Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 10 2018 lúc 3:59

Đáp án A

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 7 2017 lúc 13:40

ð Đáp án E

Bình luận (0)
Khánh Huyền
Xem chi tiết
Laville Venom
17 tháng 5 2021 lúc 10:38

Tham khảo

Lòng hiếu thảo luôn luôn được xem là một phẩm chất đáng quý và đáng có của mỗi con người. Thực sự hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta – những người con của cha mẹ. Trong xã hội cũ cho đến tận bây giờ người ta luôn luôn coi trọng chữ hiếu.

Đầu tiên ta phải hiểu được hiếu thảo có nghĩa là gì? Định nghĩa và hiếu thảo có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng ta hiểu được một cách chung nhất đó chính là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Chính sự hiếu thảo dường như cũng đã thể hiện những tình cảm, thể hiện được những sự suy nghĩ của bản thân mỗi người với những người mà đã có công ơn to lớn với chúng ta.

Thực sự đức tính hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, cần thiết ở mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt sự hiếu thảo như càng quan trọng hơn, cần thiết hơn đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những đó chính là những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại. Nhân dân ta từ xưa cho đến nay đã có truyền thống hiếu thảo và đứ tính đó như là một bài học cho tất cả chúng ta hiện nay. Ta như biết được hiếu thảo cũng chính là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu rất ý nghĩa về công lao to lớn của cha mẹ và nhấn mạnh, nhắn nhủ sự hiếu thảo của người con:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Ta không thể phủ nhận được công lao trời biển to lớn của cha mẹ. Quả thực cha mẹ chính là bậc sinh thành – người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ đã có công sinh ra ta và nuôi dưỡng ta lên người, công lao đó phải được ví như trời biển. Khó ai có thể tốt với ta như cha mẹ, cha mẹ luôn luôn hết lòng yêu thương, cũng như luôn chăm sóc những đứa con của mình chu đáo tận tâm nhất, một cách vô điều kiện. Họ như quan tâm đứa trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, hay là có cả những sự gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc.

 

Quả thực ta phải biết được rằng chính đối với cha mẹ thì: “con dẫu lớn vẫn là con của mẹ – đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn dõi theo con”. Điều đó thật là đúng, những công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn, nó đã được ví như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la như thật mênh mông và vô tận”. Chính bởi vậy mà trong mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy bằng những việc làm nhỏ nhất chúng ta có thể làm được đó chính là phải ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội.

Những điều chúng ta làm thực ra là có ý nghĩa cho chính bản thân chúng ta nhiều hơn. Nhưng đó lại chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo với cha mẹ, cha mẹ không bao giờ mong con cái đền đáp công lao của họ mà chỉ mong con cái có thể được bình an và hạnh phúc mà thôi.

Chúng ta như cũng phải biết được rằng chính lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ thôi đâu mà nó còn được thể hiện với mọi người xung quanh. Đó chính là sự kính trên nhường dưới, hiếu thảo với cả ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,… Thầy cô là những người mở ra cho chúng ta những bầu trời kiến thức. Thầy cô cũng là người mà như đã chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Ta như thấy được đó chính là những điều không hề ồn ào, phô trương mà nó lại như đang thật là âm thầm và lặng lẽ.

Những thầy cô như những người lái đò thật chịu thương, chịu khó như thật cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức và đó là biết bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Song, có lẽ ta cũng thấy được để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, tất cả chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thảo”. Đó chính là sự nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã thật anh dũng ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Thật đáng nghẹn lòng khi những người lính đó ngã sống mà nấm mồ lại không bia đá, tượng đài. Và đó còn không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, đó là những người lính mà hành trang của họ dường như vẫn đượm mùi sách vở. Cũng chính những tâm hồn, những tấm gương anh dũng kiên trung đó sẽ được hồn thiêng sông núi và các thế hệ người sau luôn nhớ mãi đến các anh.

 

Quả thực ta như thấy được tất cả những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau nữa. Bên cạnh đó ta như thấy được chính trong xã hội ngày nay, đặc biệt là khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan…thì chính bản thân của chúng ta cũng đã bị cuốn vào những mưu sinh cơm áo gạo tiền mà như quên mất đi những nghĩa cử, những việc làm hiếu thảo cần phải làm.

Tất cả chúng ta – những thế hệ trẻ ngày nay cũng cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người. Trong số những phẩm chất đạo đức thì lòng hiếu thảo cũng cần được đề cao hơn bao giờ hết. Chúng ta cũng cần phải thực nghiêm khắc lên án những hành vi đồi bại đối xử không tốt với các bậc cha mẹ – những người có công sinh thành, nuôi dưỡng ta lên người.

Tóm lại ta như thấy được chính lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Thông qua đây ta cũng như thấy được mỗi người chúng ta cũng phải thật nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, nhìn nhận của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo luôn quan trọng và nhất nhất phải có trong cuộc sống của chính mỗi người.

Bình luận (1)
nguyễn minh châu
8 tháng 11 2021 lúc 20:13

Tham khảo

Lòng hiếu thảo luôn luôn được xem là một phẩm chất đáng quý và đáng có của mỗi con người. Thực sự hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta – những người con của cha mẹ. Trong xã hội cũ cho đến tận bây giờ người ta luôn luôn coi trọng chữ hiếu.

Đầu tiên ta phải hiểu được hiếu thảo có nghĩa là gì? Định nghĩa và hiếu thảo có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng ta hiểu được một cách chung nhất đó chính là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Chính sự hiếu thảo dường như cũng đã thể hiện những tình cảm, thể hiện được những sự suy nghĩ của bản thân mỗi người với những người mà đã có công ơn to lớn với chúng ta.

Thực sự đức tính hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, cần thiết ở mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt sự hiếu thảo như càng quan trọng hơn, cần thiết hơn đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những đó chính là những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại. Nhân dân ta từ xưa cho đến nay đã có truyền thống hiếu thảo và đứ tính đó như là một bài học cho tất cả chúng ta hiện nay. Ta như biết được hiếu thảo cũng chính là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu rất ý nghĩa về công lao to lớn của cha mẹ và nhấn mạnh, nhắn nhủ sự hiếu thảo của người con:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Ta không thể phủ nhận được công lao trời biển to lớn của cha mẹ. Quả thực cha mẹ chính là bậc sinh thành – người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ đã có công sinh ra ta và nuôi dưỡng ta lên người, công lao đó phải được ví như trời biển. Khó ai có thể tốt với ta như cha mẹ, cha mẹ luôn luôn hết lòng yêu thương, cũng như luôn chăm sóc những đứa con của mình chu đáo tận tâm nhất, một cách vô điều kiện. Họ như quan tâm đứa trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, hay là có cả những sự gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc.

 

Quả thực ta phải biết được rằng chính đối với cha mẹ thì: “con dẫu lớn vẫn là con của mẹ – đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn dõi theo con”. Điều đó thật là đúng, những công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn, nó đã được ví như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la như thật mênh mông và vô tận”. Chính bởi vậy mà trong mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy bằng những việc làm nhỏ nhất chúng ta có thể làm được đó chính là phải ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội.

Những điều chúng ta làm thực ra là có ý nghĩa cho chính bản thân chúng ta nhiều hơn. Nhưng đó lại chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo với cha mẹ, cha mẹ không bao giờ mong con cái đền đáp công lao của họ mà chỉ mong con cái có thể được bình an và hạnh phúc mà thôi.

Chúng ta như cũng phải biết được rằng chính lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ thôi đâu mà nó còn được thể hiện với mọi người xung quanh. Đó chính là sự kính trên nhường dưới, hiếu thảo với cả ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,… Thầy cô là những người mở ra cho chúng ta những bầu trời kiến thức. Thầy cô cũng là người mà như đã chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Ta như thấy được đó chính là những điều không hề ồn ào, phô trương mà nó lại như đang thật là âm thầm và lặng lẽ.

Những thầy cô như những người lái đò thật chịu thương, chịu khó như thật cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức và đó là biết bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Song, có lẽ ta cũng thấy được để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, tất cả chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thảo”. Đó chính là sự nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã thật anh dũng ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Thật đáng nghẹn lòng khi những người lính đó ngã sống mà nấm mồ lại không bia đá, tượng đài. Và đó còn không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, đó là những người lính mà hành trang của họ dường như vẫn đượm mùi sách vở. Cũng chính những tâm hồn, những tấm gương anh dũng kiên trung đó sẽ được hồn thiêng sông núi và các thế hệ người sau luôn nhớ mãi đến các anh.

 

Quả thực ta như thấy được tất cả những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau nữa. Bên cạnh đó ta như thấy được chính trong xã hội ngày nay, đặc biệt là khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan…thì chính bản thân của chúng ta cũng đã bị cuốn vào những mưu sinh cơm áo gạo tiền mà như quên mất đi những nghĩa cử, những việc làm hiếu thảo cần phải làm.

Tất cả chúng ta – những thế hệ trẻ ngày nay cũng cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người. Trong số những phẩm chất đạo đức thì lòng hiếu thảo cũng cần được đề cao hơn bao giờ hết. Chúng ta cũng cần phải thực nghiêm khắc lên án những hành vi đồi bại đối xử không tốt với các bậc cha mẹ – những người có công sinh thành, nuôi dưỡng ta lên người.

Tóm lại ta như thấy được chính lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Thông qua đây ta cũng như thấy được mỗi người chúng ta cũng phải thật nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, nhìn nhận của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo luôn quan trọng và nhất nhất phải có trong cuộc sống của chính mỗi người.

Bình luận (0)
Anh Tiến
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Hùng
Xem chi tiết
anh hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hải
1 tháng 2 2016 lúc 14:25

                Thơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời, kể cũng là điều nghiệt ngã, khi người vợ đi vào thiên thư mới được đi vào địa hạt thi ca. Bà Tú có thể đã chịu nghiệt ngã của cuộc đời nhưng lại có được niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống, bà đã đi vào thơ ông với tất cả niềm yêu thương, trân trọng của chồng. Ông Tú phải thương vợ lắm thì mới hiểu và viết được như thế. Trong thơ ông ta bắt gặp hình ảnh bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp theo sau.

                Trong bài thơ, hình ảnh bà Tú hiện lên rõ nét qua những nét hoạ của Tú Xương, nhưng để làm được điều đó hẳn ông phải là một người chồng yêu thương và hiểu vợ rất nhiều. Ông luôn giõi theo những bước đi đầy gian truân của bà Tú, thương nhưng chẳng biết lằm gì, chỉ biết thể hiện nó qua thơ ca. Bằng những lời thơ chân chất, mộc mạc chân thành, tú Xương đã khắc học rõ nét hình ảnh bà Tú với lòng yêu thương da diết. Mỗi chữ trong thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, yêu thương và lòng cảm phục sâu sắc:

                                              “Nuôi đủ năm con với một chồng”

                  Từ “đủ” trong “nuôi đủ” vừa nói rõ số lượng, vừa nới chất lượng. bà Tú nuôi cả con, cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức: “Cơm hai bữa cá kho rau muống. Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô”. Tuy chỉ ẩn hiện đằng sau hình ảnh bà Tú, khó thấy, nhưng khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm, ở đây cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện qua từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là một tấm lòng không chỉ thương mà còn là tri ân vợ. Có người cho rằng, trong câu thơ trên, ông Tú tự coi mình là một đứa con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nới mà tách riêng rặch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách mình, tự lên án bản thân. ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú laays ông là do duyên, nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều. Ông chủi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sau xa khiến bà Tú phải khổ, sự hờ hững của ong với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo.

                 Ở cái xã hội đã có luật bất thành văn đối với người phục nữ: ”Xuất giá tòng phu”, đối với quan hệ vợ chồng thì “phu xướng, phụ tuỳ” thế mà có một nhà thơ dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quân ăn bám vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn giám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao. Nhan đề Thương vợ chưa nới hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của tâm hồn Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ biết thương vợ mà còn biết ơn vợ. không chỉ đẻ lên án thói đời mà còn là để trách bản thân. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết, càng thương yêu, quya trọng vợ hơn.

                Tình yêu thương, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương vừa mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.

 

 

Bình luận (0)
Liên Hồng Phúc
1 tháng 2 2016 lúc 14:25

Thơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời, kể cũng là điều nghiệt ngã, khi người vợ đi vào thiên thư mới được đi vào địa hạt thi ca. Bà Tú có thể đã chịu nghiệt ngã của cuộc đời nhưng lại có được niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống, bà đã đi vào thơ ông với tất cả niềm yêu thương, trân trọng của chồng. Ông Tú phải thương vợ lắm thì mới hiểu và viết được như thế. Trong thơ ông ta bắt gặp hình ảnh bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp theo sau.
Trong bài thơ, hình ảnh bà tú hiện lên rõ nét qua những nét hoạ của Tú Xương, nhưng để làm được điều đó hẳn ông phải là một người chồng yêu thương và hiểu vợ rất nhieeuf. Ông luôn giõi theo những bước đi đầy gian truân của bà Tú, thương nhưng chẳng biết lằm gì, chỉ biết thể hiện nó qua thơ ca. Bằng những lời thơ chân chất, mộc mạc chân thành, tú Xương đã khắc học rõ nét hình ảnh bà Tú với lòng yêu thương da diết. Mỗi chữ trong thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, yêu thương và lòng cảm phục sâu sắc:
“ Nuôi đủ năm con với một chồng”
Tù “ đủ” trong “ nuôi đủ” vừa nói rõ số lượng, vừa nới chất lượng. bà Tú nuôi cả con. cả chồng, nuôi đảm bảo đén mức:” Cơn hai bữa cá kho rau muống. Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô”. Tuy chỉ ẩn hiện đằng sau hình ảnh bà Tú, khó thấy, nhưng khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm, ở đây cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện qua từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là một tấm lòng không chỉ thương mà còn là tri ân vợ. Có người cho rằng, trong câu thơ trên, ông Tú tự coi mình là một đứa con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nới mà tách riêng rặch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách mình, tự lên án bản thân. ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú laays ông là do duyên, nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều. Ông chủi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sau xa khiến bà Tú phải khổ, sự hờ hững của ong với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo.
Ở cái xã hội đã có luật bất thành văn đối với người phục nữ: “Xuất giá tòng phu”, đối với quan hệ vợ chồng thì “phu xướng, phụ tuỳ” thế mà có một nhà thơ dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quân ăn bám vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn giám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao. Nhan đề Thương vợ chưa nới hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của tâm hồn Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ biết thương vợ mà còn biết ơn vợ. không chỉ đẻ lên án thói đời mà còn là để trách bản thân. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết, càng thương yêu, quya trọng vợ hơn.
Tình yêu thương, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xú mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương vừa mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc. 

Bình luận (0)
HNGH
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 10 2021 lúc 22:14

Em tham khảo:

“Thương vợ” – một trong những bài thơ chất chứa nồng nàn bao cảm xúc của một người chồng dành cho vợ mình giữa cuộc đời bao vất vả, lo toan. Người chồng ấy không phải ai khác mà chính là tác giả của bài thơ: Trần Tế Xương. Ông đã dành cho vợ mình những tình cảm rất chân thành qua lời thơ giản dị mà sâu sắc.
    Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ trẻ với những tác phẩm đã trở thành bất tử. Sáng tác của ông gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.    Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế Xương lại khác. Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối. Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.      Trong những câu thơ đầu, ông miêu tả rất chân thực về cuộc sống và gánh vác nặng nhọ của vợ mình. Nghề của bà là buôn bán, quanh năm ngày tháng lặn lội ở “mom sông” – nơi có nhiều hiểm nguy rình rập. Ông Tú ngày đêm bận bịu với đèn sách, với thơ ca, vậy mà vẫn để tâm đến công việc của vợ mình, khác hẳn với những người đàn ông khác trong chế độ nam quyền cùng thời. Ông là người có tri thức, lại thấu hiểu sự đời. Vì thế, ông hiểu hơn ai hết những nỗi vất lo toàn mà vợ mình đang gánh.      Ông đã dành cho vợ những lời thơ rất giản dị với hình ảnh và từ ngữ chân thành, giàu cảm xúc. Ông hiểu rằng, vợ mình vất vả như vậy là vì phải “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Đủ là đủ ăn đủ mặc, đủ ấm, đủ không thiếu thứ gì. Ông tự đặt mình cân xứng với “năm con” để khắc họa thêm trọng trách lớn lao mà bà Tú đang đảm đương. Không phải ông hạ mình trước vợ, càng không phải ông thấp hèn, kém cỏi mà vì cái nghiệp văn chương của ông lúc bấy giờ không phải là thời thịnh nên không thể dựa vào đó mà lo toan cuộc mưu sinh cơm áo gạo tiền được. Trong lời thơ của ông còn thầm có sự biết ơn, trân trọng sâu sắc đến người vợ đảm đang, tảo tần, giàu hi sinh. Bởi thế, ông mới hiểu những ngày bà “lặn lội”, “eo sèo” trong cuộc bán buôn, bon chen đầy vất vả, ganh đua.      Có người đặt ra câu hỏi, tại sao ông hiểu vợ mình vất vả như vậy mà lại không đứng lên làm giúp bà? Những vần thơ của ông có mang lại cơm áo gạo tiền cho bà đỡ vất vả? Ông hiểu biết, ông có tri thức sao lại để vợ mình phải vất vả vậy? Câu hỏi trái ngang thật khó trả lời. Bởi trong thời thế ấy, ông không thể bỏ cây bút mà lao vào làm lụng chân tay cùng bà được. Mình bà gánh vác cả năm con đã là một gánh nặng lắm rồi, lại thêm cả một ông chồng. Liệu rằng người phụ nữ ấy có gục ngã, có kêu than?     Một lần nữa, Tế Xương dành cho vợ mình những lời thơ rất đáng trân trọng, nâng niu. Ông cảm mến và cảm thông với nỗi niềm vất vả của vợ, ông thấu hiểu sự cam chịu của bà. Càng biết ơn vợ bao nhiêu, ông lại càng oán than bản thân mình bấy nhiêu. Ông tự chửi mình “Có chồng hờ hững cũng như không”. Ông không làm được gì giúp bà ngoài tình thương yêu và lòng thương cảm sâu sắc. Có lẽ đối với bà Tú như vậy cũng đã là đủ lắm rồi. Bởi thân phận người phụ nữ xưa ai cũng khổ, cũng chìm nổi long đong, nhưng chẳng mấy ai được chồng thương và thấu hiểu như bà. Chỉ là do thời thế nên ông không giúp được gì cho vợ.      Bên cạnh những tình cảm chân thành dành cho bà Tú, Tế Xương cũng thầm bày tỏ niềm đồng cảm, xót xa với những thân phận đồng cảnh với bà. Bởi thế, ông ví vợ mình với “thân cò” –  một hình ảnh quen thuộc trong ca dao Việt Nam khi nói về số phận vất vả của người nông dân. Dù họ có phải “lặn lội”, phải “eo sèo” hay dù thế nào đi chăng nữa, những “thân cò” vẫn ngày đêm miệt mài kiếm sống.      Vậy, vì mục đích gì mà họ lại cam chịu như vậy? Không phải vì bị ép buộc, mà vì tình yêu thương lớn lao và cao cả họ dành cho gia đình. Sự hi sinh ấy thật đáng trân trọng và đáng quý biết bao. Nhưng không phải ai cũng có nỗi lòng thấu hiểu như nhà thơ Tế Xương. Sống trong xã hội nam quyền nhưng ông không tự cho mình được quyền thong dong, được hưởng thụ thoải mái mọi thứ và được trà đạp lên người phụ nữ. Ở xã hội ấy, có những người vợ bị coi là nô lệ, là người ở, nhưng Tế Xương thì không. Bà Tú đã đi vào thơ ông với ý nghĩa là một người vợ đích thực, một người vợ đảm đang, giàu đức hi sinh. Ông thương vợ và ngược lại cũng trách mình làm chồng mà “hờ hững cũng như không”.      Đúng như cái tên mà tác giả đã đặt cho bài thơ “Thương vợ”, Tế Xương đã dành những tình cảm chân thành nhất dành cho vợ. Không giúp được vợ nhưng ông mong sao những tình cảm của mình sẽ làm bà vơi đi mệt mỏi sau bao ngày lặn lội vất vả mưu sinh.
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2017 lúc 15:59

Trong bài Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:

- Các từ trong bài thơ đều là ngôn ngữ chung

- Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa

- Các quy tắc kết hợp từ ngữ

- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ và các kiểu câu cảm thán ở câu thơ cuối

b, Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:

- Lựa chọn từ ngữ

- Sắp xếp từ ngữ

Bình luận (0)