Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Diệu Linh
Xem chi tiết
phan thi ngoc mai
3 tháng 10 2021 lúc 15:45

1. Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:

Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)

Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn. 

2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Cnon có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Yến Nhi
24 tháng 10 2023 lúc 12:08

1. Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ, vì những lý do sau:

 - Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn (năm chữ)

 - Bài thơ có sử dụng những biện pháp tu từ để làm nổi bật, ngôn ngữ cô động, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn. 

2. Trả lời :

 - Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi khi trẻ con ra đời. Qua bài thơ ta cảm nhận được cuộc sống ở trên trái đất khi loài người lúc bấy giờ chỉ toàn là trẻ con. Khi đó mọi thứ đều đang ở trong giai đoạn phôi thai, trẻ và sự sống chỉ mới bắt đầu. Khi đó mọi thứ còn rất hoang sơ và trần trụi. Và tất nhiên cũng không có màu xanh, không có dáng cây ngọn cỏ. Rồi loài người dần dần tiến bộ văn minh hơn. Đó cũng chính là khi ánh mặt trời soi rọi khắp nơi trên trái đất và mang lại cuộc sống cho muôn loài. Khi này loài người đã đông hơn. Và trẻ em được nuôi dưỡng để lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ, từ lời ru tuổi ấu ơ. Con có mẹ, có bố, có gia đình và ngày càng phát triển. Chính sự chăm sóc ấy đã làm cho trẻ em biết ngoan, biết nghĩ, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thể giới xung quanh.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
14 tháng 11 2021 lúc 16:38

Câu 2: Sự tiến hóa nha bạn

Bình luận (0)
Phạm Quang Sơn
Xem chi tiết
Người Già
30 tháng 9 2023 lúc 13:12

Tham khảo

Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

Bình luận (0)
Lê Tuệ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Yến Vy Trần
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
19 tháng 2 2019 lúc 13:53

a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương theo Hoài Thanh là xuất phát từ tình yêu thương con người, sau đó mở rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài. Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ ấn độ thể hiện dụng ý của tác giả đó là khẳng định mối quan hệ giữa văn chương, nghệ thuật và đời sống. Văn chương được khơi gợi từ đời sống và vẻ đẹp chân thực giản dị của cuộc sống là nguồn cảm hứng lớn đối với thi nhân.

b. Tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương đó là: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, gợi cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương vừa có tác dụng khơi gợi, vừa có tác dụng cảm hóa, làm thay đổi con người, khiến con người sống nhân văn, nhân ái, chan hòa hơn.

c. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau đó đưa ra kết luận về nguồn gốc, công dụng của văn chương. Cách lập luận ấy vừa chặt chẽ, vừa thuyết phục người đọc. Khiến văn bản hấp dẫn và gây ấn tượng được với độc giả.

Bình luận (0)
P G
Xem chi tiết
Tung Duong
11 tháng 10 2021 lúc 21:59

Cách lí giải nguồn gốc loài người trong các câu chuyện mà em biết

VD : Truyền thuyết "Con rồng cháu tiên" : Tổ tiên của người Việt Nam ta là Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, chúng ta được sinh ra từ 100 bọc trứng của mẹ Âu Cơ.

        Truyền thuyết "Nữ Oa nặn ra con người" : Nữ Thần Oa trong lịch sử Trung Quốc đã tự tay nặn ra con người từ đất sét

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG UYÊN
11 tháng 10 2021 lúc 23:16

thêm ttin:
theo tt châu Âu thì Giehovah (k bt cs gõ đúng tên k nữa) tạo ra con ng trng 24 ngày, ngày thứ 6 tạo ra Adam, sau đó Giehovah rút 1 cái xương sườn của Adam ra tạo thành Eva
hay theo tt Hy Lạp, thần Prô-mê-tê là người và các loài vật sử dụng đất sét trộn với nước

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 2 2019 lúc 7:30

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

Bình luận (0)
bi bo
Xem chi tiết
Đan Khánh
2 tháng 11 2021 lúc 18:37

Tham khảo:

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

Bình luận (1)