Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Gia Khánh
Xem chi tiết
Phạm Gia Khánh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 11 2017 lúc 5:56

lê thị mỹ dung
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
7 tháng 12 2016 lúc 21:43

Bài 1 :

Dường như tuổi thơ của tôi đã gắn liền với dòng sông Cửu Long mênh mông, xanh biết. Quanh năm nứơc vây kín lòng sông.
Dòng sông êm ả trôi cùng với nhữg kỉ niệm tuổi thơ của tôi. Nhữg kỉ niệm bùn cũng như những kỉ niệm vui của tôi lúc nào cũng gắn liền với dòng sông Cửu Long mênh mông, êm ả đó.
Tuy tôi sinh ra ở Mỹ Tho_Tiền Giang nhưg tuổi thơ ủa tôi đã kg dc gắn lền với nơi này.
Tuổi thơ của tôi suốt 5 năm trời, từ lúc sinh ra cho đến lên 5 đã phải xa rời ba mẹ vì một số chuyện cá nhân của hai ng. Tôi đã dc ba mẹ gởi về wê dì ở Tân Quới_Thanh Bình để sống. Và nhữg kỉ niệm về tuổi thơ cũng đã bắt đầu từ đó.

Dòng sông giống như một dòng thời gian, trôi đi mang theo nhữg kỉ niệm của con ng. Dù thời jan có là vô thuỷ vô chung nhưg vẫn có nhữg kỉ niệm mà chúng ta kg bao giờ và không bao jờ có thễ nào wên dc. Với riêng tôi, đó là một dòng sông định mệnh. Nó đã ru tôi suốt nhữg ngày thơ dại, nghe tôi rũ rĩ mỗi khi tôi bùn. Dường như nó đã lớn lên cùng tuổi thơ hồn nhiên thơ mộng của tôi.
Cứ thế, dòng sông cứ lặng lẽ trôi theo thời jan và tôi cũng dần dần lớn lên theo sự lặng lẽ đó. Nhữg lúc bùn cũng như nhữg lúc vui, dòng sông cũng chia sẽ và an ủi cùng tôi.
Nhữg lúc tôi khóc, dòng sông dường như cũng khóc cùng tôi. Nhữg làng sóng êm ã vỗ vào bờ dưòng như dang thỏ thẻ, tâm tình cùng tôi. Dường như nó đang khuyên tôi, đang trò chuyện với tôi cho tôi vơi bớt nỗi bùn của mình.

Tuổi thơ của tôi kg dc hạnh phúc, êm đềm như tuổi thơ của các bạn. Tuổi thơ của tôi dường như gắn liền với sự đau bùn, mất mát và nó luôn luôn song hành củng nhữg háng nứơc mắt chạy dài từ khoé mi xuống gương mặt của tôi.
Có nhìu lần tôi đã ngồi bên bờ sông vắng vẽ mà khóc một mình, khóc cho sự cô đơn, khóc cho sự mất mát, khóc cho sự bất hạnh và khóc cho sự tuổi thân.
Có bít bao nhiu là lần mà dòng sông phải an ủi nhữg nỗi bùn đó cùng tôi và không bít đã có bao nhiu lần nó cùng hoà quyện những giọt nứơc mắt cùng tôi và vỗ về lấy tôi.
Tôi thật sự ganh tị với nhữg đứa trẻ xung wanh tôi, ganh tị với niềm hạnh phúc mà chúng đang có, ganh tị với sự ấm áp gia đình mà chúng nó dc hưởng.
Sự ấm áp của một gia đình đối với tôi lúc bấy giờ chỉa là một giấc mơ, jấc mơ mãi kg bít tới khi nào mới dc thực hiện dc.

Sự cô đơn, trống vắng cứ bao trùm lấy tôi mãi kg chịu buôn. Và chính những lúc đó, những lúc mà tôi cảm thấy cô đơn, trống vắng đó tôi đã thả mình vào dòng sông mênh mông, êm ã đó. Dường như nó hỉu dc nỗi bùn, nỗi cô đơn đó của tôi, nó đã nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng, âu yếm, vuốt ve tôi bằng những làng sóng nhẹ nhàng mà êm ã. Những lúc đó, tôi cảm thấy lòng mình như nhẹ hẳn đi, những nỗi bùn cùng bới sự trống vắng của tôi dường như cũng dc xua tan hết theo những làng sóng ê ã đó.
Những lúc rãnh rỗi, tôi lun lun có mặt cạnh bờ sông, có mặt cạnh ng mẹ thứ hai của tôi, ng mà lun wan tâm tôi, chia sẽ những nỗi bùn cùng tôi.
Sự khao khát một gia đình ấm áp lúc nào cũng cháy bỏng trong tôi. Tôi lúc nào cũng ao ước dc ở bên cạnh bố mẹ, dc vòng tay ấm áp của mẹ ôm chặt lấy tôi, dc nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ, dc nghe những lời dạy bảo của cha, dc vui chơi cùng hai anh tôi. Mỗi khi những suy nghĩ đó trỗi dậy trong tâm trí tôi thì hai hàng nước mắt từ khóe mi của tôi cũng lăn tròn trên khuông mặt kg chịu ngưng. Những giọt lệ từ khóe mắt tôi cứ hòa quyện vào dòng sông êm ả. hòa vào những điệp khúc ngọt ngào của lòng sông, của những tiếng sóng ào ào bất diệt.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi và tôi cũng phải lìa xa dòng sông tuổi thơ đó, lìa xa ng mẹ thứ hai của tôi mặt dù tôi không mún một chút nào và tất cả củng chỉ là việc học của tôi mà thui.
Năm tháng trôi qua và bây giờ tôi cũng đã là một cô nữ sinh lớp 9. Những hành động và suy nghĩ của tôi cũng dần dần chững chạc, sâu sắc hơn trước rất nhìu nhưng những suy nghĩ về dòng sông tuổi thơ, về ng mẹ thứ hai của tôi mãi kg thay đổi, nó cứ dừng chân ở đó, dừng chân ở những suy nghĩ thật đẹp, thật đẹp về tuổi thơ của tôi.


Tuy xung quanh tôi bạn bè rất nhìu nhưng kg khi nào tôi cò thể tâm sự cùng họ, cùng kể cho họ nghe nỗi cô đơn, sự trống vắng và những nỗi bùn vô hạn của tôi cả. Trong lòng tôi những nổi bùn tủi, sự cô đon, sự trống vắng cứ chất chứa thành núi, kg có chỗ nào có thể trút bỏ ngọn núi vô vọng kia dc.
Ngoại trừ dòng sông, ng mẹ thứ hai của tôi thì tôi cũng chẵn bít tâm sự cùng ai, cùng ng nào. Tôi rất mún quây về dòng sông đó, rất mún gặp lại nó, rất mún kể cho nó nghe những tâm sự chất chứa trong tôi bao năm nay nhưng thôi kg thể. Vì thời gian kg cho phép tôi.
Nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ quây về đó, quây về dòng sông tuổi thơ của tôi và quây về ng mẹ hiền thứ hai của tôi. Những làng gió, tiếng sóng vỗ sẽ mãi mãi bên cạnh tôi và những dòng tâm sự của tôi sẽ mãi chất chứa đến khi nào tôi dc gặp lại ng mẹ dịu hiền cũa tôi tự khắc những dòng tâm sự đó sẽ nhẹ nhàng theo gió bay tới mẹ tôi. Dòng sông tuổi thơ, dòng sông tuổi thơ đó sẽ mãi mãi chảy trong lòng tôi, kg bao giờ ngưng, kg bao giờ nghĩ.

Những cơn gió cư nhẹ nhàng thổi
Mang theo những nỗi bùn lặng lẽ xa xôi
Bít khi nào trở về nguồn cội
Đễ quây về khoảng trời của riêng tôi......

Bài 2 :

 

Theo nhịp tuần hoàn của quy luật thiên nhiên, mùa hè trôi qua, mùa thu lại tới. Trên đầm, sen đã gần tàn, mùi hương chỉ còn phảng phất. Trong vườn, cúc vàng nở rộ, rung rinh trước ngọn gió mát lành, báo hiệu Tết Trung thu đã gần kề. Cũng như bao bạn thiếu nhi khác, lòng em xôn xao, rạo rực mỗi khi nghĩ đến cảnh tưng bừng rước đèn, phá cỗ dưới trăng. Ôi! Đáng yêu biết bao cái Tết dành riêng cho tuổi thơ! Dẫu đã có tự ngàn năm nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên vẹn như buổi ban đầu. 

Mặt trời lặn đã lâu. Màn đêm dịu dàng buông xuống. Bầu trời thăm thẳm, lấp lánh muôn vạn vì sao. Xa xa, phía cuối làng, vầng trăng đang từ từ nhô lên khỏi lũy tre tím mờ trong lấn sương mỏng. Tiếng trông ếch khuấy động không khí vốn tĩnh lặng chôn thôn quê. Hôm nay là rằm tháng Tám, cả làng em náo nức chuẩn bị đón Tết Trung thu.

 Mẹ bày cho em mâm cỗ đón trăng. Quả bưởi vàng rám nắng, cuống lá tươi xanh đặt ở giữa, xung quanh là những quả hồng đỏ tươi, chín mọng. Nải chuôi tiêu lốm đốm trứng cuốc thật xứng với cốm Vòng nõn nà màu ngọc đựng trong lá sen tươi. Chiếc bánh nướng hình mẹ con đàn lợn nằm quây quần bên nhau trông mới ngộ nghĩnh làm sao! Một mùi hương dịu ngọt lan tỏa trong không gian đang rộn ràng tiếng cười tiếng nói trẻ thơ hòa cùng tiếng trống ếch rộn ràng. Trăng đang lên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc, nổi bật trên nền trời đêm. Ánh trăng ngời ngời tỏa sáng, soi rõ từng cảnh vật trên mặt đất. Dòng sông uốn khúc quanh làng như dải lụa bạc lấp lánh trăng. Đồng lúa càng trở nên mênh mông dưới ánh trăng rằm. Trên đường làng, từng đoàn trẻ tung tăng nối đuôi nhau rước đèn. Hàng trăm ngọn nến lung linh. Đèn hình ông sao, hình con thỏ, con gà, con bướm, con chim, hình máy bay, trông thật vui mắt. Em thích nhất cái đèn ông sao của bạn Mai học cùng lớp được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, xung quanh ngôi sao là vòng tròn viền tua giấy ngũ sắc. Khi thắp nến lên, đèn tỏa ánh sáng lung linh. Biết em thích, thỉnh thoảng bạn Mai lại đổi đèn cho em cầm một lúc. Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức: Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình,
Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh.
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng,
Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang… Tại sân đình, chúng em được dự liên hoan văn nghệ và phá cỗ Trung thu; được nghe kể về sự tích tại sao chú Cuội lại phải mãi mãi ngồi dưới gốc đa trên cung Quảng. Cuộc vui đã tàn, tiếng bước chân rậm rịch tỏa về khắp ngả. Chỉ một lát sau, làng em lại chìm trong vẻ êm đềm, tĩnh lặng quen thuộc của đêm quê. Trên cao, trăng vẫn rời rợi sáng. Những hàng cau, cây rơm, mái nhà… in bóng đen sẫm trên mặt đất. Tiếng bầy vạc ăn đêm gọi nhau văng vẳng, xa vời.

Đêm nay, trăng sáng quá! Khung cảnh làng em vốn đã đẹp, trong đêm trăng rằm lại càng thêm đẹp, giống như một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm giác về một cuộc sống no đủ, thanh bình. Có một cái gì đó thật mơ hồ len nhẹ vào hồn làm cho em xúc động mỗi khi nghĩ đến hai tiếng quê hương!

Bài 3 :

Giữa cuộc sống tất bật hằng ngày, chắc ai cũng có một người bạn cùng đồng hành để xua tan những vất vả, lo lắng trong công việc, học hành. Những người bạn đó là ai? Đó là những con thú mà chúng ta vẫn nuôi. Đối với mỗi người, chúng có thể là những chú chim, hay những chú mèo. Còn đối với tôi thì chú chó "Bill" là một niềm vui lớn giúp tôi xua tan đi những mệt nhọc, lo toan sau một ngày học hành mệt mỏi.

Chú chó "Bill" được bác tôi cho từ khi tôi mới lên sáu tuổi. Nó trông rất to,bằng cái xe đạp của tôi. Nó khoác trên mình một màu nâu vàng rất dịu. Cái đầu của nó tròn tròn, lúc nò cũng lắc trông rất ngộ. Bill có đôi mắt tròn, màu nâu đậm. Chiếc mũi của Bill nhỏ nhỏ, xinh xinh lúc nào cũng ươn ướt. Những chiếc râu mép nhỏ, trắng như cước. Bill có những chiếc răng nanh nhỏ, trông rất sắt bén. Khi nó ngủ, lại nhe ra những chiếc răng trông rất dữ. Hai đôi tai của Bill lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Hai đôi chân của Bill hơi gầy có những chiếc móng đeo đi rất nhẹ nhàng. Bill có cái đuôi dài và xù lên giống như cây chổi lúc nào cũng phe phẩy, rất ngộ.

Tôi còn nhớ mãi vào mùa thu năm trước. Bill mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Ba mẹ tôi đã cố gắng chạy chữa nhưng bệnh tình của Bill vẫng không hề suy giảm. Bill ngày càng yếu dần. Thấy Bill như vậy, tôi khóc nhiều lắm. Có lúc, tôi còn xin ông tiên cho tôi được thế bệnh cho Bill mắc dù biết đó chỉ là một ước mơ, một ước mơ không bao giờ có thể thực hiện được. Rôi một bổi chiều đầy mưa, Bill không còn ở trên thế gian này nữa.. Tôi ôm lấy Bill và khóc oà lên...

Tôi không bao giờ có thể quên được chú chó Bill thân yêu này này. Bởi nó đã giúp cho gia đình tôi rất nhiều. Mỗi khi đi học về, vừa bước qua cánh cổng thì thứ mà tôi thấy đầu tiên chính là Bill. Nó quấn quít lấy chân tôi, đuôi ve vẩy mừng rỡ làm cho tôi quên hết những mệt nhọc. Khi màng đêm buông xuống, mọi người đều chìm trong giấc ngủ, thì nó lại thức giấc canh nhà. Nhiều lúc chỉ nghe được tiếng động nhỏ, nó lại sủa lên làm cho cả nhà thức giấc. Không những thế, trong đời sống chó còn là một món ăn đặc sản. Đáng ca ngợi nhất là đức tín trung thành của chúng. Có những chú chó mà dù chủ có ở đâu thì chúng cũng có mặt ở bên cạnh. Lúc chỉ có một mình. chúng còn có thể là người bạn ở bên cạnh để xua tan đi cái cảm giác cô đơn đó.

Gia đình tôi rất quý Bill. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có có Bill cùng chia sẻ. Bố tôi nói: nó nó không còn là một chú chó, mà nó như một thành viên thân thiết trong gia đình. Dù đã đi xa khỏi thế giới này mãi mãi, nhưng hình ảnh của Bill lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi sẽ nhớ mãi Bill và giữ gìn những kỉ niệm giữa tôi và chú chó thân yêu này.

 

 

Nguyễn Tạ Thiên Kim
Xem chi tiết
王一博
6 tháng 4 2020 lúc 15:00

Trong xã hội, mỗi công dân đều phải có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, với gia đình và xã hội, vì thế bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ và hành động có trách nhiệm trong mọi tình huống đúng với các qui định của gia đình và xã hội đề ra. Học sinh thấy được trách nhiệm của thanh niên học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước là tích cực học tập, rèn luyện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người công dân. Thực hiện nghiêm túc các nội qui của trường, lớp và những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xác định trách nhiệm của mình trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến tệ nạn xã hội trong học sinh. Ý thức trách nhiệm là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, một xã hội dân chủ và văn minh, phát triển bền vững. Một xã hội muốn phát triển đi lên thì mỗi người phải có nghĩa vụ thực hiện và phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của bản thân.

Học tốt!!!

#Bo

Khách vãng lai đã xóa
ImNotFound
Xem chi tiết
Long Sơn
28 tháng 2 2022 lúc 9:21

Tham khảo

“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể kể về Bác Hồ. Đồng thời qua một vài chi tiết miêu tả, chúng ta cũng thấy rõ hơn về chân dung của Người. Nhân vật trong bài thơ là anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác vẫn ngồi đó chưa ngủ làm anh cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Cả ngày hành quân vất vả, đêm đến là lúc mọi người cần ngủ để đủ sức mai tiếp tục hành quân. Nhưng Bác ngồi đó dưới mái lều tranh xơ xác, ngoài trời mưa lâm thâm gợi cho tôi cảm nhận sự gần gũi, giản dị của một vị lãnh tụ. Nhà thơ Minh Huệ tiếp tục khắc họa những hành động của Bác như đốt bếp lửa hồng để sưởi ấm cho các chiến sĩ ngon giấc trong đêm đông lạnh giá giữa núi rừng phương Bắc. Hình ảnh ẩn dụ “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm” đã cho thấy tình cảm sâu sắc dành cho Bác cũng giống như tình cảm giữa những người thân yêu ruột thịt. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Có thể thấy rằng, việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả đã giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn hơn.

Dung Hoàng
Xem chi tiết

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng  lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.


Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.


“ Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy  sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.


“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một.
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”


 Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần  mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại  thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc  ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.


“Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc. ”

Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ. Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:


“Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!”


 Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:


“Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau. ”


Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ. Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình. Một nỗi xúc dộngđộtngột dâng trào trong anh chiến sĩ khi anh hiểu được tấm lòng của Bác,khi đó anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi niềm cùng Bác và đã thức luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo cho những việc lớn mà con nghĩ đến từng miếng ăn giấc ngủ của tất cả các chiến sĩ và còn của tất cả mọi người dân.


Ở đoạn kết tác giả viết
“Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”


Lẽ thường tình ấy đơn giản dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên người là Hồ Chí Minh. Vì người từng ra trận từng đồng cam cộng khổ đối với các chiến sĩ dân công. Ba chữ “lẽ thường tình”hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh đạo kính yêu của dân tộc.


Bài thơ để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là hình ảnh một vị lãnh  tụ hiện lên là một người cha già của cả dân tộc. Hình ảnh Bác không ngủ chăm sóc từng giấc ngủ của mỗi người chiến sĩ để lại trong chúng ta rất nhiều ấn tượng mới mẻ về Bác. Bài thơ cho chúng ta hiểu thêm về Bác hiểu thêm về một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam

Phan ha My
10 tháng 2 2018 lúc 12:16

tim cac gia tri so tu nhien khac 0 thich hop cua x

x tren nam be hon bon phan nam

x tren muoi bay be hon hai phan muoi bay

hoang ngoc anh
10 tháng 2 2018 lúc 15:41

Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ được sáng tác năm 1951, dựa trên một sự kiện có thật: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi, chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

   Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 6 và để lại cho người đọc, nhiều thế hệ giáo viên và học sinh những cảm nghĩ sâu sắc về Bác Hồ, người Cha già kính yêu của nhân dân Việt Nam.

        Hình ảnh Bác Hồ không ngủ vì lo nghĩ việc nước, chúng ta đã từng gặp trong không ít bài thơ của Bác:

(... ) Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

                                                       (Rằm tháng giêng - sáng tác năm 1947)

hay:

     (... ) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                                        Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

                                                        (Cảnh khuya - sáng tác năm 1948)

Nhưng bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ nói thêm một điều khác nữa: Bác không ngủ còn vì Bác thương bộ đội, dân công.

      Trong bài thơ, vẻ đẹp của Bác cứ hiện dần lên qua cảm nhận của anh Đội viên. Giữa rừng đêm gió lạnh, sương giá, mưa rét, bên mái lều tranh dựng tạm trên con đường đi chiến dịch, trong những giờ phút ít ỏi dành để nghỉ ngơi, Bác Hồ vẫn thức, chăm sóc cho các chiến sĩ:

Người Cha mái tóc bạc 
Đốt lửa cho anh nằm


Rồi Bác đi dém chăn

Từng người, từng người một

 Bác đốt lửa, Bác dém chăn cho anh đội viên và các đồng đội của anh - cử chỉ quan tâm, ân cần như của một Người Cha đối với những đứa con thân yêu của mình. Phải chăng ngọn lửa Bác nhóm lên không phải chỉ bằng những nguyên liệu bên ngoài mà còn bằng cả trái tim đang rực cháy yêu thương? Bằng tình yêu thương trong trái tim mình, Bác đã xua tan giá rét nơi rừng khuya, mưa lạnh. Điệp ngữ “từng người” đã thể hiện tình cảm bao la của vị lãnh tụ dành cho tất cả mọi người, không để sót người nào. Bác nâng niu, chăm chút đến giấc ngủ của họ:

" Sợ cháu mình giật thột

                                            Bác nhón chân nhẹ nhàng".

     Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn, lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng:

          Bác thương đoàn dân công  
      Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu 
    Manh áo phủ làm chăn  
  Trời thì mưa lâm thâm  
  Làm sao cho khỏi ướt!

Thế mới biết, ngay cả khi Người còn đang phải chịu cảnh khó khăn, thiếu thốn, Người vẫn lo nghĩ cho những người còn khó khăn, thiếu thốn hơn mình. Lời tâm sự của Bác với anh đội viên hàm chứa bao niềm thương, nỗi xót xa đối với sự vất vả, gian nan của dân công trong kháng chiến!

     Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi mà hết sức lớn lao. Sau này, nhà thơ Tố Hữu cũng có những câu thơ khái quát khái quát về tình yêu thương của Bác:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người

                                                           (Bác ơi - sáng tác năm 1969)

    Đọc bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ", người đọc còn nhận ra sức mạnh cảm hóa của vẻ đẹp nhân cách lãnh tụ Hồ Chí Minh. Anh đội viên nhiều lần thức dậy trong đêm khuya, được chứng kiến và cảm nhận những cử chỉ, hành động, lời nói chan chứa yêu thương của Bác đối với bộ đội, dân công và với mình, anh vô cùng xúc động. Trong niềm xúc động ấy, Bác Hồ hiện lên trước mắt anh đẹp như một ông Bụt, ông Tiên hay một Thiên thần:

Anh đội viên mơ màng

    Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

                                              Ấm hơn ngọn lửa hồng

Ngọn lửa yêu thương của Bác tràn ngập trong không gian và sưởi ấm tâm hồn người chiến sĩ trẻ. Từ đó, anh thấy mình thật hạnh phúc:

Anh đội viên nhìn Bác

Bác nhìn ngọn lửa hồng

       Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác

     Niềm vui sướng ấy bắt nguồn từ niềm kính yêu, tự hào và cảm phục nhân cách cao đẹp của Bác Hồ. Niềm vui sướng ấy là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn thử thách, vững tin trên con đường giải phóng dân tộc, đến với độc lập, tự do. Bài thơ là sự hòa hợp trong tình cảm giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.

    Cái đêm không ngủ được ghi lại trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo cho đất nước và thương bộ đội, dân công đã trở thành một "lẽ thường tình" của cuộc đời Bác, vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ, Người Cha thân yêu của dân tộc, cuộc đời Người dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc.

    Năm 2015, kỉ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ giáo viên, học sinh ngày hôm nay càng thêm nhớ về Người với niềm kính yêu và biết ơn vô hạn. Chúng con xin nguyện suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xứng đáng với niềm tin yêu của Người.

Nữ Thần Của Nước
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
30 tháng 10 2018 lúc 13:29

Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình,

Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh.

Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng,

Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang...

Mỗi lần nghe những câu hát này là tôi lại nhớ đến đêm rtrawng Trung Thu quê hương tôi .

ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
30 tháng 10 2018 lúc 13:10

  Theo nhịp tuần hoàn của quy luật thiên nhiên, mùa hè trôi qua, mùa thu lại tới. Trên đầm, sen đã gần tàn, mùi hương chỉ còn phảng phất. Trong vườn, cúc vàng nở rộ, rung rinh trước ngọn gió mát lành, báo hiệu Tết Trung thu sắp đến. Cũng như bao bạn thiếu nhi khác, lòng em xôn xao, rạo rực mỗi khi nghĩ đến cảnh tưng bừng rước đèn, phá cỗ dưới trăng. Ôi! Đáng yêu biết bao cái Tết dành riêng cho tuổi thơ! Dẫu đã có tự ngàn năm nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên vẹn như buổi ban đầu.

Nữ Thần Của Nước
30 tháng 10 2018 lúc 13:14

Thứa mình cần là đoạn mở bài ko chép mạng

Nguyễn Tạ Thiên Kim
Xem chi tiết
Phạm Thị Hồng Hạnh
8 tháng 4 2020 lúc 11:09

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi công dân, cần giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh hiểm nguy, khó khăn.

Đó là một hành động và nghĩa cử cao đẹp của người thương binh. Từ đó, gợi cho em suy nghĩ về cách sống đẹp: không so đo tính toán thiệt hơn quyền lợi với người mình vừa giúp đỡ. Sống hòa thuận, đoàn kết như anh em một nhà với mọi người xung quanh

Khách vãng lai đã xóa
-..-
10 tháng 4 2020 lúc 9:15

bạn tham khảo bài trên của bạn kia nha

hok tốt

Khách vãng lai đã xóa
văn dũng
11 tháng 4 2020 lúc 16:59

Trong xã hội, mỗi công dân đều phải có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, với gia đình và xã hội, vì thế bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ và hành động có trách nhiệm trong mọi tình huống đúng với các qui định của gia đình và xã hội đề ra. Học sinh thấy được trách nhiệm của thanh niên học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước là tích cực học tập, rèn luyện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người công dân. Thực hiện nghiêm túc các nội qui của trường, lớp và những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xác định trách nhiệm của mình trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến tệ nạn xã hội trong học sinh. Ý thức trách nhiệm là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, một xã hội dân chủ và văn minh, phát triển bền vững. Một xã hội muốn phát triển đi lên thì mỗi người phải có nghĩa vụ thực hiện và phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của bản thân.

Khách vãng lai đã xóa