Soạn văn bản sự tích hồ gươm
hãy soạn và tóm tắt văn bản bài Sự tích hồ Gươm
ai ngắn gọn nhất mik tik
Soạn văn bài Sự tích Hồ gươm
soạn văn bài Sự tích hồ gươm
Câu 1. Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.
Lí do đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:Vì giặc Minh quá tàn ác, sát hại dân lành làm bao điều bạo ngược.Vì lòng dân căm giận bọn giặc đến tận xương tuỷ.Vì lực lượng nghĩa quân trong những ngày đầu chưa mạnh.Ý nghĩaThể hiện sự đồng tình và phù hộ của thần linh của tổ tiên đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộcLàm tăng thêm sự kì ảo và hấp dẫn của câu chuyện.Câu 2. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới. Lê Lợi ghi nhận điều là của gươm khi đến nhà Lê Thận: Lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ “thuận thiên”. Khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ. Lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dânLê Lợi chủ tướng được chuôi.Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.Câu 3. Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quản Lam Sơn.
Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.Câu 4. Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?
Sau khi hòa bình, Long Vương cho đòi gươm.Cách trả gươm.Ở hồ Tả Vọng.Một năm sau khi đuổi giặc Minh.Nhân vật đòi: Rùa Vàng – sứ giả Long Vương.Vua nâng gươm trân trọng, Rùa đớp lấy rồi lặn xuống.Câu 5. Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm
Ý nghĩaCa ngợi tính chất ý nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.Giải thích tên hồ Hoàn Kiếm.Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.Câu 6. Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa vàng? Theo em, hình tượng Rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai? Và cho cái gì?
Ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.Từ hai truyền thuyết này có thể thấy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương (thần cai trị biển), tượng trưng cho sự giúp đỡ của các thần dưới biển với con người.Hướng dẫn soạn bài " Sự tích Hồ Gươm" - Văn lớp 6
I. VỀ THỂ LOẠI
(Xem trong bài Con Rồng cháu Tiên).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng trời, được nhân dân hết lòng ủng hộ.
2. Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
3. Sức mạnh của gươm thần:
- Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
- Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.
4. Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.
5. Ý nghĩa:
- Truyện Sự tích Hồ Gươm trước hết giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm) nhưng điều chủ yếu nhân dân ta muốn nói đến là tính chất chính nghĩa, hợp lòng trời, được nhân dân ủng hộ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.
- Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
6* Ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Từ hai truyền thuyết này có thể thấy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương (thần cai trị biển), tượng trưng cho sự giúp đỡ của các thần dưới biển với con người.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt:
Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
2. Lời kể:
Việc xác định lời kể cần dựa trên cơ sở đọc văn bản thể hiện diễn biến của câu chuyện.
- Đoạn Lê Thận kéo lưới ba lần đều chỉ thấy thanh sắt: kể cao giọng, thể hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt.
- Tiếng reo của Lê Thận khi nhận ra đó là một thanh gươm ("Ha ha! Một lưỡi gươm") có sắc thái ngạc nhiên, vui sướng.
- Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi ("Đây là Trời có ý... báo đền Tổ quốc"): cần kể bằng giọng trang trọng, thiêng liêng.
- Đoạn nói về chiến thắng của nghĩa quân sau khi có được thanh gươm thần (Từ đó nhuệ khí... không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước"): kể bằng giọng hào hùng, sảng khoái.
3. Tác giả dân gian đã không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng lúc là có ý ngợi ca sự thông minh tài trí của Lê Lợi. Bởi nếu không có sự nhanh trí của Lê Lợi khi lắp ghép các sự kiện rời rạc với nhau thì chiếc gươm thần của Long Quân không thể đến với vị chủ tướng và giúp nghĩa quân thắng lợi được.
4*. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết (phần giải thích tên gọi) sẽ không có điều kiện được nêu ra.
5. Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học.
Gợi ý:
- Về định nghĩa truyền thuyết (xem trong bài Con Rồng, cháu Tiên).
- Các truyền thuyết đã học: xem lại mục lục và tự thống kê.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt: Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. 2. Lời kể: Việc xác định lời kể cần dựa trên cơ sở đọc văn bản thể hiện diễn biến của câu chuyện. - Đoạn Lê Thận kéo lưới ba lần đều chỉ thấy thanh sắt: kể cao giọng, thể hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt. - Tiếng reo của Lê Thận khi nhận ra đó là một thanh gươm ("Ha ha! Một lưỡi gươm") có sắc thái ngạc nhiên, vui sướng. - Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi ("Đây là Trời có ý... báo đền Tổ quốc"): cần kể bằng giọng trang trọng, thiêng liêng. - Đoạn nói về chiến thắng của nghĩa quân sau khi có được thanh gươm thần (Từ đó nhuệ khí... không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước"): kể bằng giọng hào hùng, sảng khoái. 3. Tác giả dân gian đã không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng lúc là có ý ngợi ca sự thông minh tài trí của Lê Lợi. Bởi nếu không có sự nhanh trí của Lê Lợi khi lắp ghép các sự kiện rời rạc với nhau thì chiếc gươm thần của Long Quân không thể đến với vị chủ tướng và giúp nghĩa quân thắng lợi được. 4*. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết (phần giải thích tên gọi) sẽ không có điều kiện được nêu ra. 5. Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học. Gợi ý: - Về định nghĩa truyền thuyết (xem trong bài Con Rồng, cháu Tiên). - Các truyền thuyết đã học: xem lại mục lục và tự thống kê.soạn văn bài sự tích hồ gươm
mk cần gấp nha
Trong văn bản “Sự tích Hồ Gươm”, Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào?
Lê Lợi nhận được gươm báu trong hoàn cảnh đặc biệt:
- Đức Long Quân không trực tiếp đưa cho ngài mà thông qua nhân vật Lê Thận. Việc Lê Thận tìm thây được gươm báu khi kéo lưới, còn Lê Lợi lại thấy chuôi gươm chứng tỏ sự hòa hợp giữa nhân dân và người đứng đầu (Lê Lợi).
- Các bộ phận của gươm báu khớp vào với nhau, lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ "Thuận Thiên", tượng trưng cho sức mạnh trên dưới đồng lòng của nhân dân ta. Sức mạnh đó đà làm nên chiến thắng chống lại kẻ thù xâm lược. Cách trao gươm như vậy vừa có ý nghĩa kì lạ, vừa linh thiêng và sâu sắc.
Văn bản “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào?
nhưng truyền thuyết gì mới được
giúp em gấp:
Tóm tắt nội dung chính của 3 văn bản sau: Thánh Gióng, Sự Tích Hồ Gươm, Bánh chưng bánh giầy nêu sự kiện chi tiết và lí do lựa chọn : Thánh Gióng, Sự Tích Hồ Gươm, Bánh chưng bánh giầy
1: khi đọc 1 văn bản truyền thuyết, cần lưu ý đến những đặc điểm nào của thể loại này?
2: khi tóm tắt 1 văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?
3: bài học giúp em hiểu thêm những gì về lịch sử nước mình?
Thánh gióng ( Sự kiện chính )
- Sự ra đời kì lạ và lớn lên của Thánh gióng ( Bà mẹ ướm chân vào vết chân to , Thánh Gióng lên 3 tuổi vẫn không biết đi biết nói )
- Giặc xâm chiếm , Thánh Gióng lớn nhanh như thổi ( Vua cho tìm người đánh giặc , nghe tin Gióng liền gọi Sứ Giả lại kêu làm giáp sắt ,....Thánh Gióng ăn nhiều nhà không có gạo liền kêu gọi bà con góp gạo nuôi Gióng)
- Gióng đánh tan giặc
- Gióng bay lên trời
Em thích câu chuyện Thánh Gióng vì câu chuyện nói về người anh hùng đánh giặc cứu nước
Sự tích Hồ Gươm
- Giặc Minh xâm chiếm nước Nam . Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm đánh tan giặc
- Người chài tên Thận 3 lần kéo được lưỡi gươm . Chàng tham gia nghĩa quân
- Lê Lợi tìm được chuôi gươm nạm ngọc
- Lưỡi gươm và chuôi gươm vừa như in . Lê Thận tặng cho vua
- Vua đánh tan giặc
Trong văn bản “Sự tích Hồ Gươm”, vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Đức Long Quân cho mượn gươm thần vì:
- Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm điều bạo ngược, nhân dân ta căm thù chúng đến tận xương tủy.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc nhưng thế lực còn yếu nên nhiều lần bị thua.
- Đức Long Quân muốn cho nghĩa quân chiến thắng quân giặc, mang lại cuộc sống hòa bình, yên ấm cho nhân dân