khan wind
“Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần tới ngôi trường và nỗi chơi vơi khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.”                                                                                      (...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Bùi Trần Huyền Trang
Xem chi tiết
Bùi Trần Huyền Trang
24 tháng 11 2021 lúc 15:02

Hồi tưởng lại ngày khai trường đầu tiên khi mẹ còn nhỏ

Bình luận (0)
Chu Diệu Linh
24 tháng 11 2021 lúc 15:18

Hồi tưởng về ngày khai trường đầu tiên của mình

Bình luận (0)
ĐOÀN THỊ MINH HIỀN
Xem chi tiết
Đào Triệu Ngọc
10 tháng 11 2021 lúc 10:45

a) Nội dung: tâm trạng và sự quan tâm, lo lắng của người mẹ trước ngày khia trường của con.Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

b) các từ láy: nôn nao, hồi hộp, hốt hoảng, chơi vơi--> tác dụng:nói lên tâm trạng và sự lo lắng của người mẹ.

các từ ghép:mik ko bt làm, bạn tự làm nha.

Bình luận (0)
34 Nguyễn Ngọc Khánh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Trương Ngọc Hường...
29 tháng 10 2021 lúc 18:45

-Từ láy: nôn nao, hoàn toàn, hồi hộp, hốt hoảng, đi đi

Đại từ: tôi

-Đó là thế giới của những điều hay lẽ phải, của tình thương

  +Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú

  +Là thế giới của tình thầy trò, của tình bạn

  +Là thế giới của những ước mơ, khát vọng.

-

Để có thể vững bước trên con đường đời, hành trang thiết yếu nhất mà mỗi người chúng ta đều phải có đó là tri thức. Bởi cuộc sống là những điều kỳ diệu mà con người không bao giờ có thể biết hết được. Chỉ có những tri thức mới giúp chúng ta vượt qua được tất cả những điều trong cuộc sống mà bước tới thành công của chính mình. Chẳng thế mà một nhà khoa học người Anh đã phát biểu rằng: “Tri thức là sức mạnh”.

Câu nói ngắn gọn nhưng đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của tri thức. Tri thức, theo nghĩa hẹp, là kiến thức tích lũy được về các lĩnh vực khác nhau của mỗi người nhờ học tập, rèn luyện và suy nghĩ. Theo nghĩa rộng, tri thức có thể hiểu là vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người,… của nhân loại nói chung. Sức mạnh của tri thức là khả năng làm thay đổi thế giới của tri thức thông qua sự vận dụng tri thức của con người trong các hoạt động nghiên cứu, lao động và sản xuất. Sức mạnh của tri thức còn có thể được hiểu là khả năng sáng tạo ra cái mới, cái tiến bộ, tạo động lực cho sự phát triển của xã hội. Nhờ biết tích lũy tri thức mà con người có thể hiểu được bản chất của thế giới khách quan, vận dụng tri thức từng bước làm chủ tự nhiên và cuộc sống của mình.

Không ai có thể phủ nhận sức mạnh làm thay đổi thế giới của tri thức. Nhờ có tri thức mà con người có thể tách mình ra khỏi thế giới loài vật hoang dã trở thành loài người văn minh thông qua hệ thống chữ viết, văn hóa trong xã hội loài người. Nhờ có tri thức mà cuộc sống của con người không ngừng phát triển theo từng thời kỳ. Năm 1860 ý tưởng đầu tiên về chiếc điện thoại được Johann Philipp Reis nghĩ ra Vài năm sau đó, cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lý của ông ngồi cách đó 4,5 m vào ngày 10/3/1876 với mẩu hội thoại ngắn ngủi: "Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!" là sự kiện lịch sử đánh dấu chính thức sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc .Năm 1879 lần đầu tiên Thomas Edison phát minh ra chiếc bóng đèn sợi đốt làm thay đổi diện mạo nhân loại, khi mà con người không phải sinh hoạt phụ thuộc vào nguồn ánh sáng tự nhiên của mặt trời nữa. Nhờ có đèn điện, năng suất lao động của thời bấy giờ cũng tăng lên đáng kể nhờ làm thêm ca đêm. Năm 1897 J.J. Thompson chính là người đã phát hiện và chứng minh được sự tồn tại của electron mặc dù ông chưa thể nhìn thấy hay tách được chúng ra. Electron là hạt hạ nguyên tử đầu tiên được phát hiện và được xác nhận là loại hạt đầu tiên cấu tạo nên vật chất nhỏ hơn cả nguyên tử. Khám phá này đã cung cấp cho chúng ta bằng chứng về một đơn vị mang điện cơ bản và miêu tả về nó. Những thí nghiệm và phát hiện của J.J. Thompson đã mở ra một lĩnh vực khoa học mới – Vật lý hạt.

Tất cả những thành tựu đó đều nhờ vào sức mạnh vô hạn của tri thức mà có. Sức mạnh tri thức làm con người có thể đảo lộn các trật tự tưởng như nghìn năm bất dịch, làm được bao điều phi thường trong trong cuộc sống. Trải qua thời gian, bằng tri thức con người đã xây dựng một xã hội loài người văn minh, tiến bộ tột bậc. Dường như, tham vọng khuất phục hoàn toàn hoàn cảnh sống là tham vọng bất tận của con người.

 

Chính vì thế mà con người không bao giờ ngừng học hỏi, nghiên cứu và sáng tạo ra những tri thức mới. Mỗi người trong xã hội luôn phải tự trau dồi kiến thức của bản thân thông qua hoạt động học tập. Học tập phải diễn ra đều đặn, lâu dài và xuyên suốt cuộc đời người. Học tập ở mọi nơi, mọi lúc và mọi thứ cần thiết. Thực tế cũng chứng minh, những người đạt đến đỉnh cao của vinh quang đều có vốn sống, vốn hiểu biết phong phú và nhu cầu cầu thị lớn. Học tập kỹ lưỡng và thực hành tỉ mỉ là bí quyết thành công của các nhà khoa học. Mỗi lượng tri thức đều phải được kiểm chứng qua trải nghiệm thực tế mới có thể được khẳng định.

Tri thức giúp chúng ta hoàn thiện mình, dũng cảm và tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động xã hội. Không có tri thức thì không có thành công. Chính vì thế chính là sức mạnh giúp con người hoàn thiện bản thân cũng như hoàn thiện xã hội. Đây là một khẳng định đúng đắn và cũng là chân lý vĩnh hằng được con người khẳng định qua thời gian.

    Mình nghĩ là thế=))))

Bình luận (1)
lê mai
Xem chi tiết
Lee Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
21 tháng 11 2021 lúc 19:05

Tham khảo!

1.B

2.A

3.C

4.D

5.B

6.B

7.B

8.D

9.B

10.B

a,

 từ láy âm đầu:  mơ màng, xám xịt, nặng nề, lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng.

- từ láy vần: sôi nổi.

- từ láy có cả âm đầu và vần: ầm ầm.

 b,-Bạn Nam lớp em trông thật lạnh lùng

-Thay vì hả hê trước sự bất hạnh của bà, mẹ bỏ ra nhiều giờ ráng giúp cho bà cảm thấy dễ chịu trong những tháng chót của đời bà.

Tập làm văn:

1.

Suốt những ngày tháng sau này, tôi đã trải qua thật nhiều kỉ niệm bên mái trường thân yêu. Đó là những giờ học tập miệt mài trên lớp học. Lời thầy cô giảng vẫn còn vọng lại trong ký ức. Những công thức toán học, những tác phẩm văn học, những sự kiện lịch sử, những môn thể thao… mà chúng tôi đã học được đều nhờ có sự dạy dỗ tận tình của thầy cô. Đây là một môi trường tốt để chúng tôi có thể thỏa sức học tập, kết bạn, tìm tòi, khám phá.... chúng tôi nhận được sự dạy dỗ, quan tâm chu đáo của mỗi thầy cô, mỗi thầy cô một cách dạy khác nhau nhưng ở họ luôn có chung một tình yêu thương dành cho học trò của mình. Những bài giảng luôn tràn đầy nhiệt huyết, ẩn chứa trong đó là đam mê, là yêu thương với từng bài giảng. Vì vậy chúng tôi luôn cảm thấy thú vị, đầy hứng khí khi được tiếp thu những kiến thức quý giá này. Ngoài tập trung chú trọng vào việc học, trường em còn tạo nhiều sân chơi bổ ích để học sinh có thể thể hiện tài năng ẩn náu của mình. Tôi vô cùng tự hào về học sinh trường tôi ngoài bề dày về thành tích học tập mà còn tham gia các hoạt động ngoại khóa vô cùng sôi nổi.

2.

 

Bố em năm nay đã bốn mươi tư tuổi. Bố là công nhân của một nhà máy trong thành phố. Bố có thân hình cao lớn. Chiều cao của bố khoảng một mét bảy mươi lăm. Dáng người khá gầy, nhưng bố rất khỏe. Mọi công việc nặng nhọc trong nhà, bố đều làm giúp hai mẹ con. Bố có khuôn mặt trái xoan, làn da ngăm đen. Mái tóc đã điểm vài sợi tóc bạc. Vầng trán cao, đầy nét cương nghị. Đôi bàn tay to với nhiều vết chai sần do công việc vất vả hàng ngày.

Không chỉ vậy, bố còn là người rất khéo tay. Mọi đồ đạc trong nhà hầu hết là do bố tự tay làm từ chiếc bàn học, cái kệ sách đến cái nôi ngày nhỏ em nằm. Nhờ bàn tay của bố mà mọi đồ đạc trong nhà đều rất đẹp đẽ. Tối tối thì bố lại dạy em học bài. tính bố em rất ân cần, chu đáo, khi thì hiền lành nhưng cũng có lúc rất cương quyết, nghiêm nghị.

Đối với em, bố là một người cha khá nghiêm khắc. Bố thường dạy em phải biết tự lập trong những công việc cá nhân. Mỗi khi em phạm phải sai lầm, bố lại nghiêm túc nhắc nhở để em sửa chữa. Nhưng bố cũng vô cùng tâm lý nữa. Vào những dịp đặc biệt, bố thường mua quà tặng cho hai mẹ con em, hoặc tự tay xuống bếp nấu những món ăn mà em và mẹ thích. Thật sự, bố là một đầu bếp vô cùng tài năng.

Bố xứng đáng là “một trụ cột” vững chắc của gia đình. Mọi khó khăn trong cuộc sống của em, bố đều sẽ ở bên động viên, chia sẻ. Từ tận đáy lòng, em muốn nói lời cảm ơn và yêu thương bố rất nhiều.

 

 

Bình luận (0)
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Đoàn Đạt
15 tháng 10 2016 lúc 11:50

a, Phần đoạn văn trên thuộc phần thân bài

b, Câu văn trên có cách biểu cảm trực tiếp vì đã dùng những từ biểu lộ tình cảm như là: rất, sâu đậm, ấn tượng

c, 

Tìm hiểu đề

Đây là bước hết sức quan trọng trước khi viết một bài văn. Nhiều người thường có thói quen bỏ qua bước này, khi nhận được đề thường đi vào viết một mạch, không giành thời gian tìm hiểu đề.

Việc tìm hiểu đề ở đây giúp bạn trả lời các câu hỏi: trọng tâm nội dung đề là gì? Đối với đề bài này cần phải sử dụng các thao tác lập luận nào (phân tích, so sánh, chứng mình….) để từ đó có thể xác định được phạm vi tài liệu cần phải sử dụng đến. Bước tìm hiểu đề là bước đầu tiên bạn cần phải làm trước khi đi vào làm một bài văn, tuy nó không được trình bày vào bài làm nhưng giúp bạn nắm rõ và chắc nhất được những thông tin và bài làm, xác định được hướng làm và trình bày. Nếu bỏ qua bước này, bạn có thể dẫn đến lạc đề, đi không đúng trọng tâm yêu cầu và bài văn trở nên sai lệch.

Lập dàn ý

Sau khi đã tìm hiểu đề cơ bản trả lời được những câu hỏi cần thiết để xác định hướng làm bài cho mình, bạn tiếp tục bước lập dàn ý. Việc lập dàn ý giúp người làm bao quát được vấn đề, đi triển khai các ý cơ bản trong trọng tâm bài mà phần tìm hiểu đề đã xác định.

Khi lập dàn bài, người viết sẽ đảm bảo được tính hệ thống và bao quát của lập luận đang triển khai, có thể cân đối được bài viết, xác định được mức độ khi trình bày mỗi ý, từ đó có thể phân bổ được thời gian làm và cần rút gọn và trung và ý nào là trọng tâm.

Khi bạn lập được một dàn ý tốt, việc triển khai viết bài sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn và khả năng diễn đạt cũng như cách trình bày trau chuốt hơn rất nhiều.

Thông thường dàn ý một bài văn gồm 3 phần:

– Mở bài: là phần mở đầu dẫn dắt người đọc vào cảm nhận một bài văn, nếu mở đầu đảm bảo đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn. Trong phần này, người viết phải giới thiệu được khái quát vấn đề định triển khai cho phần trọng tâm. Yêu cầu cần viết ngắn gọn, tự nhiên và hấp dẫn.

– Thân bài: triển khai lần lượt từng khía cạnh của vấn đề trọng tâm, làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài. Yêu cầu cần rõ ý, các ý chia thành từng đoạn và có các câu hoặc từ chuyển tiếp.

– Kết bài: kết thúc vấn đề, chốt lại những gì đã làm sáng tỏ phần thân bài. Ngoài ra nên khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.

Tiến hành viết bài

Căn cứ vào dàn bài đã triển khai, viết thành một bài văn hoàn chỉnh với câu cú rõ nghĩa, hàm súc, dấu câu thích hợp. Bài viết cố gắng triển khai đầy đủ những ý đã được đưa ra ở phần dàn bài theo hướng phù hợp nhất.

Khi viết bài bạn cần biết phân bổ thời gian hợp lý để tránh quá tập trung vào một ý mà quên làm những phần khác khiến bài văn không cần đối và không đủ ý.

Trong khi viết bài cũng cần chú ý trau chuốt ngôn từ, dùng những từ đúng chuẩn xác nhưng cố gắng chọn lọc những từ “đắt” giá nhất.

Bình luận (0)
Suzune
Xem chi tiết
Hồ Anh Thông
16 tháng 9 2017 lúc 13:55

ê ông cố! Cái này là Ngữ Văn 7 chứ đâu phải Toán 7! Nhảm l 

Bình luận (0)
Molang
Xem chi tiết
Jenny_2690
16 tháng 8 2018 lúc 23:08

a, Từ ghép: mùa hè, nhà trường,khai trường,học trò, bà ngoại,ngôi trường,cổng trường,cánh cổng,thế giới,con người

b, Từ láy âm: nhẹ nhàng, rạo rực, xao xuyến, nôn nao, hồi hộp, hốt hoảng

    Từ láy vần:  bâng khuâng,chơi vơi,

    Láy toàn bộ: mãi mãi

Bình luận (0)
Trịnh Hoàng Đạt
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
10 tháng 4 2018 lúc 8:47

a. Ngày mẹ còn nhỏ => Cụm C - V mở rộng.

b. Người gày gò và dài lêu nghêu => Cụm C-V mở rộng

Bình luận (0)