Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Anh Tú Hoàng
Xem chi tiết
Võ Đăng Vinh
Xem chi tiết
kim nguyên
Xem chi tiết
Tiếng Anh Trường THCS Ki...
17 tháng 9 2021 lúc 10:59

Em tham khảo:

Tâm trạng khi trên con đường làng:

Chi tiết hình ảnh: “Mẹ tôi âu yếm ...dài vgiải bài 1 Tôi đi học, Tôi đi học trang 3, bài Tôi đi học sách vnen ngữ văn 6, giải ngữ văn 6 sách vnen chi tiết dễ hiểu.à hẹp”.

“Con đường này tôi đã ....thay đổi lớn: “Hôm nay tôi đi học”.

“Trong chiếc áo vải ... và đứng đắn”.

=> Những câu văn thể hiện sự bâng khuâng xao xuyến như những nốt nhạc lắng sâu vào hồn người, bởi vì lần đầu tiên đến trường là một sự kiện trọng đại của đời người. Trong tâm hồn cậu bé một cái gì đó rất mới mẻ, lạ lùng từ cảnh vật cho đến lòng người, tất cả đều sự trang trọng, thiêng liên của ngày đầu tiên được đi học trong cuộc đời – cảm giác hãnh diện háo hức.

Cùng mẹ đi trên đường tới trường :

Chi tiết hình ảnh: “Trước mắt tôi trường Mĩ Lí... làng Hòa Ấn. '' Sân nó rộng .... vẩn vơ”.

=>Nhận xét: Nhà văn đã diễn tả rất đúng tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác trước sự mới lạ về ngôi trường của cậu bé, khi mình được chính thức trở thành một thành viên của nó, sự rụt rè, nhút nhát của tuổi thơ. 

Tâm trạng khi nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ vào lớp:

Chi tiết hình ảnh: “Trong lúc ông đọc...lúng túng”.

“ Tôi cảm thấy ... đẩy tôi tới trước”. “Nhưng người tôi ... một cách lạ”. “Quay lưng...nức nở khóc”. “Trong thời thơ ấu ... như lần này”.

=> Nhận xét: Thể hiện tâm trạng lo sợ hồi hộp lúng túng sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên

Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên :

“Một mùi hương lạ xông lên, ...là lạ và hay hay”.

“Nhìn bàn ghế ... vật của riêng mình”.

“Người bạn tôi chưa hề quen ... xa lạ chút nào”.

“ Tôi đưa mắt ...cánh chim…”. 

=> Nhận xét:  thể hiện một sự mới mẻ thích thú khi mới bước vào lớp học, cảm giác xốn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên

doanh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 1 2017 lúc 11:16

- Tâm trạng khi trên con đường làng:

* “Mẹ tôi âu yếm ...dẫn tôi đi trên con đường làng dài và hẹp”.

* “Con đường này tôi đã ....thay đổi lớn: “Hôm nay tôi đi học”.

* “Trong chiếc áo vải ... và đứng đắn”.

→ Những câu văn thể hiện sự bâng khuâng xao xuyến như những nốt nhạc lắng sâu vào hồn người, bởi vì lần đầu tiên đến trường là một sự kiện trọng đại của đời người. Trong tâm hồn cậu bé một cái gì đó rất mới mẻ, lạ lùng từ cảnh vật cho đến lòng người, tất cả đều sự trang trọng, thiêng liêng của ngày đầu tiên được đi học trong cuộc đời – cảm giác hãnh diện háo hức.

- Cùng mẹ đi trên đường tới trường :

* “Trước mắt tôi trường Mĩ Lí... làng Hòa Ấn.'' Sân nó rộng .... vẩn vơ”.

→ Nhà văn đã diễn tả rất đúng tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác trước sự mới lạ về ngôi trường của cậu bé, khi mình được chính thức trở thành một thành viên của nó, sự rụt rè, nhút nhát của tuổi thơ.

- Tâm trạng khi nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ vào lớp:

* “Trong lúc ông đọc...lúng túng”.

* “ Tôi cảm thấy ... đẩy tôi tới trước”.

* “Nhưng người tôi ... một cách lạ”.

* “Quay lưng...nức nở khóc”.

* “Trong thời thơ ấu ... như lần này”.

→ Thể hiện tâm trạng lo sợ hồi hộp lúng túng sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên

- Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên :

* “Một mùi hương lạ xông lên,...là lạ và hay hay”.

* “Nhìn bàn ghế ... vật của riêng mình”.

* “Người bạn tôi chưa hề quen ... xa lạ chút nào”.

* “ Tôi đưa mắt ...cánh chim…”.

→ Nhận xét: thể hiện một sự mới mẻ thích thú khi mới bước vào lớp học, cảm giác xốn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên

Akari Arami
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 9 2021 lúc 23:03

Em tham khảo:

Tâm trạng khi trên con đường làng:

Chi tiết hình ảnh: “Mẹ tôi âu yếm ...dài vgiải bài 1 Tôi đi học, Tôi đi học trang 3, bài Tôi đi học sách vnen ngữ văn 6, giải ngữ văn 6 sách vnen chi tiết dễ hiểu.à hẹp”.

“Con đường này tôi đã ....thay đổi lớn: “Hôm nay tôi đi học”.

“Trong chiếc áo vải ... và đứng đắn”.

=> Những câu văn thể hiện sự bâng khuâng xao xuyến như những nốt nhạc lắng sâu vào hồn người, bởi vì lần đầu tiên đến trường là một sự kiện trọng đại của đời người. Trong tâm hồn cậu bé một cái gì đó rất mới mẻ, lạ lùng từ cảnh vật cho đến lòng người, tất cả đều sự trang trọng, thiêng liên của ngày đầu tiên được đi học trong cuộc đời – cảm giác hãnh diện háo hức.

Cùng mẹ đi trên đường tới trường :

Chi tiết hình ảnh: “Trước mắt tôi trường Mĩ Lí... làng Hòa Ấn. '' Sân nó rộng .... vẩn vơ”.

=>Nhận xét: Nhà văn đã diễn tả rất đúng tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác trước sự mới lạ về ngôi trường của cậu bé, khi mình được chính thức trở thành một thành viên của nó, sự rụt rè, nhút nhát của tuổi thơ. 

Tâm trạng khi nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ vào lớp:

Chi tiết hình ảnh: “Trong lúc ông đọc...lúng túng”.

“ Tôi cảm thấy ... đẩy tôi tới trước”. “Nhưng người tôi ... một cách lạ”. “Quay lưng...nức nở khóc”. “Trong thời thơ ấu ... như lần này”.

=> Nhận xét: Thể hiện tâm trạng lo sợ hồi hộp lúng túng sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên

Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên :

“Một mùi hương lạ xông lên, ...là lạ và hay hay”.

“Nhìn bàn ghế ... vật của riêng mình”.

“Người bạn tôi chưa hề quen ... xa lạ chút nào”.

“ Tôi đưa mắt ...cánh chim…”. 

=> Nhận xét:  thể hiện một sự mới mẻ thích thú khi mới bước vào lớp học, cảm giác xốn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên

Tấn Nguyễn
Xem chi tiết
scotty
4 tháng 4 2021 lúc 15:39

Tham khảo :

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tạ Duy Anh khi viết về tình cảm gia đình. Khi đọc truyện này, người đọc sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật người anh trai - nhân vật chính của truyện.

Từ những dòng đầu tiên cho đến dòng cuối cùng, Tạ Duy Anh đã thật khéo léo cho người đọc thấy được những diễn biến tinh tế của nhân vật người anh. Ban đầu khi thấy em gái mình chế màu vẽ, người anh đã cho đó là trò nghịch ngợm và đặt cho em cái biệt danh là “Mèo”. Trong mắt một người anh trai, cô em gái Kiều Phương thật nghịch ngợm nhưng cũng rất đáng yêu.

Một lần tình cờ, chú Tiến Lê - bạn của bố đã phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương. Kể từ đó mọi sự quan tâm trong gia đình đều xoay quanh cô bé. Điều đó khiến người anh cảm thấy không vui và ghen tị với Kiều Phương. Nhiều lúc, cậu cảm thấy bị cả gia đình xa lánh, không ai thèm để ý đến mình, cảm thấy bản thân kém cỏi. Kể từ đó, tình cảm anh em dần xa cách. Sự mặc cảm, tự ái trong người anh diễn ra rất tự nhiên, rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi như các em. Những hành động nghịch ngợm của em khiến cho cậu cảm thấy vô cùng khó chịu.

Đặc biệt là khi Kiều Phương được chú Tiến Lê giới thiệu đi tham gia cuộc thi vẽ tranh tại trại hè quốc tế, đạt giải Nhất. Trong khi mọi người đều cảm thấy vui mừng vì điều đó, người anh lại càng thêm buồn bã, khó chịu hơn. Cậu tỏ vẻ hờ hững khi em gái ôm chầm lấy mình và muốn mình đi nhận giải cùng. Chỉ đến khi người anh nhận ra nhân vật chính trong bức ảnh đạt giải nhất của Kiều Phương chính là mình. Bức tranh “Anh trai tôi” là hình ảnh một cậu bé đang nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ, toát lên ở tư thế ngồi là sự mộng mơ của một tâm hồn thơ bé. Sự ngỡ ngàng khi trong mắt em gái mình lại hoàn hảo như vậy. Từ ngỡ ngàng đến hãnh diện vì tài năng của em mình. Chính điều đó đã làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc của người anh chuyển thành xấu hổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo. Nhưng thực tế, chỉ có cậu mới biết mình đã ghen tị với em gái của mình. Bức tranh của Kiều Phương đã giúp cho người anh nhận ra sai lầm của bạn thân. Tâm trạng của người anh diễn biến hết sức phức tạp thông qua những hành động cụ thế của em gái.

Như vậy, với nhân vật người anh, tác giả đã gửi tới bạn đọc lời nhắn rằng trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm và tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui từ tận đáy lòng. Quan trọng hơn đó là lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người vượt lên chính bản thân mình. Quả là một lời khuyên sâu sắc!

Bài học rút ra :

Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm và tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui từ tận đáy lòng. Quan trọng hơn đó là lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người vượt lên chính bản thân mình.

Hằng Chu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
14 tháng 8 2017 lúc 20:32
Eren Jeager
14 tháng 8 2017 lúc 21:15

Buổi sáng hôm nay, như mọi lần, em lại bước trên con đường tới lớp đầy lá rụng đầu thu.

Con đường tới trường sáng sớm trong trẻo và an lành cho những khởi đầu mới mẻ. Bầu trời xanh và cao lạ với những cánh chim chấp chới bay lượn vui vẻ giữa không trung. Ánh nắng ban man khẽ đặt lên tóc một màu óng ánh, luồn lách qua những chùm lá me li ti thành hoa nắng trên con đường thênh thang phố phường. Mỗi trưa nắng, hàng cổ thụ bên đường lại trở thành những chiếc ô khổng lồ che mát cho mọi người. Mùi hương hoa sữa nhè nhẹ phả vào làn tóc, nhuộm lên màu khăn quàng đỏ một mùi hương quen thuộc đến lạ. Xe cộ vẫn đi miệt mài rồi nhả còi inh ỏi trên khắp các ngõ phố. Đường tới lớp rộn ràng biết bao!

Con đường tới lớp em không chạy thẳng băng, nó uốn khúc quanh co mềm mại như một dải lụa làm đẹp cho người, làm đẹp cho đời . Không phô trương, không màu mè, không quá ồn ào, con đường dường như lặng thinh trước chuyển động của phố phường và thênh thang trong lòng những cô cậu học trò phơi phơi niềm vui tới lớp. Em đi hết con đường tấp nập đầy xe cộ rẽ cắt ngang qua một hàng cây, mái trường của em thoắt ẩn thoắt hiện sau những cành lá xum xuê của cây cổ thụ cuối con đường.

Mỗi buổi sáng là mỗi niềm vui mới, con đường mỗi sớm lại trở nên vừa mới mẻ vừa thân quen. Nó vẫn nằm yên và ngoằn ngoèo như vậy, nhưng niềm vui như được nhân đôi khi đi bên cạnh lũ bạn thân đầy tinh nghịch. Con đường đã chứng kiến biết bao nhiêu tâm tình tuổi học trò. Có khi mê mẩn với những bước chân nhảy nhót trên đường, chúng em đi theo tiếng chim bay ngang trên bầu trời mà vô tình quên mất những lần cô giáo bắt viết bản kiểm điểm, hay những lần cha mẹ mắng vì điểm kém. Những ngôi nhà cao, thấp đứng hiên ngang như những chàng hậu vệ, con đường nằm giữa những ngôi nhà ấy, bệ vệ đường hoàng biết bao. Hồi ấy, con đường chưa có đẹp như bây giờ bởi nó phủ đầy đất cát, xi măng, cùng nhiều thứ bề bộn hơn thế nữa. Cứ thế, mỗi ngày trôi qua, con đường như giận dỗi, như tủi hờn và quyết tâm tu sửa lại chính mình. Một ngày nọ, khi chúng em cứ mặc định là con đường ấy thật xấu xí thì chợt nhận ra mọi thứ bê tông, đất cát đã biến mất đi tự lúc nào. Con đường trở nên xinh đẹp, nó nhận được rất nhiều sự khen ngợi từ những cô cậu bé đáng yêu. Thế mới biết nó đã kiên nhẫn thế nào để được như ngày hôm nay.

Con đường tới lớp trong em đẹp lạ lùng, đôi khi không phải chỉ là vẻ bề ngoài mà em cảm nhận được sự cố gắng của nó. Có lẽ nó yêu quý chúng em lắm, nó vẫn oằn mình chịu đựng mưa nắng hay giông bão trong cuộc đời. Đôi lần chả hiểu bực tức điều gì, em đá một viên sỏi trên đường, xiết mạnh chân xuống con đường thân thuộc. Lúc ấy, nó vẫn chẳng nói gì, chỉ an ủi đôi bàn chân em, chỉ tiếp thêm cho em một nguồn năng lượng dạt dào để chạy nhảy tung tăng khắp chốn. Con đường in lại những bước chân đầu tiên của em ngày tựu trường, những bước chạy dài mỗi khi chơi đùa cũng lũ bạn, những bước chân cứ thế dài hơn và rộng ra, còn con đường thì vẫn vậy. Nó không có tuổi, tuổi thơ của lũ học trò có lẽ cũng chính là tuổi thơ của nó, một mai đây khi ai đó trưởng thành và đi xa, khi trở về liệu nó có già và trầm mặc hơn chăng? Con đường như người bạn thân nâng đỡ những bước chân em, bầu bạn và tâm tình những giây phút ngây thơ, hồn nhiên nhất của tuổi học trò.

Lá vẫn rụng, cô lao công vẫn ngày ngày miệt mài đưa chiếc chổi tre trên mặt đường để nó trở nên xinh tươi hồn nhiên như bao cô cậu học sinh. Chính vì thế, con đường vẫn tươi sạch như buổi đầu đổi mới. Mỗi khi thấy chúng em, dường như nó trở nên tươi vui và chào đón đầy yêu thương. Yêu lắm! con đường tới lớp em.

MinhQuang
Xem chi tiết