Những câu hỏi liên quan
Dat Nguyen
Xem chi tiết
Dương
Xem chi tiết
ĐInh Gia Thiên
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
18 tháng 3 2022 lúc 22:21

Em có thể làm theo dàn ý như sau :

1. Giới thiệu chung

 Tác giả

- Tên thật là Nguyễn Kim Thành

- 1920 - 2002

- Quê quán: Thừa Thiên Huế

- Gia đình: chịu ảnh hưởng từ mẹ

Thể thơ lục bát -> Gần với văn học dân gian.

->Chất thơ mộc mạc, giản dị.

- Nhà thơ chiến sĩ

->Thơ ca là vũ khí -> tinh thần chiến đấu

- Nhà thơ trữ tình chính trị:

+ Sự kiện lịch sử đi vào thơ ông một cách tự nhiên.

+ Được thể hiện bằng giọng điệu chan chứa tình cảm.

-Tác phẩm chính:

Từ ấy (1937 - 1946)

Việt Bắc (1946-1954)

Tác phẩm

- Hoàn cảnh ra đời: 4/1939, đang bị giam tại nhà lao Thừa Phủ, Huế.

- Nhan đề: trạng ngữ chỉ thời điểm -> sức gợi.

- Thể thơ: lục bát -> nhịp, vần -> gần gũi.

- Nội dung: Khát vọng tự do

2. Phân tích, chứng minh

a. Bức tranh thiên nhiên

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không

-Cảm nhận bởi một người tù -> cô đơn, dùng thính giác, trí tưởng tượng để cảm nhận vẻ đẹp bên ngoài. Người tù không hề lẻ loi.

- Bức tranh tràn ngập ánh sáng, nét vẽ chi tiết:

+ Tu hú: loài chim đặc trưng cho mùa hè. Hành động “gọi bầy” chứng tỏ chúng không hề lẻ loi, trái lại với người trong tù rất cô đơn.

+ Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần: đều hướng tới mùa thu hoạch

+ Vườn râm rộn ràng tiếng ve -> âm thanh náo nhiệt.

+ Bắp vàng hạt, sân đầy nắng đào. -> sắc màu rực rỡ, tươi sáng.

+ Màu của trời xanh rộng mở, không gian khoáng đạt.

+ Đỉnh điểm của sự khoáng đạt là đôi con diều sáo lộn nhào tự do trong không trung.

ð  Tất cả những hình ảnh này đối nghịch với sự cô đơn của người tù.

-Mọi cảnh vật đều ở trạng thái phát triển -> trọn vẹn.

=>Bức tranh ngập tràn âm thanh được cảm nhận bởi một con người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết.

b. Khát vọng tự do mãnh liệt

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ơi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

- Tác giả xuất hiện một cách trực tiếp.

- “Ta nghe” tác giả dùng thính giác để lắng nghe nhịp thở của thời gian.

Vườn râm dậy tiếng ve

-> hè dậy: Trước đó chỉ là nét vẽ còn giờ đây là sự khẳng định không khí ngập tràn sắc hè.

=>Tác động đến cảm xúc của nhà thơ.

-Động từ “đạp tan” thể hiện sự mạnh mẽ cuả tuổi trẻ ->khát vọng vượt thoát khỏi ngục tù.

- Biện pháp nhân hóa -> động lực ở bên trong ngày càng mạnh mẽ.

- Cảm xúc bộc lộ một cách tự phát, rất thật. -> khát vọng tự do.

- Con chim tu hú “cứ kêu” là vô tình nhưng vang vọng trong không gian bài thơ.

3. Tổng kết

Nội dung

- Bức tranh thiên nhiên vào hè Được miêu tả bằng thính giác và trí tưởng tượng của người tù.

->Vừa chi tiết, vừa nhiều cảm xúc

+ Mở ra ánh sáng tươi mới, gợi nhớ, ẩn chứa về tuổi trẻ.

- Bộc lộ trực tiếp tâm trạng, muốn vượt thoát khỏi

Nghệ thuật

- Nhan đề gợi ra thời điểm, từ đó bộc lộ cảm xúc trực tiếp của tác giả.

=> Bài thơ càng lúc càng có thêm sức hút.

- Thể thơ lục bát – quen về hình thức

                            - lạ về cấu tứ: tả tình, tả cảnh.

- Huy động được nhiều giác quan: thị giác, thính giác, vị giác -> sinh động.

Bình luận (3)
Any Ciu
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
Lkss Tjfzt
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
1 tháng 5 2023 lúc 15:51

Khi con tu hú là một bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, ấy là khi Tố Hữu mới bị bắt giam tại nhà lao tỉnh Thừa Thiên tháng 7/1939. Khi trong chốn lao tù thế nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn rất lạc quan, yêu đời, lắng nghe tiếng chim tu hú gọi bầy và dựa vào những ký ức gắn bó với xứ Huế thân yêu để vẽ nên một bức tranh mùa họa tươi đẹp và thanh bình. Nhan đề "Khi con tu hú" là một nhan đề hay và thú vị, trích dẫn từ một nửa câu thơ, nó đã đem đến cho người đọc sự tò mò, chú ý, muốn tìm hiểu xem bài thơ nói gì với hình ảnh con tu hú. Đồng thời nó cũng lại là một cụm từ chỉ thời gian khá tinh tế, có tiếng chim tu hú gọi tức là báo hiệu một mùa hè đã bắt đầu, rộn ràng và sôi động ngoài kia. Dấy lên trong lòng người tù cách mạng nhiều nỗi bồn chồn, niềm khao khát tự do mãnh liệt, gợi nhắc về một không gian khoáng đạt, cao rộng, về một cuộc sống tự do bay nhảy như những chú chim, bộc lộ niềm yêu cuộc sống, muốn hòa nhập với cảnh ngày hè rực rỡ của quê hương, thoát khỏi cái nhà tù chật chội, nóng bức, thiếu tự do mà tác giả căm ghét. Bởi lẽ ngay từ những ngày mới giác ngộ cách mạng đường thơ của Tố Hữu đã thể hiện được những tư tưởng cá nhân tích cực, tươi đẹp của một con người đang ủng hộ cách mạng bằng cả tâm hồn, từ đó dần mở ra một cánh cửa tươi sáng dẫn tác giả từ cái tôi cái nhân mạnh mẽ sang tập trung, hòa vào cái ta chung của cộng đồng rộng lớn. Trở thành một nhà thơ của cách mạng, gắn bó sâu sắc và chặt chẽ với từng chặng đường cách mạng của dân tộc từ những khi mới nhen nhóm cho tới khi thắng lợi hoàn toàn.

T.Lam

Bình luận (0)
♌♋□ 📄&🖰
Xem chi tiết
Quang Huy Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Thị Mỹ Vân
Xem chi tiết
trần văn hải
14 tháng 6 2020 lúc 8:36

Ngắm trăng khi con tu hú đều ở trong tù

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa