Viết đoạn văn về người bà trong "Bếp lửa" có dùng nhân hoá so sánh điệp ngữ
đề bài:em hãy viết 1 đoạn văn khoảng từ 10-12 câu về chủ đề "YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ".Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ là so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, ẩn dụ bằng nghị luận xã hội
Nhân vật mà tôi cảm thấy ấn tượng và yêu thích nhất khi đọc truyện Gió lạnh đầu mùa là Sơn. Cậu được sinh ra trong một gia đình khá giả, luôn nhận được tình yêu thương của những người thân. Nét tính cách của Sơn được thể hiện qua những tình huống cụ thể trong truyện. Khi nhìn thấy người vú giá “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”, Sơn cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu còn xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Sơn luôn tỏ ra thân thiện và chơi cùng với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo ở xóm trợ. Nhưng cảm động nhất là hành động của Sơn khi thấy Hiên - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”, Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Với nhân vật Sơn, nhà văn đã gửi gắm bài học giá trị về tình yêu thương con người trong cuộc sống.
Bạn tham khảo ạ:
Xã hội ngày càng thay đổi ,nhu cầu học tập ngày càng trở nên quan trọng. Việc học không chỉ ảnh hướng rất lớn về xã hội mà việc học đánh vào tương lai của mỗi con người.Vì vậy ,trẻ em hiện nay cần cố gắng học tập để có thể giúp được cho xã hội được bấy nhiêu thì hay bấy nhiêu .Người ta thường có câu ,"trẻ em là tương lai của đất nước" búp măng non sau này cũng trở nên cao ráo ,vạm vỡ.Qua đó ,trẻ em hiện nay không chỉ cần học tập thật tốt mà còn có sức khoẻ tốt ,có thể mới có thể giúp ích được cho đất nước ,xã hội hôm nay và mai sau.Trẻ em như những chú linh chuẩn bị ra trận vậy..Tương lai đang kêu gọi chúng ta hãy kiên trì ,tiếp tục vươn lên rồi sẽ thành công
Biện phát tu từ:Trẻ em như những chú linh chuẩn bị ra trận vậy : So sánh
Tương lai đang kêu gọi chúng ta hãy kiên trì ,tiếp tục vươn lên rồi sẽ thành công : Nhân hoá
Việc học không còn ảnh hướng rất lớn về xã hội mà việc học đánh vào tương lai của mỗi con người .: Điệp ngữ
Cre: Hoidap247
Bạn tham khảo ạ:
Xã hội ngày càng thay đổi ,nhu cầu học tập ngày càng trở nên quan trọng. Việc học không chỉ ảnh hướng rất lớn về xã hội mà việc học đánh vào tương lai của mỗi con người.Vì vậy ,trẻ em hiện nay cần cố gắng học tập để có thể giúp được cho xã hội được bấy nhiêu thì hay bấy nhiêu .Người ta thường có câu ,"trẻ em là tương lai của đất nước" búp măng non sau này cũng trở nên cao ráo ,vạm vỡ.Qua đó ,trẻ em hiện nay không chỉ cần học tập thật tốt mà còn có sức khoẻ tốt ,có thể mới có thể giúp ích được cho đất nước ,xã hội hôm nay và mai sau.Trẻ em như những chú linh chuẩn bị ra trận vậy..Tương lai đang kêu gọi chúng ta hãy kiên trì ,tiếp tục vươn lên rồi sẽ thành công
Biện phát tu từ:Trẻ em như những chú linh chuẩn bị ra trận vậy : So sánh
Tương lai đang kêu gọi chúng ta hãy kiên trì ,tiếp tục vươn lên rồi sẽ thành công : Nhân hoá
Việc học không còn ảnh hướng rất lớn về xã hội mà việc học đánh vào tương lai của mỗi con người .: Điệp ngữ
Bài 1:Viết đoạn văn (7 -10 câu)miêu tả âm thanh của 1 ngày mới.Đoạn văn có sử dụng so sánh,nhân hoá,điệp ngữ,đảo ngữ.(Chỉ rõ)
Lại một ngày nữa lại bắt đầu trên dải đất cọc cằn nhưng đầy tình yêu thương này. Vâng, và mảnh đất đó chính là nơi chôn rau cắt rốn của tôi, mang hai tiếng gọi thân thương khiến tôi không thể nào quên - Khánh Hòa. Sáng sớm, làn sương mù lạnh buốt đã bao quanh thôn xóm làng xa, chỉ còn lại một màu trắng phau, giăng tứ phía làm tôi chẳng thấy được rõ ràng những cảnh vật xung quanh. Càng về sau, mặt trời càng ló dạng, càng lên cao sau những ngọn đồi xanh biếc phía xa xa thì tôi mới cảm nhận được hết không khí buổi sáng trong lành trên mảnh đất của biển khơi. Cơn gió mát thoang thoảng bay trên những bông lúa mới chớm nở, mang hương vị của muối, của biển cả vào đất liền. Những cành cây còn ủ rũ sau trận mưa đêm qua giờ đây đã choàng tỉnh giấc, vươn lên khoe sắc đơm hoa. Những cơn sóng xô bờ tung bọt trắng xóa như những cô cậu bé tuổi mới lớn lon ton trên bãi biển mênh mang gió thổi. Ôi, nhưng sao tôi lại chú ý tới các chú làng chài da ngăm đen đang giăng buồm chuẩn bị ra khơi bắt cá. Buổi sáng tinh mơ đã bắt gặp những đoàn tàu rực rỡ màu sắc du ngoạn trên mặt nước xanh bao la. Khung cảnh buổi sáng tật đẹp làm sao! Tôi yêu lắm khung cảnh buổi sáng này, nó không đông đúc như Thành phố Hồ Chí Minh, không cổ kính như Hà Nội, cũng không nhộn nhịp như Đông bằng Sông Cửu Long, mà nó mang một chút dễ chịu từ biển cả, một chút yên bình từ thôn xóm và một chút hùng vĩ của núi rừng. Vâng, đó chính là buổi sáng của quê hương tôi, buổi sáng của Mẹ biển Đông bao la, buổi sáng của vùng đất thiêng liêng nhuộm đỏ dòng máu anh hùng, và nó mang tên "KHÁNH HÒA".
chúc học tốt
Đoạn văn tổng phân hợp cảm nhận về người bà trong bài bếp lửa , có dùng phép thế . giúp mình với ạ
Trong bài thơi bếp lửa của Bằng Việt, hình ảnh người bà làm em cảm thấy rất ấn tượng.Hình ảnh bà trong dòng kí ức tuổi thơ cháu hiện lên thật gần gũi, thiêng liêng với tình yêu thương vô bờ, sự che chở và bao bọc.Người bà trong bài hiện lên vừa là người mẹ, vừa là người trai của tác giả.Đó là người mẹ già với cái lưng còng ngày ngày nhóm lửa để sưởi ấm, nấu ăn,chăm sóc câu; là người tra dậy dỗ cậu lên người;và người bà luôn yêu thương cháu. Tuy cuộc sống vất vả, khó khăn nhưng bà văn luôn dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho cậu. Tuổi bà tuy đã già và đáng lí ở cải tuổi đó bà phải được nghỉ ngươi nhưng bà vẫn phải đi là để lo cho cuộc sống của mình và cháu. Bà là người đã chuyền lăng lượng và niềm tin trong cuộc sống cho nhiều người trong đó có cả con và cháu mình. Cả một đời bà chỉ ỹ và lo cho con cháu mà không quan tấm đến bản thân. Ngay kể cả khi nhà bị giặc đốt bà vẫn không muốn để cho con biết vì sợ con lo.Qua từng câu thơ, từng con chữ ta có thể cảm nhận được những đức tính, sự hinh sinh của bà được khơi ra với lòng biết ơn, tự hào sâu sắc của tác giả. Điều đó có thế trướng tỏ một điều rằng bà là một thứ vô cùng quý ra và thiêng liêng trong đối với tác giả và bà cũng là một người phụ nữ đẹp trong mọi thơi đại.
Viết đoạn văn biểu cảm với chủ đề về người bà trong đó có sử dụng từ trái nghĩa ( hoặc điệp ngữ và chỉ ra loại điệp ngữ em đã sử dụng trong đoạn văn đó )
Tham khảo:
Điệp ngữ: yêu: điệp ngữ nối tiếp
Ai cũng đều yêu quý gia đình mình, yêu cái hương khế ngọt tuổi thơ rải dọc theo triền sông nhỏ, yêu cái vẫy đuôi xoắn tít của chú cún, yêu tất cả những gì được thấy là hay ho qua con mắt thời trẻ nhỏ, một thời thơ dại và ngây ngô. Tuổi thơ tôi gắn bó nhất với bà ngoại vậy nên tôi yêu nhất bà ngoại của tôi.
Khi còn nhỏ, tôi cứ nghĩ bà cụ nào cũng hiền từ như bà tôi. Bà lo cho tôi mọi thứ, lúc nào bà cũng ở bên tôi, đưa tôi vào thế giới diệu kỳ chuyện cổ. Bà tôi vẫn đẹp, một cái đẹp hiền hòa, dịu dàng. Dáng người bà cao cao, đôi bàn tay nhăn nheo mà ấm áp. Đôi bàn tay truyền cho tôi làn hơi ấm, như chắt lọc những giọt nước tinh khiết nhất chảy vào tâm trí, từ cái thế giới ngoài khoảng sân, góc vườn nhà mình. Trước cái thế giới bao la mà tôi sẽ xòe cánh bay vào đó, bà như một tấm khiên mỏng manh đánh bật những điều xấu xa và đưa tôi đi đúng hướng, là một người hoa tiêu vững vàng rắn rỏi lại đầu óc tôi hướng về cái thiện. Bà còn là nhiều điều quý giá nữa mà tạo hóa ban tặng cho tôi.
Tôi vẫn còn nhớ mãi từng cử chỉ của bà, cái cười nheo mắt, cái vỗ về an ủi... Nếu trong cuộc đời này tôi quên đi những điều đó cũng có nghĩa là quên đi tuổi thơ, quên đi quá khứ, quên đi niềm vui và hạnh phúc. Chỉ ở bên bà tôi mới nghe được tiếng sóng vỗ của biển, tiếng nhạn kêu trong cây lá xào xạc lay động trong khoảng trời vàng vàng. Những kho tàng kiến thức bà mở ra cho tôi sẽ mở thêm cho tôi tình yêu quê hương đất nước, con người.
Như một chân lý của cuộc đời, bà, vị thần ánh sáng của tôi, sẽ mãi mãi giữ một vị trí quan trọng trong tim đứa cháu hiếu thảo này.
Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ ( nhân hoá , so sánh , ẩn dụ ,hoán dụ , nói quá , nói giảm nói tránh, điệp ngữ , chơi chữ)
ĐOẠN VĂN
Đoạn văn sẽ hơi ngắn gon nên bạn hãy góp ý kiến trong phần bình luận về đoạn văn . Chúc bạn may mắn thành công . HẾT
Cho đoạn thơ sau:
"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng."
a) Vì sao ở hai câu thơ cuối tác giả dùng hình ảnh "ngọn lửa" mà không nhắc lại "bếp lửa".
b) Hình ảnh ngọn lửa ở đây có ý nghĩ gì?
c) Viết đoạn văn khoảng 10-15 dòng trình bày cảm nhận về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một hình ảnh so sánh.
a)b) bếp lửa ở câu 1 chỉ để nói đến ngọn lửa ở các dòng khác mà thôi , việc dùng ngọn lửa có ý ngĩa là , ngọn lửa ở đây là tấm lòng và niềm tin là lòng nhiệt huyết bên trong con người ! từ ngọn lửa nói lên lòng bà rất ấm áp , ngọn lửa là sự trường tồn là sự ấm áp , là sự vĩnh hằng , là sự sống của mỗi chúng ta !
Trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Viết đoạn văn nêu rõ ý kiến của em.
Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. ... Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.
Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thẩn kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.
Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thẩn kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.
Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về người bà trong bài thơ bếp lửa của tác giả Bằng Việt
Tham khaor:
Bạn đã bao giờ đắm chìm trong những kỉ niệm tuổi thơ với một hình ảnh thân thuộc nào đó? Phải chăng hình ảnh ấy đã để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nơi tâm hồn? Với Bằng Việt, có lẽ bóng dáng thân thương của người bà bên bếp lửa đã thấm đẫm trang kí ức tuổi thơ. Những kí ức đó đã được Bằng Việt tái hiện chân thực qua bài thơ "Bếp lửa". Vậy hình ảnh người bà hiện lên trên những vần thơ ấy sâu sắc như thế nào? Điều đó góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm ra sao? Hãy thử hòa mình vào hơi ấm ngọn lửa của tình bà ngay từ những câu thơ đầu tiên:
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
Dòng cảm xúc trong trẻo, bình dị ấy bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa "chờn vờn sương sớm", "ấp iu nồng đượm" gợi bàn tay nhóm lửa khéo léo, chi chút của người bà. Sự hi sinh thầm lặng miệt mài của bà đã sưởi ấm trái tim đứa cháu nhỏ, sưởi ấm những năm tháng tuổi thơ của cháu. Tuổi thơ ấy có thật sự bình yên, êm đềm bên ngọn lửa ấm áp? Không! Những kỉ niệm tuổi thơ bên cạnh bà là cuộc sống có nhiều gian khổ, thiếu thốn và nhọc nhằn:
"Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!"
Những dòng thơ chân thực đến ám ảnh, xót xa. Năm lên bốn, cháu đã phải đối mặt với nạn đói năm 1945, vậy mà trong những mảnh ghép kí ức mơ hồ ấy vẫn lưu giữ mùi khói bếp của bà - mùi khói đã hun nhèm mắt cháu, để đến bây giờ nghĩ lại "sống mũi còn cay". Cay vì khói bếp, cay vì cảm xúc sống dậy những mùi khói của mấy chục năm qua. Không thể không nhận thấy sức ám ảnh, lay động trong tâm hồn cháu khi mà dù cho những kỉ niệm đã nhạt nhòa thì mùi khói bếp năm nào vẫn để lại dư vị cay cay nơi sống mũi. Bà vẫn lặng lẽ, vẫn âm thầm tích góp hơi ấm nuôi dưỡng cháu trong những năm tháng ấy, đến tận "tám năm ròng". Càng lớn lên trong vòng tay của bà, những kí ức về bà lại càng sâu đậm trong tâm hồn người cháu:
"Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học."
Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa để thấy được tình cảm của tác giả dành cho bà
Trong sương khói mịt mờ của chiến tranh, cháu không được sống cùng bố mẹ, nhưng lại được yêu thương, che chở, nuôi dưỡng tâm hồn từ tấm lòng bà. Bên bếp lửa hồng bà kể chuyện, chuyện đời thường ngày nay, chuyện cổ tích ngày xưa. Từng việc, từng việc, nhỏ nhẹ, hai bà cháu từng ngày, từng tháng và "tám năm ròng" cùng nhau "nhóm bếp lửa" để nấu nướng thức ăn, để sưởi ấm chỗ ở, và hơn thế, là để soi sáng trí tuệ và tâm hồn. Bà đã đóng vai trò thay thế người mẹ, người cha, người thầy để dạy dỗ, yêu thương cháu một cách vô điều kiện. Bởi vậy, tình yêu và kính trọng bà được Bằng Việt thể hiện sâu sắc qua hình ảnh: "Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc". Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Hơi ấm của bếp lửa ấy lại gợi thêm những kỉ niệm về một thời đầy vất vả, đau thương. Hình ảnh bà già nua, nhỏ bé nơi làng quên hoang tàn trong khói lửa chiến tranh vẫn không một lời kêu ca, phàn nàn khiến biết bao con tim chúng ta cảm phục. Đặc biệt, lời dặn cháu đã làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh, cả đời vì con vì cháu:
"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàm xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
'Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư, chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"
Thật vậy! Người bà ấy gồng mình lên gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm công tác với tấm lòng của một người hậu phương luôn hướng ra tiền tuyến, trong ý chí và nghị lực kiên cường. Bà mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, sẵn sàng hi sinh tình riêng để đặt tình chung lên trên. Đó chẳng phải là biểu hiện cao cả nhất của lòng yêu Tổ quốc, yêu kháng chiến và cách mạng đấy ư? Bằng Việt đã thổi vào những vần thơ truyền cho người đọc sức mạnh của lòng yêu nước, sự can đảm và hi sinh lớn lao qua hình tượng người bà. Càng về cuối, nỗi xúc động dâng trào lên càng tha thiết và mãnh liệt khiến cho hình ảnh người bà càng trở nên chân thực và sống động hơn bao giờ hết, làm điểm sáng cho cả bài thơ với những hành động và phẩm chất tuyệt đẹp:
"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!"
Bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng nguyên liệu củi rơm mà còn được nhen lên từ ngọn lửa sức sống, lòng yêu thương, "luôn ủ sẵn" trong bà, của niềm tin vô cùng "dai dẳng", bền bỉ và bất diệt... Giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam thời chiến. Bà là người nhóm lửa, truyền lửa, cũng là người luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng, tỏa sáng trong gia đình. Trong tâm trí của Bằng Việt, bếp lửa và bà tuy thật bình dị, song ẩn giấu nhiều điều cao quý thiêng liêng: "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!". Mỗi câu, mỗi chữ cứ như hồng lên, nồng ấm biết bao tình cảm nhớ thương, ơn nghĩa. Và đứa cháu hiếu thảo ấy giờ đây đã lớn, đã đi đến những chân trời mới mẻ, hạnh phúc. Thế nhưng dù có rời xa bếp lửa của bà, cháu vẫn nhớ mãi về ngọn lửa làm nhèm mắt cháu thuở lên bốn, vẫn nhớ mãi hình ảnh tảo tần nắng mưa nơi góc bếp của bà:
"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?"
Đứng trong những điều mới mẻ của thế giới rộng lớn, tuổi thơ đã lùi xa, đứa cháu nhỏ giờ đã được chắp cánh bay cao nhưng quên sao được bà và bếp lửa quê hương, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau bởi bà và quê hương yêu dấu là điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu trên mỗi bước đường đời. Hình ảnh bàn tay khéo léo, chắt chiu nhóm lửa vẫn luôn tỏa hơi ấm trong tâm hồn người cháu.
Bạch Cư Dị từng nói: "Cảm động lòng người trước hết không gì bằng tình cảm và tình cảm và tình cảm là cái gốc của văn chương". Thật vậy! Bài thơ "Bếp lửa" là một bài thơ như thế. Đọc những vẫn thơ thấm đẫm cảm xúc của Bằng Việt dường như trong ai cũng sống dậy những tình cảm đẹp, kí ức đẹp. Với bạn có thể là tình cảm với gia đình, người thân. Với bạn có thể là tình cảm với bạn bè, thầy cô. Bằng Việt cũng mang những cảm xúc đó, nhưng ông có thể chuyển tải nó qua những vần thơ tha thiết làm xao xuyến biết bao tâm hồn độc giả. Dòng cảm xúc trong trẻo ấy đã để lại trong ta nhiều ấn tượng, đặc biệt là hình ảnh thân thương của người bà.
TK :
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt là một hình ảnh thơ đẹp. Hình ảnh bếp lửa gắn với người bà tần tảo sớm hôm. Và hơn hết, bếp lửa ấy là cả tuổi thơ trong người cháu. Nó gắn với sương sớm, gắn với những yêu thương và cả những tháng ngày bố mẹ mẹ vất vả nơi chiến trường, bên cháu chỉ có bà và bếp lửa. Ký ức có phần đau thương bởi gắn với mùi hương của lửa, gắn với những tháng ngày xa nhà, thiếu vắng tình yêu thương của bố mẹ. Nhưng bù lại người cháu được sống trong tình yêu thương lớn lao của bà. Tám năm dòng cùng bà nhóm lửa là tám năm người cháu cháu được nghe những tiếng tu hú kêu, được sống trong tình yêu thương lớn lao của bà. Và dù bếp lửa có trải qua gian khó vẫn ấm áp mãi tình yêu thương. Ngay cả khi giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi thì bếp lửa ấy vẫn là nơi sưởi ấm tình thương của bà và cả niềm tin trong cháu. Điệp từ một ngọn lửa, một bếp lửa được lặp đi lặp lại trong toàn bài thơ như một sự khẳng định, một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ dòng cảm xúc trong lòng tác giả. Bếp lửa là sự vất vả của bà nhưng những vất vả của bà đã làm nên tình thương lớn lao cho người cháu và trở nên: Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa! Hình ảnh bếp lửa không chỉ là hình ảnh của làng quê, không chỉ là hình ảnh của những năm tháng thiếu thốn mà bếp lửa trở thành những ký ức trong tâm hồn của cháu. Và dù để ở nước Nga xa xôi chúa vẫn mãi nhớ về bà, mãi nhớ về bếp lửa trong tất cả yêu thương nồng đượm.