Những câu hỏi liên quan
vu tuan anh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Linh
5 tháng 9 2019 lúc 19:53

Cái này bạn đọc kỹ bài là làm dc à :/ Mik mới làm hôm quá ó

Bình luận (0)
nguyen minh man
5 tháng 9 2019 lúc 19:54
Cái này hơi dài nha
Bình luận (0)
Akari Yukino
5 tháng 9 2019 lúc 20:00

Câu 1: Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tưởng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó?

- Trong truyện “Thánh Gióng” có các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng và giặc Ân.

- Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng.

- Những chi tiết tưởng tượng kì ảo:

+, Bà mẹ ra đồng giẫm lên vết chân to, lạ và thụ thai.

+, Ba năm Gióng không biết nói, cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.

+, Tiếng nói đầu tiên là nhờ mẹ ra mời sứ giả vào.

+, Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

+, Biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

+, Cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, roi sắt gãy, gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân rồi bay về trời.

Câu 2: Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?

a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc:

- Ca ngợi ý thức đánh giặc , cứu nước trong con người Thánh Gióng.

- Trong Gióng luôn luôn nghĩ cho đất nước, luôn nghĩ phải đánh thắng giặc Ân nên Thánh Gióng có những khả năng, hành động khác thường.

- Thánh Gióng chính là hình ảnh của nhân dân.

b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc:

   Để chiến thắng giặc ta phải chuẩn bị từ lương thực cho đến vũ khí.

c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé:

+, Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị.

+, Nhân dân ta yêu thương Gióng muốn cho cậu bé đó lớn nhanh để đánh giặc cứu nước.

+, Thể hiện được tấm lòng tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn của nhân dân ta.

+, Gióng chính là sức mạnh của toàn dân.

d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn thành tráng sĩ:

+, Vì nhiệm vụ cứu nước không thể chậm trễ. Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đòi hỏi dân tộc ta phải có một sức mạnh phi thường như vậy.

+, Gióng vươn vai thể hiện được sự trưởng thành vượt bậc, về sức mạnh, về tinh thần của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm.

đ. Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

+, Gióng đã không chịu đầu hàng khuất phục – thể hiện sự kiên cường, dám đấu tranh của người dân Việt Nam.

+, Gióng không chỉ dùng vũ khí chống giặc ngoại xâm mà dùng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết giặc.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

+, Việc đánh giặc là trách nhiệm và là sự tự nguyện của bản thân không ai bắt buộc nên khi đánh giặc xong Gióng không trở về nhận thưởng, không hề đòi công danh.

+ Gióng là con của thần, của trời thì nhất định Gióng phải về trời chỉ để lại dấu tích của chiến công trên quê hương thân thuộc của mình.

+ Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang.

_Học tốt_

Bình luận (0)
Nguyễn Sinh Hùng
Xem chi tiết
Bùi Thị Tính
8 tháng 1 2019 lúc 19:41

Thêm dấu bạn ơi ... Bạn ơi mất dấu ..!!!

Bình luận (0)
Nguyễn Thùy Dung
Xem chi tiết
Lưu Phương Ly
16 tháng 10 2017 lúc 19:42

những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện thạch sanh là:

+bà mẹ mang thai mấy năm ms sinh ra 1 cậu bé

+thạch sanh đc thiên thần dạy đủ mon võ nghệ

+thạch sanh giết chằn tinh

+thạch sanh dc cung vàng

+thạch sanh giết đại bàng cứu công chúa

+thạch sanh cứu con vua thủy tề, đc tặng đàn thần

+bị hồn chằn tinh, đại bàng trả thù, giam ngục

+công chúa bị câm

+thạch sanh đánh đàn, công chúa khỏi bệnh

+thạch sanh đánh ddannf lm 18 nc chư hầu bủn rủn tay chân

+nieu cơm cứ hết lại đầy

mk sai cái nào bn lọc ra nha

Bình luận (0)
pham manh quan
Xem chi tiết
Ngoc Anh
Xem chi tiết
Co Nan
23 tháng 10 2017 lúc 18:50

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Bình luận (0)
Nhok Huynh
Xem chi tiết
KISS X SIX
14 tháng 11 2017 lúc 21:59

Bài văn trên là bài văn nào bn 😟😟😮😮😮😮

Bình luận (0)
Chibi Dĩnh bảo
17 tháng 11 2017 lúc 8:25

Yếu tố tưởng tượng,liên tưởng:

Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại..............tiếng suối.

Thứ ánh sáng dát vàng lung linh.............còn có những khóm hoa.

Trăng, cổ thụ và hoa............con mắt thi nhân.

Có một ng đang ngồi...........ở ngoài bức tranh.

Bức tranh thiên nhiên ............. đất nc mến yêu.

Yếu tố suy ngẫm:

Non sông hoa lệ............. của đồng bào.

Nếu ko pảk là tầm nhìn........... nhường ấy.

(........ là đến nha pn)

tick cho mik vsbanh

Bình luận (0)
Phuc Nguyenhoang
Xem chi tiết
phan thị hương giang
Xem chi tiết
Anh Tuan Vo
11 tháng 7 2016 lúc 18:06

Bài văn sơn tinh thủy tinh gợi cho chúng ta biết phải biết chống lại lũ lụt và thiên tai. Giảm sự tác động trực tiếp đến môi trường, bảo vệ môi trường. 

Bình luận (0)
nguyenthihaiha
Xem chi tiết