tình yêu, cứ đọc mà mê, cứ đọc mà say, cứ đọc mà nhớ... Với tập “Lá chiêm bao” của nhà thơ Đặng Bá Tiến, điều đó hẳn đúng lắm thay!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa