Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
pokemon
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
29 tháng 7 2018 lúc 16:37

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
 

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

♡ᏂàᏁッᏁᏂi♡
29 tháng 7 2018 lúc 16:37

Tả cảnh đẹp quê hương em lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu tả cảnh 

Hướng dẫn cách làm bài tập làm văn tả cảnh đẹp của quê hương em hay nhất, lập dàn ý và bài văn mẫu về tả cảnh quê hương ngữ văn THCS

Có lẽ trong chúng ta, quê hương mang theo những vẻ đẹp rất riêng, nên thơ đằm thắm. Đó là nơi ẩn náu bình yên cho tâm hồn mỗi người. Vậy thì chắc chắn trong trái tim ta không thể nào thiếu được hình ảnh cảnh đẹp quê hương, mang dáng dấp hồn quê, tình quê tha thiết, sâu lắng. Những cảnh đẹp quê hương chính là một phần tươi đẹp trong kí ức ấu thơ của ta. Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn tả cảnh đẹp quê hương lớp 6 nhé.

Tả cảnh đẹp quê hương em lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu tả cảnh
Mỗi vùng quê sẽ có rất nhiều cảnh đẹp khác nhau, đó đơn giản có thể là cảnh cánh đồng lúc, những ngọn núi đồi,
ruộng bậc thang


Trong bài này, các bạn cần miêu tả cảnh đẹp quê hương có cảnh thiên nhiên và gắn với hoạt động sống của con người. Tùy vào mỗi vùng quê và cảnh đẹp bạn miêu tả thì nội dung và dàn ý cũng khác nhau. Dưới đây là bài tham khảo về tả cảnh đẹp quê hương là cảnh đẹp ở 1 vùng quê nông thôn thanh bình với những nét đẹp rất bình dị nhưng đầy chất thơ.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN MẪU TẢ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM
1.MỞ BÀI: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp tuyệt vời, mê đắm .

2.THÂN BÀI:
-Tả khát quát về cảnh đẹp quê hương em.
-Tả hoạt động của mọi người trên đó.
-Kỉ niệm nhỏ của em gắn liền với cảnh đẹp quê hương làm em nhớ mãi.
-Cảm xúc của em về cảnh đẹp quê hương.

3. KẾT BÀI: Những cảnh đẹp quê hương đã làm giàu có tâm hồn thơ ngây của tôi.

♡ᏂàᏁッᏁᏂi♡
29 tháng 7 2018 lúc 16:38

BÀI VĂN TẢ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG LỚP 6 1

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
 

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.
 

Tả cảnh đẹp quê hương em lớp 6 hay nhất - Bài văn mẫu tả cảnh
Dòng sông quê hương cũng có thể tạo nên 1 cảnh đẹp như tranh vẽ

pokemon
Xem chi tiết

Gia đình luôn là nơi mà ta nhận được tình yêu thương vô bờ bến. Em cũng vậy, trong gia đình, em luôn nhận biết bao tình yêu thương từ mọi người nhưng người em yêu quý nhất đó chính là ông ngoại của em.

Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người, hơi gầy do tuổi đã cao với một làn da hơi ngăm của một người con xuất thân từ miền biển đầy nắng, gió. Mái tóc ông giờ đã thưa, không còn dày như khi còn trẻ, điểm những khoảng tóc trắng như cước. Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu như ông tiên trong truyện cổ tích, khuôn mặt ấy hơi gầy gò, nhăn nheo những nếp nhăn xô lại vào nhau cùng những chấm đồi mồi do dấu hiệu của tuổi tác. Tuy vậy, đôi mắt ông vẫn sáng trong như vì sao trên bầu trời, nhìn rõ được mọi vật xung quanh. Hai gò má ông cao, cùng vầng trán nhẵn nhụi tựa như hình ảnh của Bác Hồ kính yêu cũng hiền hậu như vậy. Đôi bàn tay của ông tuy đã yếu, những đường gân tay nổi hẳn lên nhưng hằng ngày ông vẫn làm những việc nhỏ trong gia đình như chăm sóc cây cối, cho chim ăn.

Ông thường mặc trang phục rất giản dị. Ở nhà ông chỉ mặc áo sơ mi, áo phông cùng chiếc quần dài ống rộng, khi đi ra ngoài hay đến những dịp lễ quan trọng, ông lại khoác lên mình khi thì bộ quần áo ka-ki đậm màu, khi thì bộ com-lê trung tuổi khiến cho ông trở nên đầy uy thế. Ông em rất thích đọc sách, ngày ngày, ông đều đeo chiếc kính lão nhỏ, ngồi trước ban công đọc những cuốn sách về mọi lĩnh vực, vậy nên ông là một kho kiến thức sâu rộng. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về ngày xưa, về chiến tranh, về cuộc sống con người, những tập tục truyền thống, những lúc như vậy, em lại đắm chìm trong giọng nói ấm áp mà cũng có phần dõng dạc của ông.

Ông rất yêu thương em, ông luôn dạy dỗ, chỉ bảo em từng li từng tí, ông dạy em những bài học làm người sâu sắc, dạy em cách trở thành một con người tự lập. Những lúc rảnh rỗi, ông lại đưa em đi chơi, mua những thứ đồ ăn em thích, kể chuyện cho em nghe và lúc nào trên môi ông cũng nở nụ cười đầy hiền từ, ấm áp như ánh nắng mặt trời vậy.

Em rất yêu quý ông ngoại của em. Cả cuộc đời ông đã luôn hy sinh hết mình để con cháu có được ngày hôm nay. Ông luôn là một người ông với những đức tính tốt đẹp để em noi theo. Em mong ông sẽ luôn khỏe mạnh để mãi ở bên cạnh em.

BÀI VĂN MIÊU TẢ ÔNG NỘI CỦA EM
Người thân trong gia đình, mỗi người đều có một vị trí quan trọng trong lòng em. Cha mẹ là người sinh em ra và nuôi em khôn lớn thành người. Còn những người xung quanh luôn yêu thương và chăm sóc cho em. Có lẽ trong tất cả, ông nội là người em thân thiết và yêu kính nhất.

Ông nội em là một người hiền từ. Từ những ngày còn bé cho đến tận bây giờ, em vẫn nhớ thói quen xoa đầu và nở một nụ cười hiền hậu mỗi lần em làm được việc tốt khiến ông vui vẻ. Giọng nói của ông rất ấm áp và hiền từ, giống như của những ông Bụt bước ra từ trong thế giới cổ tích vậy.

Em rất thích được nằm nghe ông kể chuyện, mỗi lần như thế, em như được trở về với thế giới của ngày xưa – thế giới của những cô gái hiền lành, những chàng trai chăm chỉ, chất phác, ở hiền gặp lành, kiên trì rồi cũng có ngày được nếm quả ngọt. Qua mỗi câu chuyện, ông đều giảng giải cho em nghe những bài học ẩn dấu bên trong và nhắc em phải luôn nhớ chúng. Nhờ có những câu chuyện của ông mà em khôn lớn nên người.

Ông nội em tuổi đã xế chiều, mái tóc đã bạc đi rất nhiều nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Mỗi sáng, ông đều dậy sớm tập thể dục, tưới nước cho mấy chậu hoa phong lan quý của mình. Chiều chiều, ông lại đi dạo xung quanh chào hỏi hàng xóm láng giềng nên ai cũng rất yêu quý ông.

Ông rất thích chơi cờ và đọc báo. Những buổi chiều chủ nhật, em đều theo ông ra lũy tre của làng, xem ông chơi cờ với mọi người. Đôi tay gầy điểm những vết đồi mồi cầm quân cờ đi vô cùng chuẩn xác. Ông chơi cờ hay lắm, ai cũng thích xem. Mỗi lần ông chơi là xung quanh vô số người chen chúc ồn ào.

Ông là một người tuyệt vời nhưng thời gian đang dần khiến ông yếu đi. Những cơn ho hằng đêm không ngừng làm dang dở giấc ngủ của ông. Những viên thuốc Tây mỗi ngày khiến ông thêm gầy đi rõ rệt. Em thương ông lắm, bởi vậy em luôn cố gắng học thật tốt và ngoan ngoãn để khiến ông không phải phền lòng.

Em rất yêu kính ông nội em. Em mong một ngày nào đó, ông sẽ khỏe mạnh hơn và tiếp tục những thói quen của mình, những đêm hè lại kể chuyện cổ tích cho em nghe như thuở ấu thơ.

“Một hai ba, một hai ba, một hai ba…”. Nghe tiếng hô nhịp nhàng quen thuộc vang lên ngoài sân, em bừng tỉnh giấc. Kim đồng hồ chỉ 5 giờ 5 phút. Thôi chết, muộn rồi! Em thu dọn chăn màn rất nhanh rồi chạy vội ra sân tập thể dục cùng ông ngoại. Hai ông cháu tập xong bài thể dục buổi sáng thì bắt đầu chạy bộ dọc theo đường Thanh Niên, hít thở không khí trong lành. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch mặt nước giăng giăng sương phủ. Khung cảnh ven hồ buổi bình minh tuyệt đẹp, rất hợp với tâm hồn nghệ sĩ của ông. Nhắc đến nghệ nhân cây cảnh Thanh Tâm, tức ông ngoại của em, quanh vùng Nhật Tân, Hữu Tiệp, Nghi Tàm này rất nhiều người biết. Từ thuở ấu thơ, em đã được sống với ông bà ngoại trong ngôi nhà đơn sơ, giữa khu vườn quanh năm sực nức hương hoa. Tình cảm ông cháu gắn bó vô cùng thân thiết.

Năm nay, ông em đã bảy mươi tư tuổi nhưng sức khỏe vẫn dẻo dai và trí nhớ còn minh mẫn lắm. Là con người của công việc nên ít khi ông ở trong nhà. Khách tìm ông, cứ ra vườn là gặp. Vườn hoa, cây cảnh không chỉ là nguồn thu nhập hằng ngày mà hơn thế, nó là niềm vui, là lẽ sống của đời ông.

Em thường ra vườn xem ông làm việc. Đôi tay khéo léo, tài hoa của ông uốn từng nhánh cây, tỉa từng chiếc lá, nâng niu vun xới từng gốc hoa. Ông giải thích cặn kẽ cho em ý nghĩa sâu xa chứa đựng trong mỗi hình dáng mà ông mất bao công phu để tạo nên. Cây si bon sai đặt trong chiếc khay gốm hình bầu dục có năm tầng lá so le, ông bảo rằng tượng trưng cho năm điều cốt yếu trong đạo làm người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Hai gốc đinh lăng, gốc cao gốc thấp, ông tỉa thành dáng phụ tử tình thâm. Mấy cây đào bích có thế rồng bay, phượng múa….

Cảm động biết bao khi em được ông cầm tay, dạy cho cách uốn những sợi dây thép vô tri thành hình những chú nai, chú hươu xinh xắn, để làm khung cho cây mọc theo ý muốn người trồng, ông bảo em rằng nghề làm vườn bắt buộc con người phải kiên trì, tỉ mỉ, nhất là phải thật sự yêu mến thiên nhiên, trái tim dễ dàng rung động trước một nụ hồng vừa hé nở, lóng lánh sương đêm; một bông đào thắm rung rinh trong gió sớm, báo hiệu mùa xuân sắp trở về.

Em thích được nghe ông giải thích ý nghĩa một số loài cây, loài hoa quý như tùng, cúc, trúc, mai, liên (sen), tượng trưng cho cốt cách thanh cao, khí tiết hiên ngang và quan niệm sống trong sạch của bậc chính nhân quân tử. Em tin lời ông khẳng định là cây và hoa cũng biết vui buồn giống như con người vậy. Chúng có đời sống riêng, có tiếng nói riêng. Nếu chịu khó quan sát, lắng nghe, chúng ta sẽ hiểu.

Có lẽ tình yêu thiên nhiên tha thiết của ông đã dần dần thấm vào máu thịt đứa cháu trai mà ông quý mến. Nhiều lần, ông dẫn em đi chơi chợ hoa ngày Tết, hoặc đến tham quan Hội chợ hoa của Thủ đô. Em chụp ảnh cùng ông bên những cây cảnh mà ông mang đến dự thi và được tặng huy chương.

Không thể kể hết những kỉ niệm vui buồn về tình ông cháu. Rất giản dị, tự nhiên, ông ngoại đã truyền cho em ngọn lửa đam mê cuộc sống và những bài học quý báu trên đường đời. Em thấm thía lời dạy tâm huyết của ông: “Không có gì sung sướng bằng được hưởng thành quả lao động do chính bàn tay mình làm ra, cháu ạ!”. Được ông ngoại hết mực yêu thương, em thấy quả là hạnh phúc!

“Một hai ba, một hai ba, một hai ba…”. Nghe tiếng hô nhịp nhàng quen thuộc vang lên ngoài sân, em bừng tỉnh giấc. Kim đồng hồ chỉ 5 giờ 5 phút. Thôi chết, muộn rồi! Em thu dọn chăn màn rất nhanh rồi chạy vội ra sân tập thể dục cùng ông ngoại. Hai ông cháu tập xong bài thể dục buổi sáng thì bắt đầu chạy bộ dọc theo đường Thanh Niên, hít thở không khí trong lành. Hồ Tây, hồ Trúc Bạch mặt nước giăng giăng sương phủ. Khung cảnh ven hồ buổi bình minh tuyệt đẹp, rất hợp với tâm hồn nghệ sĩ của ông. Nhắc đến nghệ nhân cây cảnh Thanh Tâm, tức ông ngoại của em, quanh vùng Nhật Tân, Hữu Tiệp, Nghi Tàm này rất nhiều người biết. Từ thuở ấu thơ, em đã được sống với ông bà ngoại trong ngôi nhà đơn sơ, giữa khu vườn quanh năm sực nức hương hoa. Tình cảm ông cháu gắn bó vô cùng thân thiết.

Năm nay, ông em đã bảy mươi tư tuổi nhưng sức khỏe vẫn dẻo dai và trí nhớ còn minh mẫn lắm. Là con người của công việc nên ítkhi ông ở trong nhà. Khách tìm ông, cứ ra vườn là gặp. Vườn hoa, cây cảnh không chỉ là nguồn thu nhập hằng ngày mà hơn thế, nó là niềm vui, là lẽ sống của đời ông.

Em thường ra vườn xem ông làm việc. Đôi tay khéo léo, tài hoa của ông uốn từng nhánh cây, tỉa từng chiếc lá, nâng niu vun xới từng gốc hoa. Ông giải thích cặn kẽ cho em ý nghĩa sâu xa chứa đựng trong mỗi hình dáng mà ông mất bao công phu để tạo nên. Cây si bon sai đặt trong chiếc khay gốm hình bầu dục có năm tầng lá so le, ông bảo rằng tượng trưng cho năm điều cốt yếu trong đạo làm người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Hai gốc đinh lăng, gốc cao gốc thấp, ông tỉa thành dáng phụ tử tình thâm. Mấy cây đào bích có thế rồng bay, phượng múa….

Cảm động biết bao khi em được ông cầm tay, dạy cho cách uốn những sợi dây thép vô tri thành hình những chú nai, chú hươu xinh xắn, để làm khung cho cây mọc theo ý muốn người trồng, ông bảo em rằng nghề làm vườn bắt buộc con người phải kiên trì, tỉ mỉ, nhất là phải thật sự yêu mến thiên nhiên, trái tim dễ dàng rung động trước một nụ hồng vừa hé nở, lóng lánh sương đêm; một bông đào thắm rung rinh trong gió sớm, báo hiệu mùa xuân sắp trở về.

Em thích được nghe ông giải thích ý nghĩa một số loài cây, loài hoa quý như tùng, cúc, trúc, mai, liên (sen), tượng trưng cho cốt cách thanh cao, khí tiết hiên ngang và quan niệm sống trong sạch của bậc chính nhân quân tử. Em tin lời ông khẳng định là cây và hoa cũng biết vui buồn giống như con người vậy. Chúng có đời sống riêng, có tiếng nói riêng. Nếu chịu khó quan sát, lắng nghe, chúng ta sẽ hiểu.

Có lẽ tình yêu thiên nhiên tha thiết của ông đã dần dần thấm vào máu thịt đứa cháu trai mà ông quý mến. Nhiều lần, ông dẫn em đi chơi chợ hoa ngày Tết, hoặc đến tham quan Hội chợ hoa của Thủ đô. Em chụp ảnh cùng ông bên những cây cảnh mà ông mang đến dự thi và được tặng huy chương.

Không thể kể hết những kỉ niệm vui buồn về tình ông cháu. Rất giản dị, tự nhiên, ông ngoại đã truyền cho em ngọn lửa đam mê cuộc sống và những bài học quý báu trên đường đời. Em thấm thía lời dạy tâm huyết của ông: “Không có gì sung sướng bằng được hưởng thành quả lao động do chính bàn tay mình làm ra, cháu ạ!”. Được ông ngoại hết mực yêu thương, em thấy quả là hạnh phúc!

pokemon
Xem chi tiết
Trần Thanh Phương
5 tháng 8 2018 lúc 15:07

Tham khảo nhé bạn : ( nguồn : vndoc.com )

Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.

Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.

Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.

Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ông nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.

Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.

Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.

Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!

Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.

“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.

pokemon
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
10 tháng 8 2018 lúc 14:18
Bn ko biết làm à
❤️_Ma_Vương_❤️
10 tháng 8 2018 lúc 14:29

Trả lời :

Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường vang lên như thường vẫn thế ở bất cứ ngôi trường phổ thông nào, nhưng sao khi đứng trong sân trường này, ngôi trường Trung học cơ sở Nam Hồng, em lại thấy bồi hồi đến thế.

Nỗi bồi hồi có lẽ bởi những cảm xúc đan xen trong tâm trạng rối bời của một cô bé bắt đầu chân ướt chân ráo bước vào một thế giới khác, thế giới mình sẽ lớn hơn một chút của ngày cấp một, tự lập hơn một chút của những ngày ba mẹ còn phải đưa tới trường.

Ngôi trường to và đẹp quá! Chúng em có một khoảng sân rộng để vui đùa, có cả ghế đá của những lớp thầy cô và anh chị đi trước tặng lại nhà trường để ngồi nghỉ ngơi trong giờ giải lao. Xà cừ, bằng lăng, bàng hay phượng có lẽ đã đứng đó mấy chục năm rồi, đã chia sẻ buồn vui cùng bao thế hệ học trò, và chứng kiến những đổi thay của trường lớp. Những cây phượng cành lá xum xuê, khẳng khiu như thể có hàng trăm cánh tay vươn ra ôm lấy hoa và tán lá. Hè lại đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, sắc xanh của lá càng làm những chùm hoa thêm sức sống. Lũ học trò nghịch ngợm như chúng em vẫn đua nhau nhặt cánh phượng ép vào trang vở rồi làm thành những chú bướm ngộ nghĩnh dành tặng bạn bè. Người bạn thân thiết nhất của lớp em là một cây bằng lăng cũng đang mùa đua sắc, tán cây xòe mát một góc hiên, trông hệt như một chiếc ô màu tím khổng lồ. Mấy bác bàng già lặng lẽ một góc trời, yên lặng ngắm nhìn lũ quỷ học trò nào là nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền...

Rẽ những tán cây xanh đầy sức sống chính là lớp học của chúng em đó! Hai dãy nhà hai tầng khang trang như hai cánh tay khổng lồ mà ở giữa là khu nhà Hiệu bộ, nơi làm việc của Ban Giám hiệu và phòng nghỉ giải lao của các thầy cô giáo. Lớp học với bảng đen, phấn trắng là người bạn thân thiết của chúng em, ngày ngày thầy cô vẫn bóng dáng quen thuộc đó với bảng với phấn đưa chúng em đến những chân trời tri thức.

Sẽ tiếp tục là một hành trình dài để khám phá và trải nghiệm những đổi thay của mỗi góc sân, khoảng trời, mỗi lớp học nhưng có một điều có lẽ không thay đổi, tình yêu với mỗi khoảnh khắc, mỗi ngôi trường của tuổi học trò. Trong em, có một tình yêu như thế với ngôi trường thân thương của mình.

Học tốt

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào em mới chỉ là một cô bé lớp một rụt rè núp sau lưng mẹ vậy mà giờ đây đã gần năm năm em theo học tại ngôi trường thân yêu này.

Ngôi trường của em đã được xây cách đây từ rất lâu rồi nên trông nó có một vẻ gì đó rất trang nghiêm và cổ kính. Trường em có tổng cộng ba tòa nhà, hai dãy nhà để xe cho học sinh và một dãy nhà để xe dành cho giáo viên. Ở giữa sân trường còn có một hồ nước rất rộng trồng hoa sen. Hè về những bông hoa sen nở hồng thắm như tô điểm cho ngôi trường của em thêm đẹp hơn. Xung quanh hồ còn có hàng rào cẩn thận để bảo đảm an toàn cho học sinh. Các dãy nhà được xây theo hình chữ U với các bức tường phủ sơn vàng óng toát lên vẻ thân thương, gần gũi.

Trong các lớp học ngoài những những vật dụng cần thiết như bàn ghế, bảng đen, phấn trắng còn có rất nhiều những thiết bị hiện đại khác như máy chiếu, máy in,…phục vụ cho công việc học tập. Đằng sau trường là một khu đất rất rộng dùng làm nơi để học thể dục và thi đấu thể thao. Trước cửa mỗi lớp học có những bồn hoa bé bé xinh xinh với những bông hoa màu sắc nổi bật thu hút những anh ong chị bướm đến hút mật đùa vui. Ngoài ra, trên sân trường còn có rất nhiều những cây bóng mát khác nhau như cây phượng với sắc đỏ rực rỡ, cây bàng với sắc xanh ngọc dịu mát,…

Đội ngũ giáo viên trường em đều là những thầy cô với chuyên môn cao và nhiệt huyết đối với nghề. Các thầy cô luôn luôn hết mình và tận tâm đối với nghề, luôn coi học sinh như con của mình mà chăm sóc, dạy dỗ. Học sinh trong trường ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, kính thầy, yêu bạn. Em cảm thấy mình rất may mắn khi có thể được học tập tại môi trường lành mạnh này.

Em yêu trường em nhiều lắm. Hình ảnh của ngôi trường thân yêu sẽ mãi mãi khắc sâu vào trong tâm trí em như đánh dấu cả một quãng thời gian tuổi thơ tươi đẹp đầy nắng và gió.

Tả ngôi trường thân yêu em đang học, gắn bó với em nhiều năm qua mẫu 3

Tuổi thơ của mỗi người đều gắn bó với một kỉ niệm nào đó, có thể là mái đình, bãi cỏ thả diều, lớp mẫu giáo… Riêng em, em thấy mình thật gần gũi với ngôi trường Tiểu học, nơi em đã học từ lớp một đến bây giờ.

Nhìn từ xa, ngôi trường ẩn trong luỹ tre làng, lấp ló những mảng tường xanh, vàng như một bức tranh lập thể nhiều màu sắc trên nền bầu trời xanh trong. Đến trường, hiện ra trước mắt em ba dãy phòng học xây thành hình chữ H. Tường lớp học màu xanh da trời, mái lợp tồn màu xám bạc. Dãy phòng Ban giám hiệu, phòng truyền thông lợp ngói đỏ, tường phòng sơn màu vàng kem. Trường có hai sân chơi, cũng là sân đế tập thể thao, diễu hành. Sân trước rộng hơn sân sau.

Giữa sân là cột cờ uy nghiêm với lá cờ dỏ sao vàng tung bay trong gió. Sân trước của trường rợp bóng mát dưới những tán lá bàng, tán cây phượng vĩ xum xuê, được trồng từ lâu đời. Sân sau của trường chỉ rộng bằng một nửa sân trước. Sân sau mát mẻ nhờ bóng râm của cây bàng cố thụ có thân cành phình to, chia nhánh, thắt eo như một cây cảnh khổng lồ.

Góc trái sân sau là giếng nước và nhà vệ sinh. Góc phải sân là căng-tin và phòng chơi bóng bàn. Đó là hai phòng lớn mái bê-tông, cửa kính nom khá đẹp. Trường em có tất cả hai mươi lăm phòng học. Mỗi phòng học có hai dãy bàn học sinh, một tủ hồ sơ và bàn giáo viên. Gần đây, mỗi phòng học được trang bị thêm một màn hình vi tính và quạt trần. Phòng học nào cũng có ảnh Bác Hồ treo trang trọng phía trên bảng đen lớp học. Ảnh Bác hiền từ, tôn nghiêm phía dưới câu khấu hiệu nối tiếng của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Phòng học sáng lên, rộng rãi, thoáng mát trước các khung
cửa sổ mở rộng.

Đẹp nhất trường là phòng Truyền thống và các bồn hoa dọc hành lang lớp học. Bước vào phòng Truyền thông, em rất xúc động trước sự bài trí ởđây. Tượng bán thân của Bác Hồ được đặt ởvị trí trang trọng nhất. Cạnh đó, các lá cờ nhà trường đoạt giải trong các kì thi được treo ngay ngắn. Các ảnh chụp sinh hoạt của học trò và giáo viên treo dọc hai bức tường làm phòng Truyền thống thêm ấm áp. Ngoài sân, những bồn hoa nối dài nhau như một đường viền đủ màu sắc giúp sân  trường đẹp hẳn lên, tươi vui hơn. Mỗi một ngày đến lớp học, em thêm yêu thầy cô, yêu bạn bè và ngôi trường thân quen của mình.

Mai này tốt nghiệp Tiểu học, chúng em sẽ xa mái trường đã học trong năm năm đầu đời. Em quên sao được những ngày đầu tiên đến lớp còn rụt rè, nép sát bên mẹ. Em chắc chắn sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh chúng em: khăn quàng đỏ trên vai, nghiêm trang và xúc động trong lễ tống kết năm học hàng năm. Em cố gắng học giỏi đểxứng đáng là anh chị, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.

#Học tốt

Makoto Konno
Xem chi tiết
Linh Phương
27 tháng 11 2016 lúc 20:19

Thầy cô - hai tiếng thiêng liêng chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó mà chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui. Không chỉ riêng của chúng em mà còn của cả thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em vậy.

Thảo Phương
28 tháng 11 2016 lúc 19:58

Câu 2:Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

Phạm Ngọc Vy
Xem chi tiết
Đoàn Đức Anh Vũ
7 tháng 6 2023 lúc 14:05

I was born and raised in Hanoi. Hanoi has many unique landscapes and traditional beauty. Speaking of Hanoi, it is impossible not to mention the scenic spots such as One Pillar Pagoda, Uncle Ho’s Mausoleum, Turtle Tower – Hoan Kiem Lake, West Lake, … Everyone can come here and enjoy the beauty of the places. Hanoians are friendly and welcoming. They are always ready to help others. A girl who is in Hanoi is usually gentle and dignified, and knows how to treat humanity. The Hanoi man is hardworking and honest. Hanoians speak softly, with an upright personality, whoever met once will remember their old age. Hanoi’s specialty is probably the traffic jam. More and more people have moved here from all over the country, making the population here soaring. It is very difficult to travel during rush hour. However, many foreign tourists see traffic congestion in Hanoi as an experience and enjoyment. I’ve always loved my hometown of Hanoi. I hope in the future I can contribute to building the homeland, helping Hanoi to become more and more prosperous.

SHINAGAWA AYUKI
Xem chi tiết
Đặng Thanh Hà
Xem chi tiết
🍀🍧_Nguyễn Minh Hằng_❄...
14 tháng 6 2020 lúc 9:56

Có một danh lam mà nếu ai đã từng một lần đặt chân đến đó thì thật khó có thể quên được cái cảnh "mênh mông sóng nước, bát ngát núi cao". Nơi chúng tôi đang nói tới chính là thắng cảnh Tam Cốc ở Ninh Bình.

Xuôi dọc quốc lộ 1A, ta sẽ tới vùng đồi núi Tam Cốc - một thắng cảnh nằm trong quần thể khu di tích danh lam thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động của Ninh Bình. Tam Cốc là một hợp thể sông nước và núi đá vôi. Tam Cốc có hai đường thủy, bộ nhưng nhất nhất phải bơi thuyền mới ngắm được bên trong thạch động.

Chúng tôi bước chân xuống thuyền vào một ngày trời đẹp. Ở bên Tam Cốc có cơ man nào là thuyền. Cái nhỏ, cái to và có lẽ chẳng có khách du lịch nào lại nghĩ phải đếm xem có bao nhiêu chiếc. Con thuyền chở chúng tôi được chèo bởi một tay lái có nghề, nhiều tuổi. Dân chèo có nghề trên dòng Tam Cốc không phải chỉ là chèo giỏi, chèo nhanh, chèo cho khỏi va đạp vào con thuyền khác mà phải vừa chèo, vừa đưa du khách "đi du lịch". Ông lái của chúng tôi thư thái, bơi thuyền nhẹ ngược dòng sông. Vừa đi chúng tôi vừa được nghe ông giới thiệu bao hình ảnh trên những ngọn núi xa xa trước khi vào động. Đó là cảnh đá vọng phu, cảnh thầy trò Đường Tăng sang tìm kinh bên Tây Trúc, hay cảnh những ngọn "núi rồng" đang uốn khúc...

Thuyền chúng tôi tiến vào hang thứ nhất. Cảm giác đầu tiên là tối và mát lạnh. Đi giữa ngày hè mà chúng tôi còn cảm thấy rùng mình. Nhưng cảm giác ấy ngay lập tức bị quên đi chúng tôi bị hút hồn bởi muôn ngàn nhũ đá đang đua mình xuống nước. Đá ở Tam Cốc không nhiều màu như ở Phong Nha hay ở Vịnh Hạ Long. Đá ở đây nguyên sơ một màu trắng xám, thỉnh thoảng ở chỗ hơi đen đó ánh sáng trong lòng động hầu như rất yếu.

Hang thứ nhất qua nhanh một cảm giác ngân nga. Ai cũng trầm trồ vì chưa được ngồi thuyền ngắm nhũ đá bao giờ. Chúng tôi lại vượt qua mấy trăm mét nước để tiến vào "nhị cốc" hàng dài nhất của ..... khu quần thể ấy. Vòng hang của nhị cốc thấp hơn. Ngay trước cửa là hình bầu mẹ, bên cạnh là nhiều nhũ đá nhỏ đang châu đầu về phía ấy như một đàn con. Mùa nước đang dâng cao, du khách có thể đứng lên chạm tay vào những nhũ đá đang con ươn ướt nước. So với động thứ nhất, động này quy mô mọi cái đều lớn hơn: khoang động rộng dài hơn, có nhiều nhũ đá đẹp hơn. Đặc biệt đã xuất hiện những nhũ đá trắng ngà hay màu bạch kim đang soi mình long lanh trong nước.

Động thứ ba ngắn nhưng không kém phần thú vị. Thạch động này như là một nốt nhấn kéo dài cảm giác ngân nga bất ngờ thú vị của hai động trước.

Tam Cốc còn có thêm một điều thú vị. Con suối ở đây là con đường độc đạo nên lúc quay ra chúng tôi lại được hưởng một dư vị khác. Bây giờ chúng tôi mới được chứng kiến sự khéo léo, linh hoạt và khỏe mạnh của các tay chèo nhất là lúc đi qua chỗ lòng sông hẹp. Hình như ông lái của chúng tôi giữ sức, đến bây giờ mới dũng mãnh vượt lên. Thuyền nhẹ băng bằng tiến lên phía trước nhưng lại thả mình trôi dọc dòng sông khi ra đến bãi ngoài.

Rời Tam Cốc vào lúc chiều đã muộn nhưng chúng tôi cảm giác còn lưu luyến lắm. Ở đây không có cái đẹp rực rỡ, cao sang nhưng đổi lại nó giản dị, trữ tình và đầy lãng mạn.

Khách vãng lai đã xóa
Đặng Thanh Hà
14 tháng 6 2020 lúc 10:19

mọi ngừơi chỉ cần viết bài văn ngắn thôi , mà ở đây phải tả về Gia Sinh , Gia Viễn , Ninh Bình cơ

Khách vãng lai đã xóa
nhqt_tramm
Xem chi tiết