" Nguyễn Du đã kế thừa và phát huy chủ nghĩa nhân đạo truyền thống trong văn học dân tộc" Hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng các đoạn trích Truyện Kiều đã học hk2 lớp 10 ( bao gồm 2 bài đọc thêm )
Em tên là Thanh phương hôm nay em sẽ giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc em.
Gia đình em có một truyền thống đó là truyền hiếu thảo ,sống nhân ái ,yêu nước và yêu hòa bình ,phải học giỏi và vâng lời cha mẹ.
Phải biết trân trọng và phát huy truyền thống của gia đình. Sau khi hiểu được những điều này em cần phải phát huy truyền thống của gia đình nhiều hơn.
Hoài Thanh từng nhận xét:”Nguyễn Du – 1 trái tim lớn,1 nghệ sĩ lớn.”
Qua việc tìm hiểu Tuyện Kiều của Nguyễn Du và các đoạn trích đã học trong SGK Văn 9 tập 1 hãy làm sáng tỏ nhận định trên.Mọi người giúp em cả bài với ạ.Em cảm ơn
Tham khảo:
Nguyễn Du là nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Tác phẩm Truyện Kiều của ông được xem là một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành,… nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.
Chính trên cơ sở này, mà trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của bức tranh hiện thực đa dạng. Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiện ra: vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du. Từ thơ chữ Hán đến Truyện Kiều, nó tạo nên cái sức sống kỳ lạ ở hầu hết tác phẩm của ông.
Trong quá trình vận động tư tưởng và tìm cho mình một lối đi, có lúc Nguyễn Du tìm đến đạo Phật, đạo Lão hoặc mơ ước một cuộc đời ẩn dật ở trong núi sâu, tuyệt nhiên không biết đến những gì xảy ra bên ngoài núi . Lại có lúc ông mơ chuyện hành lạc theo kiểu Lý Bạch ngày xưa. Nhưng rồi chẳng có chuyện gì thành. Nguyễn Du không hề có một cuộc đời hoạt động say sưa vì một lý tưởng; Nguyễn Du cũng không hề tu Phật, tu tiền; chuyện ẩn dật, chuyện hành lạc với Nguyễn Du cũng đều là chuyện hão. Rốt cuộc Nguyễn Du đã triền miên suốt đời trong một không khí buồn chán nặng nề. Tấn bỉ kịch của Nguyễn Du chính là tấn bi kịch của những cuộc đời không tìm ra phương hướng. Chúng ta không trách Nguyễn Du vì ngay giờ đây, mặc dầu lịch sử nhân loại đã chan hòa ánh sáng, trên thế giới vẫn còn không ít những đầu óc thông thái đang quằn quại trong, những cảnh bế tắc không khác gì cảnh bế tắc của Nguyễn Du.
Nhưng nếu trong thơ văn của Nguyễn Du chỉ có buồn chán, chỉ cỏ bế tắc thì thiết tưởng cũng chẳng nên khuấy lên làm gì. Nhất là giữa lúc cuộc sống đang tưng bừng mơ hội và những công việc to lớn đang chờ đợi chúng, ta. Không, đó không phải là phần đáng quý, chẳng những thế, đó là phần nguy hiểm trong thơ văn Nguyễn Du. Phần đáng quý vô cùng ấy là tấm lòng của Nguyễn Du đối với những kiếp người bị đày đọa, Nguyễn Du không ngự trên một cái Bến giác nào để nhìn xuống mỉm cười. Nguyễn Du cùng với chúng sinh cùng chìm trong bể khổ. Nhìn đời, Nguyễn Du băn khoăn, đau xót, day dứt không nguôi. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du còn ghi lại bao nhiêu cảnh thương tâm.
Đây cảnh một ông già mù đi hát rong ở châu Thái Bình, thuộc tỉnh Quảng Tây. Hôm ấy Nguyễn Du đang đi thuyền, có thuyền bên cạnh gọi ông già xuống hát. Ông già vừa đàn vừa hát. Nguyễn Du không hiểu lời nhưng nghe hát cũng thấy hay. Mọi người chung quanh đều im lặng trong khi gió trên sông thổi vi vu và trăng trên sông soi vằng vặc. Nguyễn Du theo dõi từng cử chỉ của ông già:
Khẩu phún bạch mạt thủ toan súc
Khước tọa liễm huyền cáo chung khúc
(Miệng xùi bọt mép, tay mỏi rã rời;
Ông già ngồi xuống, xếp đàn, ngỏ lời đàn hát đã xong).
Đàn hát mệt nhọc như thế mà rốt lại chỉ được có năm sáu đồng tiền và tuy chỉ được có năm sáu đồng tiền vẫn không ngớt lời cảm tạ:
Tiều nhi dẫn đắc hạ thuyền lai
Do thả hồi cố đảo đa phúc
(Đứa bế đã dẫn ông ra khỏi thuyền
Ông còn quay lại ngỏ lời chúc tụng)
Hình dáng ấy của ông già, nhà thơ sẽ không bao giờ quên được. Và hàng trăm năm sau, qua lời thơ, hình dáng ấy vẫn còn hiện lên ảo não trước mắt ta.
Cũng trên đường đi sứ, Nguyễn Du còn ghi lại cảnh những thây người chết đói với những hột táo lọt túi lăn bên mình , cảnh mấy mẹ con bồng, bế nhau, dắt díu nhau thất tha thất thểu dọc đường, làm thuê không đủ sống, đi xin cũng không đủ sống, sớm muộn ắt đến bỏ thây nơi ngòi rãnh. Tuy chỉ là cảnh chợt thấy trên đường đi. trong lòng Nguyễn Du đã cỏ một niềm cảm thông sấu sắc:
Mẫu tử bất túc tuất,
Phủ nhi tăng đoạn trường
Kỳ thống tại tâm đầu.
Thiên nhật giai vị hoàng.
(Mẹ chết đã đành rồi,
Trông con thêm đứt ruột.
Nỗi lòng đau đớn lạ thường.
Mặt trời cũng vì người mà vàng úa) .
Tấm lòng của Nguyễn Du trước những cảnh đời cơ cực rất giống tấm lòng của Đỗ Phủ. Đi qua mộ Đỗ Phủ ông từng có thơ viếng và ứa nước mắt khóc nhà thi hào Trung quốc .
Nhưng không phải chỉ trên đường đi sứ Nguyễn Du mới trông thấy những cảnh đau lòng. Trong Văn chiêu hồn, Nguyễn Du đã dựng lên cả một thế giới bi thảm với từng đoàn cô hồn nheo nhóc :
Thở than dưới đất ăn nằm trên sương..
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,
Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra.
Lôi thôi bồng trẻ giắt già.
Thế giới những cô hồn ấy chính là hình ảnh tập trung của những bất trắc, những oan khuất vẫn chồng chất trong cuộc đời thực. Có đủ các loại cô hồn và Nguyễn Du muốn bao dung tất cả trong một thứ tình thương không đẳng cấp. Nhưng tấm lòng của Nguyễn Du vẫn cứ nghiêng về những cuộc đời cay cực nhất, những người lính đã bị chết oan trong các cuộc chiến tranh của vua chúa và giờ đây:
Lập lòe ngọn lửa ma trơi,
Tiểng oan văng vẳng tối trời càng thương,
những người đàn bà xấu số :
Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa.
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Ai chồng con tá biết các em chết yểu
Kìa những đứa tiểu nhi tâm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế xót xa,
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.
Câu thơ nấc lên như một tiếng khóc. Lòng ưu ái của Nguyễn Du đối với quần chúng và những cảnh sinh hoạt gian nan của quần chúng thấy rất rõ qua Văn chiêu hồn. Nguyễn Du thông cảm với những cảnh đói rét không thể chịu được :
Sống đã chịu một bề thảm thiết,
Ruột héo khô da rét căm căm.
Nguyễn Du thông cảm với những cảnh làm ăn cực khổ, chạy ngược chạy xuôi. Nội một câu
Đòn gánh tre chín dạn hại vai.
cũng đủ nói Nguyễn Du đã đi sâu như thế nào vào những cảnh sống gian nan, vất vả. Nguyễn Du cũng đã vẽ lên một bức tranh rất đau xót về các kiểu chết oan của con nhà kẻ khổ :
Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
Cũng có người sẩy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây,
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
Người thì mắc sơn tinh thủy quái,
Người thì phải nanh khái ngà voi,
Có người hay đẻ không nuôi,
Có người sa say, có người khốn thương.
Rõ ràng đối với cuộc sống lầm thai của quần chúng. Tấm lòng Nguyễn Du vẫn thường áy náy không yên. Càng áy náy không yên trong cảnh riêng mình sung sướng. Hai lần trong bài sở kiến hành và trong bài Thài bình mại ca giả, sau khi thuật lại cảnh đói khổ trông thấy dọc đường đi sứ, Nguyễn Du nhìn lại những yến tiệc linh đình mà chính minh được hưởng trong lòng hết sức băn khoăn. Ta biết Nguyễn Du từng trải qua cảnh đói rét trong nhiều năm. Ngay khi đã ra làm quan với Gia-Long, cảnh nhà ông vẫn nheo nhóc:
Thập khẩu để cơ Hoành lĩnh bắc,
Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông.
(Mười miệng ăn kêu đói ở phía bắc Hoành-sơn,
Một mình đau ốm nằm phía đông thành vua.)
Không trải qua những cảnh ấy, không dễ mà có tấm lòng ấy.
Trong vô số những nạn nhân của cuộc đời cũ, Nguyễn Du đặc biệt trân trọng và xót thương những người có tài có sắc. Với Nguyễn Du, họ là những hình ảnh tập trung về số kiếp bi đát của con người trong một cuộc đời bế tắc. Ngòi bút của Nguyễn Du đã gợi lên khá nhiều những hình ảnh như vậy. Tiêu biểu nhất là hỉnh ảnh nhân vật Thúy Kiều.
Thúy Kiều là một người tài sắc tuyệt vời. Nhưng nói có tài có sắc ở đây chung qui lại cũng là nói có tình. Bởi vì cái tài của Kiều, cụ thể là tiếng đàn của Kiều, cái sắc của Kiều, cụ thể là cái vẻ mặn mà nồng thắm, trước hết là biểu hiện cái tình. Kiều không phải là người có thể dửng dưng trước mọi việc ở đời mà là người hay động lòng, suy nghĩ. Trong cảnh chơi xuân nô nức, dễ mấy ai để ý đến một nấm mồ vô chủ. Nhưng Kiều đề ý, hỏi han, thắp hương, khấn vái và thương xót không nỡ dời chân. Đến khi nàng yêu thì đó cũng là một thứ tình yêu đấm say, mãnh liệt:
Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh, cơn mê
Yêu nhau, nàng chủ động xây dựng hạnh phúc với người yêu. Gót chân nàng «thoăn thoắt » đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng « xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình » bây giờ đây vẫn còn có thể làm cho một số người ngơ ngác, phân vân. Nhưng thiết tha vời hạnh phúc của minh, nàng lại càng thiết tha hơn nữa với hạnh phúc của người. Trước cái nguy cha em bị bắt, bị đánh đập, có thể bị đánh đập đến chết, nàng không chút ngần ngại, nàng dứt khoát hi sinh :
Dễ cho để thiếp bán mình chuộc cha
Ai không mong cho một con người như vậy được hưởng hạnh phúc Nhưng hạnh phúc nàng toan nắm được trong tay thì cuộc đời cướp mất. Bị đầy đọa vào những cảnh vô cùng ô nhục, giữa vòng vây trùng trùng điệp điệp của một xã hội bất nhân, nàng vẫn cố vùng dây, cố làm chủ lấy đời mình. Nhưng mỗi lần nàng cố cất đầu ra khỏi bùn nhơ là một lần lại bị dúi xuống. bị đạp xuống sâu hơn một tầng nữa. Mà nào nàng có mơ ước chuyện gì cao xa đâu. Cái mơ ước của nàng có khi thật bé nhỏ, thảm hại. Nàng tính tới, tính lui, thậm chi chịu tra tấn đến cực hình để được yên thân làm một người vợ lẽ. Thế mà rồi cũng không xong. Tất cả những cố gắng, những mơ ước lớn nhỏ của nàng đều tan ra như mây khói. Đời nàng không chỉ là một tấn bi kịch mà là một chuỗi dài những bi kịch kế tiếp nhau. Có lúc nàng đã thấy mỏi nhưng rồi nàng lại gắng gượng.
Cứ thế cho đến lúc sau bao nhiêu lần bị vùi dập và trước cảnh bị vùi dập một lần cuối cùng, bất ngờ và đau đớn hơn lần nào hết, nàng thấy mỏi mệt vô cùng không còn có sức nào cưỡng lại nữa. Lúc đó là lúc Từ Hải chết. Đành rằng về sau còn có cảnh đoàn viên. Nhưng một đôi trai gái gặp nhau, yêu nhau giữa lúc đang tuổi thanh xuân, thế rồi xa nhau mười lăm năm trời. Đến khi gặp lại nhau thì người đã có vợ có con, người đã thân tàn hoa tạ. Nàng vui làm sao cho được?
Đời Kiều là một tấm gương oan khổ, một câu chuyện thê thảm về vận mệnh con người trong xã hội cũ. Dựng lên một con người, một cuộc đời như vậy là một cách Nguyễn Du phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề của thời đại. Lời phát biểu ấy trước hết là một tiếng kêu thương. Một tiếng kêu não nùng, đau đớn, suốt trong quyển truyện không lúc nào không văng vẳng bên tai.
Tiếng kêu thương ấy, Nguyễn Du đã gửi vào thân thể một người đàn bà vì cải cách của xã hội cũ đối với người đàn bà đặc biệt nặng nề, cay nghiệt. Nhưng nói đến một người đàn bà mà thực ra Nguyễn Du đã nói dùm nỗi niềm cho tất cả những người bị đày đọa. Chính vì vậy mà trong hơn một trăm năm qua, hàng trăm vạn người đã xem Truyện Kiều là chuyện của mình và mượn lời thơ của Nguyễn Du làm một tiếng than bi thiết.
Trải qua một cuốc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Câu thơ ấy, đúng như anh Tố Hữu nói, «còn đọng nỗi đau nhân tình». Nỗi đau của hàng vạn vạn kiếp sống lầm than, cơ cực.
Vận mệnh của con người, đó là mối băn khoăn lớn của Nguyễn Du cũng như của các nghệ sĩ ưu tú xưa nay. Không phải vận mệnh của con người nói chung mà của những người bị khinh khi, bị chà đạp. Ngay trong Văn chiêu hồn khi Nguyễn Du muốn học theo nhà Phật yêu thương tất cả mọi người thì phần thiết tha nhất trong tình ca cua Nguyễn Du vẫn hướng về những con người bị chà đạp. Đối với những kẻ đã chà đạp lên con người thì mặc dầu lúc đó Nguyễn Du không muốn oán trách ai, trong lòng Nguyễn Du tự nhiên cũng cứ bật lên những lời oán trách .
Gió mưa sấm sét đùng đùng
Dãi thây trăm họ làm công một người
Trong Truyện Kiều, sự phân biệt lại càng rõ ràng, dứt khoát. Nguyễn Du xót thương cho Kiều bao nhiêu thì lại càng căm ghét cái bọn chúng nó làm khổ Kiều, Nguyễn Du ghét cay ghét đắng các thứ quan lớn quan nhỏ trong xã hội Truyện Kiều, ghét từ cái đám sai nha bắng nhắng, hách dịch, độc ác, dơ dáy chúng nó đã ập vào nhà họ Vương như một đám « ruồi xanh » đến cái ông “tổng đốc trọng thần” Hồ Tôn Hiến tuy nói là “kinh luân gồm tài” nhưng không thấy có cái tài nào khác ngoài cái tài phản trắc và dâm ô. Đối với hắn, Nguyễn Du nể nhiều bởi vì hắn quyền cao chức trọng, trong trí Nguyễn Du còn có chỗ phân vân. Nhưng trong lòng Nguyễn Du thì yêu ghét vẫn phân minh. Ngòi bút Nguyễn Du vẫn ấm ức, Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn :
Nghe càng đắm, ngắm càng say
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình.
Cái thứ “mặt sắt” mà “ngây vì tình” ấy quá không lấy gì làm đẹp !
Ông quan đã thế, lại còn bà quan nữa. Đại biểu cho bà quan ở đây là mụ mẹ Hoạn thư. Chưa nói đến cái tội của mụ đã cùng con bày mưu kế đốt nhà, cướp người, hành hạ người đến cùng cực, nội cái thói oai vệ của mụ cũng đủ dễ ghét:
Ban ngày sáp thắp hai bên
Giữa giường thất bảo ngồi trên một bà
Chắc không phải vô tình mà Nguyễn Du đã thu xếp cho mụ ta cái kiểu ngồi chễm chệ ấy.
Bên cạnh cái bọn có quyền thế này là cả một lũ lưu manh đủ kiểu từ bọn chuyên nghề buôn thịt bán người đến bọn Khuyển Ưng nhà họ Hoạn. Bọn này hay bọn kia đều chỉ biết có tiền. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương ông; Tú bà, Mã giám sinh, Bạc bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm ; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác cả một xã hội chạy theo tiền:
Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê
Tài tình, hiếu hạnh như Kiều cũng chỉ là một món hàng buôn qua bán lại. Cho nên Nguyễn Du căm ghét vô cùng cái sức nặng của đồng tiền nó đè lên những kiếp người tay không và lương thiện.
Một vấn đề lớn đối với mỗi chúng ta trong đạo làm người là vấn đề yêu và ghét, nói một cách khác là vấn đề phân biệt bạn thù. Lấy thù làm bạn, xem bạn là thù là một sai lầm nguy hiểm như thế nào, chúng ta đều biết. Có người không sai lầm đến thế, đối với thù cũng gọi là có ghét, đối với bạn cũng gọi là có yêu, nhưng yêu ghét hững hờ, nhạt nhẽo, phải nói là chưa thực sự biết ghét và biết yêu. Nguyễn Du rõ ràng không phải là người như thế.
Nguyễn Du đã yêu thương là yêu thương hết mức và căm giận nói chung cũng căm giận đến điều. Yêu thương những người dân lành bị chà đạp và căm giận tất cả những kẻ nào, tất cả những gì vô cớ chà đạp lên con người. Yêu thương và căm giận đến mức không thể nào không cho vung lên một cây gươm để quét đi bao nhiêu bạo tàn, bao nhiêu dơ dáy. Cây gươm của Từ Hải đã vung lên bất chấp mọi kỷ cương thời ấy ; sấm sét đã nổ vào đầu lũ bất nhân; cuộc đời Thúy Kiều bỗng rực sáng lên; câu thơ Nguyễn Du như muốn hát vang lên, hỉ hê, sung sướng. Và như thế là Nguyễn Du đã làm một việc rất táo bạo mà rất đúng, khác xa các thứ đạo lý tự cho là cao thượng giờ đây vẫn đang ra sức mê hoặc người ta: Nguyễn Du đòi cho người bị áp bức cái quyền được dùng bạo lực mà trả thù và trị tội. Kế đó Từ Hải bị giết, vì dại dột tin người mà bị giết. Trời đất lại tối sầm lại và ngòi bút Nguyễn Du căm giận, buồn tủi đến nghẹn ngào.
Thái độ ấy đối với Từ Hải, thái độ ngang nhiên ca ngợi và thương tiếc một người «làm giặc» ít nhất ra là không bình thường ở một nhà nho nhất là khi nhà nho đó lại là một ông quan. Nhưng chúng ta đều biết Nguyễn Du không thú vị gì với việc làm quan và vẫn khinh bỉ vô cùng những ai chỉ nuôi cái mộng làm quan. Trong thơ chữ Hán hai lần Nguyễn Du chỉ trích Tô Tần. Ông thuật lại chuyện Tô Tần khi thất chí trở về nhà bị khinh rẻ như thế nào, khi đắc chí trở về được trọng vọng như thế nào. Ông nhắc lại câu Tô Tần trách chị dâu: « Sao trước khinh mà nay trọng» và xem đó là một lời nói cực kỳ bỉ ổi…
Hợp tung bất tại khước cường Tần
Đãn hướng sở thân kiêu phú quí
Thích cổ nguyên vị quyền lợi mưu
Ta hồ thử nhân tiểu tai khí
(Mưu hợp tung không nhằm đầy lùi nước Tần cường bạo
Mà chỉ cốt lấy phú qui vênh váo với người thân
Đâm dùi vào vế vốn là để mưu quyền lợi
Ôi khi cục con người ấy mới bé nhỏ làm sao)
Chắc chắn không phải vô cớ mà Nguyễn Du nhắc đi nhắc lại chuyện Tô Tần. Khi Nguyễn Du viết những bài này, chế độ nhà Nguyễn đã đứng được trên mười năm, con cháu Tô Tần chắc đang trên đà sinh sôi nẩy nở.
Thái độ khinh bỉ và căm giết của Nguyễn Du đối với bọn quyền cao chức trọng ta càng thấy rõ hơn nữa trong những bài thơ về Khuất Nguyên, nhà chí sĩ và nhà thơ vĩ đại cua nhân dân Trung-quốc. Khuất Nguyên có lẽ là người Nguyễn Du tưởng nhớ nhiều nhất. Hiện ta còn giữ được đến năm bài thơ của Nguyễn Du về Khuất Nguyên mà bài nào lời thơ cũng thấm thía. Người đọc có cảm giác như Nguyễn Du đã tìm thấy ở Khuất Nguyên một con người đồng điệu. Tấm lòng thanh cao của Khuất Nguyên, tài trí tuyệt vời của Khuất Nguyên, cả cái tình cảnh éo le của Khuất Nguyên, Nguyễn Du đều thấy như có gì giống với minh. Thời thế lúc này, Nguyễn Du cũng thấy nó không hơn gì thời Khuất Nguyên còn sống. Trong bài Ngũ nguyệt quan canh độ, nhắc lại việc bao nhiêu đời người ta gọi hồn Khuất Nguyên mà hồn vẫn không về, Nguyễn Du viết:
Hồn nhược qui lai dã vô thác
Long xà quỉ quắc biến nhân gian
(Hồn mà trở về thì cũng không biết nương tựa vào đâu
Khắp trên cõi người đầy những loài rắn rồng, quỉ quắc)
Ý này, một lần khác, Nguyễn Du đã phát triển thành một bài thơ kiệt tác tức là bài Phản chiêu hồn. Trái với thói thường, Nguyễn Du gọi hồn Khuất Nguyên, và bảo với hồn đừng có trở về cõi đời này vì cõi đời này ghê tởm quá. Yên, Sính, những mảnh đất quen thuộc với Khuất Nguyên giờ đây như thế nào ?
Thành quách do thị nhân dân phi
Trần ai cổn cổn ô nhân y
Xuất giá khu xa, nhập cứ tọa,
Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quì
Bất lộ trảo nha dữ giác độc
Giảo tước nhân nhục cam như đi
(Thành quách vẫn như cũ, nhân dân thì khác rồi.
Cát lầm bụi đọng nhơ nhớp cả quần áo người.
Họ ra ngoài ngựa ngựa xe xe, họ ngồi nhà vênh vênh váo váo.
Họ đứng ngồi bàn tán y như ông Cao, ông Quì,
Họ không để lộ vuốt nanh và nọc độc,
Nhưng họ nhai xẻ thịt người thì ngọt xớt như đường)
Chúng ta biết Nguyễn Du với tư cách là tôi cũ của nhà Lê trong khi ra làm quan với nhà Nguyễn đã bị bọn quan lại đương thời chèn ép, đến nỗi ngay đám nha lại dưới quyền ông có khi cũng lên mặt với ông. Giọng thư đầy oán giận này chắc có phần bắt nguồn từ cái thế bị chèn ép ấy. Nhưng Nguyễn Du oán giận không phải chỉ vì mình mà còn vì những cảnh đau xót trong Văn chiêu hồn, vì hình ảnh ông già mù đi hát rong, vì tất cả những cảnh cơ cực mà Nguyễn Du rất thông cảm vì chính Nguyễn Du cũng đã trải qua. Ngay trong bài Phản chiêu hồn, cái nhìn rất ghê tởm của Nguyễn Du đối với bọn ăn thịt người cũng gắn liền với một cái nhìn rất đau xót đối với quần chúng lao khổ :
Quân bất kiến Hồ-nam sở bách châu
Chỉ hữu sấu tích vô sung phì
(Kìa hồn không thấy mấy trăm châu ở Hồ-nam
Toàn xơ xác, gầy còm, không một người nào béo tốt)
Ở đây cũng như ở Truyện Kiều vẫn một cái nhìn rất bi đát và đầy phẫn uất đối với cuộc đời. Nhưng ở đây cũng như ở Truyện Kiều, Nguyễn Du chưa nhìn được rõ nguồn gốc sâu xa của mọi điều ngang trái, Nguyễn Du hoàn toàn chưa nhìn thấy lối ra :
Ngư long bất thực sài hổ thực
Hồn hề, hồn hề, nại hồn hà
(Cá rồng không nuốt thì hùm sói nuốt
Hồn ơi, hồn hỡi, biết làm thế nào bây giờ?)
Đó là nhược điểm lớn của Nguyễn Du cũng như của nhiều nhà thơ nhà văn khác thời xưa. Cái nhìn bế tắc ấy gắn liền với những tư tưởng định mệnh, hư vô, với cái chất buồn chán có khi nó tràn vào thơ văn Nguyễn Du như một thứ âm khí nặng nề mà chỉ có ánh sang của thời đại chúng ta, sức chiến đấu và tinh thần lạc quan của chủ nghĩa Mác- Lê-nin, mới xua tan đi được. Cái nhìn bế tắc ấy cũng ảnh hưởng đến thái độ yêu ghét của Nguyễn Du. Chẳng những trong Văn chiêu hồn mà cả trong Truyện Kiều, Nguyễn Du từng có khi lúng túng. Nguyễn Du rất ghét Hồ Tôn Hiến nhưng khi Nguyễn Du giới thiệu hắn ta :
Có quan tổng đốc trọng thân
Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài.
thì đó có phải là một lời nói nữa không? Chưa chắc. Nguyễn Du kể một câu chuyện đau đớn đến đứt ruột. Nhưng Nguyễn Du lại nói rõ câu chuyên ấy đã xả ra trong cái bối cảnh:
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng
Vô tình hay cố ý? Trong khi bao nhiêu oan khuất cứ chồng chắt lên cuộc đời Kiều, bao nhiêu tiếng kêu trời cứ vọng lên không ngớt thì kẻ tự xưng là con trời, thay trời trị nước lại không hay biết gì hết. Nhưng rồi chính Kiều lại là người hết lời ca ngợi công đức nhà vua :
Rằng : ơn Thánh-đế dồi dào,
Tưới ra đã khắp thấm vào đã sâu
Bình thành công đức bấy lâu
Ai ai cũng đội trên đầu xiết bao !
Những lới ấy trong miệng con người ấy thật cũng lạ. Nhất là liền sau câu nói ấy và chính do câu nói ấy mà Thúy Kiều sẽ mắc phải cái tai họa lớn nhất và bước vào bước đường cùng quẫn nhất của đời mình. Vô hình trung câu nói kia biến thành một lời nói mỉa mai chua chát. Nhưng khó mà tin rằng Nguyễn Du đã có dụng ý mỉa mai. Vấn đề Nguyễn Du đặt ra không phải là vấn đề thay đổi một ông vua hay một triều đại, trên thực chất chính là vấn đề chế độ. Nhưng Nguyễn Du lại không biết thế nào là một chế độ Nguyễn Du chỉ biết cuộc đời như Nguyễn Du trông thấy và cảm thấy là không thể chịu được nữa rồi. Nguyễn Du không thấy có cách, nào thay đổi nó đi, ông cũng không nghĩ đời là chuyện có thể thay đổi được. Do đó mà cả trong yêu ghét cũng có những khi Nguyễn Du lúng túng, phân vân.
Tuy vậy, nhìn chung lại, mặc dầu không thấy có đổi ra, Nguyễn Du vẫn không đến nỗi lạc đường trong tình cảm. Trước cuộc đấu tranh tàn khốc giữa một bên là những thế lực gian ác nó ngự trị trên cuộc đời cũ, một bên là hàng vạn con người cơ khổ, thái độ Nguyễn Du thường vẫn rõ ràng, tình cảm Nguyễn Du chân thành, sâu sắc.
Nói đến Nguyễn Du trước hết là nói đến một trái tim lớn tưởng chừng như giờ đây vẫn còn bồi hồi, thồn thức vì những nỗi khổ đau từ nghìn xưa của nhân loại. Nói đến Nguyễn Du cũng là nói đến một nghệ sĩ lớn. Cũng nên nói thêm : không có một trái tim lớn không thể thành nghệ sĩ lớn. Văn chiên hồn là một hình ảnh xót xa về cuộc sống trên đất nước chúng ta ngày trước. Mấy trăm bài thơ chữ Hán là những lời tâm sự của một người nhiều băn khoăn, day dứt. Cố nhiên không phải bài nào cũng hay. Nhưng cũng có đến mấy chục bài hay, có thể nói là rất hay. Tuy vậy nói đến thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du thì trước hết vẫn là nói đến Truyện Kiều.
Về nghệ thuật Truyện Kiều, người ta đã nói nhiều và về nhiều mặt. Nhưng, cái gì là chính trong giá trị nghệ thuật của Truyền Kiều ? Cái chính, theo chúng tôi nghĩ, là ở chỗ Nguyễn Du đã tái tạo lại cuộc sống đương thời và sáng tạo ra một thế giời có thật.
Trong thế giới ấy có những con người rất sống, rất thật. Cũng bởi vì rất sống, rất thật nên không ai giống ai và lấy riêng từng người thì cũng có khi thế này khi thế khác. Người ta thường đế ý mấy lần Kiều nhớ nhà, mấy lần Kiều đánh đàn đều mỗi lần một khác. Bao nhiêu lần chia ly cũng mỗi lần một khác. Thậm chí cũng nà chuyện giã nhà ra đi với Mã giám sinh thế mà khi mới ra đi một tâm trạng:
Đoạn trường thay, lúc phân kỳ!
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh
sau bữa tiệc ở trường đình lại một tâm trạng khác :
Đùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay
Nhưng muốn hiểu con người Thúy Kiều chân thực và sinh động như thế nào trong tâm trí Nguyễn Du, không gì bằng nghe lại một ít lời nàng nói. Chúng ta nhớ cái hôm lần đầu tiên những lới nói yêu đương của Kim Trọng cứ thấm dần, thấm dần vào người nàng :
Lặng nghe lời nói như ru
Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng
khiến nàng bâng khuâng ngây ngất bỗng thốt ra những lời tựa hồ vô lý :
Rằng: Trong buổi mới lạ lùng
Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang .
Nhưng lại rất phù hợp với cái lý của tình yêu. Rồi những lời vẫn rất dễ yêu mà đoạn chính khi nàng ngăn đón chàng Kim :
Thưa rằng: Đừng lấy làm chơi
Dẽ cho thưa hết một lời đã nao !
Những lời bình tĩnh, dịu dàng khi nàng khuyên can người cha đau khổ :
Lượng trên dù chẳng dứt tình
Gió mưa âu hẳn tan tành nước non
Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây
Phận sao đành vậy cũng vầy
Cầm như chẳng dậu những ngày còn xanh
Cũng đừng tính quẩn lo quanh
Tan nhà là một thiệt mình là hai
Nàng Kiều của Thanh Tâm tài nhân cũng khuyên cha nhưng không khuyên như thế. Ở đây cũng như trong toàn bộ Truyện Kiều, rõ ràng Nguyễn Du đã mượn một câu chuyện của Trung-quốc nhưng chính là để nói tâm tình Việt-nam. Ta nghe giọng nói của nàng Kiều Nguyễn Du đúng là giọng nói một người con gái Việt-nam. Con người dịu hiền là thế nhưng rồi «đến phong trần cũng phong trần như ai ». Rơi vào nơi nước sôi lửa bỏng, nàng cũng buộc phải có những lối nói năng khác để đối phó với bọn mặt người dạ thú. Khi Sở Khanh dẫn xác đến định chối biến đi và vu vạ, nàng cũng biết nói những lời mát mẻ :
Nàng rằng : Thôi thế thì thôi !
Rằng không thì cũng vâng lời rằng không
Đến khi Sở Khanh định hành hung thì nàng chỉ tay chửi thẳng :
Nàng rằng : Trời nhẽ có hay !
Quyến anh, rủ yến, sự này tại ai ?
Đem người đẩy xuống giếng khơi,
Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay !
Còn tiên tích việt ở tay
Rõ ràng mặt ấy mặt này chớ ai.
Từ đó về sau ta còn được nhiều lần nghe Kiều nói, lần nào cũng đúng là giọng nói của người con gái ấy nhưng lại không có lần nào giống lần nào. ít có người trong truyện- cảnh ngộ éo le và tầm tư phong phú như Thúy Kiều. Cũng ít có người viết truyện gắn bó với nhân vật của mình sấu sắc như Nguyễn Du. Kiều rạo rực yêu đương mà băn khoăn vì số phận, liều lĩnh đi tìm hạnh phúc mà e thẹn, ngập ngừng, rồi những phút đau đớn phẫn uất, buồn tủi, chán chường, nhớ nhung, sợ hãi, những phút cuộc sống bỗng trở nên tưng bừng và rộng bao la, những phút liền sau đó cùng đường tuyệt vọng và cả cái cảnh đoàn tụ về sau vui dở buồn dở:
Những từ sen ngó đào tơ
Mười lăm năm mới bây giờ là đây
Tình duyên ấy hợp tan này
Tất cả những diễn biến muôn hình nghìn vẻ ấy trong cảnh ngộ, trong tâm tư của Kiều, Nguyễn Du đều thấu suốt, đều cảm thông, có lần Kiều bị đánh, Nguyễn Du đang kể chuyện bỗng kêu lên một tiếng:
Hóa nhi thật có nỡ lòng
Làm chi giày tía vò hồng lắm nao !
Tưởng chừng như những làn roi quất vào người Kiều đã khiến Nguyễn Du thấy đau đến trong da thịt.
Gô-rơ-ki nói: “Khi đọc Tôn-xtôi ta có cảm giác là các nhân vật có thật, có xương, có thịt… ta tưởng như nhìn thấy họ trước mắt ta, ta lấy tay sờ họ được”. Chúng ta đọc Truyện Kiều đều cùng chung một cảm giác ấy. Một bà cụ nông dân một hôm nói với tôi: “Nước Nam mình đẹp nhất có con Kiều. Mà khổ nhất cũng con Kiều. Thương nó quá”. Những nhà nho hoặc khinh ghét Kiều như Nguyễn Công Trứ, Huỳnh Thúc Kháng hoặc yêu mến Kiều như Mộng liên đường, Chu Mạnh Trinh cũng đều xem Kiều là người có thật. Mộng liên đường viết: “Dẫu đời xa người khuất, không được mục kích tận nơi, nhưng lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn, như đứt ruột”. Còn Chu Mạnh Trinh thì có thể nói là không những say Truyện Kiều, say văn chương Truyện Kiều mà chính là say nàng Kiều y như say một giai nhân có thật. Con người ấy từ lâu đã sống trong lòng hàng triệu người và được quí trọng, được âu yếm, được yêu mến đến say mê. Kiều đã từ tiểu thuyết đi vào cuộc đời và nhiều khi người ta đã quên không còn nhớ Kiều là ngươi trong tiểu thuyết.
Nội chừng ấy cũng đã nói lên thành công lớn của Truyện Kiều về nghệ thuật. Nhưng trong Truyện Kiều còn có bao nhiêu người khác, có chàng Kim, con người rất mực chung tình, có Thúy Vân, cô em gái ngoan, có Hoạn thư, người đàn bà bản lãnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt, có Thúc sinh, anh chàng sợ vợ, có Từ Hải chợt hiện ra chợt biến đi như mộ vì sao lạ, mỗi người một cá tính khó quên. Đối với bọn nhà chứa, ngòi bút Nguyễn Du không tò mò, Nguyễn Du ngại bới ra những gì quá dơ dáy, Nguyễn Du chỉ ghi vội vài nét. Nhưng chỉ vài nét cũng đủ khiến cả cái xã hội ghê tởm đó sống nhô nhục dưới ngòi bút Nguyễn Du với cái màu da “nhờn nhợt” của Tú bà, cái bộ mặt “mày râu nhẵn nhụi” của Mã giám sinh, cái vẻ “chải chuốt dịu dàng” của Sở Khanh, cái miệng thề xoen xoét của Bạc bà, Bạc Hạnh. Nguyễn Du đã nhìn rất rõ mặt mũi của bọn này. Hơn nữa Nguyễn Du đã nhìn thấu tận trong ruột, đã “đi guốc trong ruột” chúng nó, như người ta thường nói. Nếu không, không thể nào tóm đúng được thần thái gian tà của chúng như vậy. Sở Khanh có vẻ một nhà nho. Nhưng ngay trong hình dáng “chải chuốt dịu dàng» đã có một cái gì tỏ ra rằng Sở Khanh không phải là nhà nho chân chính. Kế đó Sở Khanh nói với Kiều những lời lụa là, ngọt ngào nhưng cũng khó mà tin có một chút tình nghĩa nào trong đó :
Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa ?
Nghe như một giọng hát rất điêu luyện mà rỗng không. Đến khi Sở Khanh nói những lời khảng khái, lời nói của Sở Khanh rất giống lời một hiệp khách nhưng vẫn không phải là lời hiệp khách :
Tức gan riêng giận trời già
Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng ?
Sau khi nghe Kiều kể nông nỗi đầu đuôi thì Sở Khanh:
Lặng nghe lẩm nhẩm gật đầu
Ta đây nào phải ai đâu mà rằng !
Nàng đà biết đến ta chăng,
Bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi.
Chưa nói đến cái dáng ngồi “lẩm nhẩm gật đầu” rất đáng nghi, ngay lời nói cũng có vẻ khoác lác, trống rỗng khác xa những lời nói thực sự ngang tàng của Từ Hải.
Trong văn chương, nói trắng cho ra trắng, đen cho ra đen đã là khó. Ở đây lại phải nói trắng mà trên thực chất lại là đen; không được để trắng đen lẫn lộn mà vẫn phải có khả năng lẫn lộn. Nguyễn Du đã vượt được cái khó khăn ấy. Sở Khanh chỉ đi thoáng qua trong truyện mà người đời sẽ mãi mãi không quên ! Xét về mức độ bỉ ổi và trâng tráo thì nó vượt xa tất cả những Sở Khanh có thật ngày trước và ngày nay. Người xưa có kẻ khen một bức tranh vẽ ngựa nói: từ khi có bức tranh ấy thì trong thiên hạ không còn có gì đáng gọi là ngựa. Ta cũng có thể nói như vậy về nhân vật Sở Khanh.
Nói chung nhân vật của Nguyễn Du, chính diện hay phản diện, đều là “những con người rất sống. Những con người ấy đi lại trong những cảnh cũng rất sống, rất gắn bó với người. Cùng một cảnh nơi mộ Đạm Tiên mà trong buổi chơi xuân thì thanh thanh, lặng lặng:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sau khi Kim Kiều gặp nhau, yêu nhau, chưa nói được với nhau một lời đã mỗi người một ngả thì phong cảnh như bâng khuâng một mối tình khó tả:
Dưới dòng nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Đến khi Kim Trọng nhờ người trở lại tìm cảnh thì cảnh lại ra chiều dửng dưng, tinh nghịch :
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu.
Kiều không biết mấy lần nhìn trăng nhưng cảnh trăng cũng mỗi lần một khác : khi rạo rực yêu đương, khi gần gụi âu yếm, khi bát ngát bao la, khi ám ảnh như một lời trách móc, khi cô đơn, khi tàn tạ, khi mong manh. Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người.
Vẽ cảnh cũng như vẽ người, ngòi bút Nguyễn Du không làm theo lối dựa vào cảnh mẫu, người mẫu để ghi chép. Ta có thể hình dung Nguyễn Du như một con người lẳng lặng, ít cười it nói, ít cởi mở với đời, nhưng, tâm hồn thì lại lộng gió mười phương, không một chuyển động nào ở bên ngoài không vang dội sâu trong đó. Cả cuộc đời Nguyễn Du trải qua đã tràn vào trong tâm hồn kỳ diệu ấy, đã gợi lên những rung cảm mãnh liệt, tinh vi, đã đúc lại thành hình tượng. Đến khi Nguyễn Du cầm bút dựng nó lên thì những hình tượng ấy đều chan chứa một sức sống có sẵn từ bên trong.
Cũng vì vậy nên nét bút Nguyễn Du là những nét bút có thần và bước vào thế giới Nguyễn Du là bước vào một thế giới sinh động và vô cùng, phong phú. Ở đây, có đủ buồn chán, giận hờn, đau đớn, chờ mong, thương, nhớ, phấn khởi, hả hê, có cái khoan khoái trong một cảnh chơi xuân, cái ghê rợn một đêm khuya vượt tường đi trốn, cái e lệ của tình yêu trong buổi đầu gặp gỡ, cái trắng trợn của một con trùm đĩ, cái tàn bạo của quan lại, cái thô bỉ của sai nha, cái khí thế ngang tàng của một tay anh hùng hảo hán.
Nhưng ta kể làm sao cho hết được; vì ở đây, trong thế giới Truyện Kiều cũng như trong thế giới thật của chúng ta, cuộc đời diễn ra muôn màu muôn vẻ, có những điều nhìn rõ, cũng có những điều chỉ cần thấy mơ màng, nhưng dưới ngòi bút Nguyễn Du thì đều dựng lên như thật, khiến bao nhiêu người xưa nay đọc Truyện Kiều, nghe Truyện Kiều nỗi người trong những hoàn cảnh khác nhau mà không mấy khi không tìm được một ít câu nói đúng những điều mình muốn nói. Không trải qua một cuộc đời nhiều chìm nổi trong một thời đại nhiều biến thiên, không có một tấm lòng thiết tha lớn với vận mệnh, con người, không biết đứng về phía quần chúng mà nhìn mọi nỗi bất công, mọi điều oan khuất, không biết cùng với quần chúng băn khoăn, phẫn nộ, ước mơ, không thể sáng tạo ra một thế giới như vậy. Cũng cần nói thêm : không có một cái vốn học sâu rộng, vừa học trong sách vở, vừa học trong cuộc đời, không có sẵn một sức tưởng tượng phi thường, một thứ năng khiếu đặc biệt về ngữ ngôn, về vần điệu cũng không thể dựng lên một thế giới như vậy.
Chúng ta có thể nói rất nhiều về cách dùng chữ, đặt câu, cách sáng tạo lại một hình ảnh, cách vận dụng nhịp điệu, âm thanh, về những sự biến hóa trong cách hành văn, về các loại văn trong Truyện Kiều, văn kể chuyện, văn gợi cảnh, dựng người văn tự tình và cả văn kịch, văn đối thoại. Cũng có thể nói đến cách phối hợp bút pháp của văn hào, thi hào Trung quốc, những truyền thống của văn học cổ điển Việt-nam với cái khiếu văn chương hồn nhiên của quần chúng, cái phong phú, cái kiều diễm của ca dao và nhiều nữa. Nhưng chỉ xin nói vắn tắt một điều là về lời, về chữ thì chưa có một nhà văn nhà thơ nào khác sánh kịp Nguyễn Du trong lịch sử văn học Việt Nam. Không ở đâu, tiếng nói của dân tộc lại dồi dào mà chính xác, tinh vi, trong trẻo, truyền đúng cái thần của sự vật và sự việc như ở đây. Đây đó trong lời thơ cũng có những chỗ công thức. Nhưng ở Nguyễn Du, đằng sau những lời có vẻ công thức, không mấy khi ta không thấy hồi hộp một tấm lòng. Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung. Tiếng đàn ấy, hòn ngọc ấy mang cốt cách riêng của Nguyễn Du, của thời đại Nguyễn Du, ta không thể nào nghe lại, thấy lại một lần thứ hai nên lại càng quý. Ngày nay có ai rơi vào cảnh khổ nhục của Thúy Kiều chắc cũng không nói năng văn vẻ như Thúy Kiều :
Khi về hỏi liễu Chương đài
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay
Các thứ gấm vóc lụa là ấy trong văn chương không còn hợp thời nữa. Nhưng Thúy Kiều thì phải nói như thế và gấm vóc lụa là trong câu nói của Thúy Kiều không có hại gì cho tình cảm. Chẳng những thế, nỗi đau xót ở đây càng gói kín lại càng đau. Đúng như đồng bào Thái từng nói cũng về chuyện tình yêu :
Như xôi bỏng bọc lá tươi
Lá tươi bọc lá tươi càng nóng
Bàn về thân thế Thúy Kiều, sư Tam Hợp có câu:
Vậy nên những chốn thong dong
Ở không yên ổn ngồi không vững vàng
Đứng về một phía nào đó mà nhìn, có thể nói lịch sử thơ văn Nguyễn Du đặc biệt là lịch sử Truyện Kiều cũng long đong như vậy. Từ khi ra đời cho đến gần đây, trong một thời gian rất lâu, Truyện Kiều không hề có một chỗ ngồi cho yên ổn. Người khen khen rất mực, người chê chê cũng hết lời, cứ đặt vấn đề ra là y như rằng có tranh luận và tranh luận hết sức sôi nỗi, say sưa. Rõ ràng đây là một nơi va chạm kịch liệt của nhiều loại quan điểm khác nhau về thế giới, về nhân sinh, về đạo đức, về nghệ thuật, về chính trị.
Chỉ từ Cách mạng tháng Tám về sau, thân thế của Truyện Kiều trong xã hội Việt-nam mới đỡ phần ba chìm bảy nổi. Tuy có nhiều vấn đề còn phải thảo luận và chưa phải đã có thể kết luận được ngay nhưng dần dần chúng ta đã xác định được vị trí của Truyện Kiều và của Nguyễn Du trong nước Việt-nam dân chủ cộng hòa nó là vị trí của nhà thơ lớn nhất, của tác phẩm lớn nhất trong văn học cổ điển Việt Nam.
Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?
Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).
Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?
Pls help me :(
Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.
Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.
Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.
Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).
Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.
Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.
Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.
Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).
Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.
Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.
Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.
Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.
Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.
Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.
Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.
Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820
Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).
Tác phẩm bằng chữ Hán:
Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:
Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.Tác phẩm bằng chữ Nôm
Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?
Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).
Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?
Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?
Câu 1: Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....
- Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nói nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:
+) Giúp chúng ta hình dung rõ nét được về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.
+) Hơn thế nữa, các tác phẩm đặc biệt nhất là Truyện Kiều đều đã thể hiện được tất cả những tư tưởng nhân đạo rõ nét.
+) Qua đó, chúng ta hiểu được nguyên nhân sâu sắc tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho những độc giả đều thu hút và thành công đến thế.
Câu 3: Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều đã được ra đời từ cách đây rất lâu rồi nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến cho con người ta vô tình quên đi mất những giá trị tinh hoa của các tác phẩm Văn học, thơ ca thì '' Truyện Kiều '' vẫn còn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của nó không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà còn có ở khắp tất cả mọi nơi trên các đất nước thế giới.
- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy những giá trị của Truyện Kiều - Nguyễn Du trong tình hình/ hoàn cảnh hiện nay: Phát huy giá trị của Truyện Kiều ra khắp các nước ở trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiếng khác nhau.
+) Tuyên truyền những ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại cho chúng ta.
+) Gìn giữ nó, tuyệt đối không thể để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi những hạt bụi của thời gian.
Câu 4: Theo tôi nghĩ, nó có ý nghĩa rất to lớn đối với các thế hệ sau. Nó nhắc nhở học sinh chúng ta về nét đẹp văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, đó là một điều rất đáng để tự hào. Nó còn nhắc nhở ta về công lao của đại thi hào Nguyễn Du, dã có công đưa tác phẩm Truyện Kiều trở thành một kiệt tác lớn. Truyện Kiều là thể hiện của Nguyễn Du về một ước mơ - cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Qủa thật, tác phẩm là tiếng lòng, nỗi niềm của tác giả đã hi vọng đến mai sau để lại cho hậu thế nhiều niềm xúc động đồng cảm thật tha thiết làm sao! Cuộc thi này thật sự có rất nhiều ý nghĩa lớn trong việc nhắc nhở thế hệ mai sau về một kiệt tác, đỉnh cao tinh hoa của Văn học dân tộc.
Câu 1:Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?
Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).
Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay?
Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?
Mình đang cần gấp trong ngày hôm nay, ai nhanh mình k cho nha
1.Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên sinh ngày 3-1-1766 mất năm 1820. Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự nghiệp văn học của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như "Thanh Hiên thi tập", "Đoạn trường tân thanh",...
Việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa quan trọng cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng:
+ Giúp chúng ta hình dung rõ nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Du, đó là: thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách của tác giả.
+ Hơn thế nữa, các tác phẩm mà đặc biệt là Truyện Kiều đều thể hiện tư tưởng nhân đạo rõ nét.
+ Qua đó, chúng ta hiểu được sâu sắc nguyên nhân tại sao các tác phẩm mà ông đưa đến cho bạn đọc đều thu hút và thành công đến thế.
2.Một vấn đề then chốt trong nghiên cứu Truyện Kiều hiện nay là xác định tính sáng tạo của Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm sáng tác dựa vào cốt truyện và nhân vật của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, nhưng lại trở thành một kiệt tác nghệ thuật vô song.
Con đường duy nhất để giải quyết vấn đề là khám phá cái thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du được xây dựng trên một cốt truyện có sẵn đó. Truyện Kiều của Nguyễn Du mang quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du, một quan niệm thể hiện cách nhìn, cách cảm, hệ thống giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của ông gắn liền với truyền thống văn hoá dân tộc.
Truyện Kiều của Nguyễn Du bảo tồn được phần lớn tinh hoa của nguyên bản tiểu thuyết Trung Quốc tuy có tăng giảm về nội dung và nghệ thuật của nguyên tác, song phần nhiều vẫn bảo tồn được, vì vậy có cống hiến cho sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và Việt Nam. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm đáng được khẳng định. Truyện Kiều của Trung Quốc bị mai một, thậm chí bị đánh giá thấp trong thời gian dài. Hiện tượng kỳ lạ đó chứng tỏ chúng ta vẫn còn thiếu nhận thức đầy đủ về kho báu văn học nghệ thuật phong phú mà tổ tiên để lại cho chúng ta; công tác nghiên cứu văn học cổ đại về cơ bản vẫn dừng ở một số ít tác giả và tác phẩm nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn mà chưa hứng thú bao nhiêu với tác giả và tác phẩm loại hai. Việc nghiên cứu cô lập đó không thể thích hợp với tình hình phát triển của học thuật hiện nay. Vì vậy, việc đi sâu vào công tác nghiên cứu tiểu thuyết quý giá cuối đời Minh đầu đời Thanh có tác dụng gợi mở quan trọng nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu toàn bộ văn học cổ điển của nước ta. Tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân cần được đánh giá lại ảnh, hưởng quan trọng của nó trong lịch sử văn học Trung Quốc và lịch sử văn học thế giới cần được thừa nhận và đánh giá công bằng. Mệnh đề “tiểu thuyết tài tử giai nhân” không thể khái quát một cách khoa học tất cả tiểu thuyết bạch thoại của các văn nhân mà tuyến cốt truyện là tình yêu và hôn nhân. Cần phân tích so sánh nhiều tác phẩm với nhau, nhận thức lại bộ mặt vốn có của số tiểu thuyết này, bổ sung những đoạn còn yếu trong lịch sử tiểu thuyết truyền thống. Chúng ta thấy rất rõ hai tác phẩm này có cùng một cốt truyện, cùng một hệ thống nhân vật và cả kết cấu tự sự. Thế nhưng Nguyễn Du đã đem tài năng của mình vào để thay đổi số phận của tác phẩm. Ông biến nó thành viên ngọc sáng của phương Đông, trải qua bao thế kỉ vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học.Nguyễn Du thực sự đã thay một tấm áo mới cho tác phẩm. Những cái mới trong Truyện Kiều mà Thanh Tâm Tài Nhân đã không làm được trong Kim Vân Kiều truyện của mình có phải là nguyên nhân chính của sự khác biệt? Một bên là văn xuôi tự sự một bên là truyện thơ – thể loại khác nhau thì thông điệp nghệ thuật làm sao có thể giống nhau? Rõ ràng truyện thơ có nhiều ưu thế hơn hẳn trong việc thể hiện cảm xúc, đồng thời nó cũng dễ chạm vào trái tim bạn đọc hơn là ngôn ngữ của một cuốn tiểu thuyết. Không chỉ thế Nguyễn Du đã đem thiên nhiên vào trong tác phẩm của mình – một thiên nhiên thực nhưng cũng có khi là thiên nhiên của cảm xúc, tâm tưởng. Trong khi đó Kim Vân Kiều truyện hoàn toàn vắng bóng thiên nhiên. Nguyễn Du xây dựng lại các tình tiết cũng như hình tượng nhân vật của nguyên tác cho phù hợp với suy nghĩ, cảm nhận của mình. Đó là cái riêng và cũng là cái sáng tạo làm nên sự khác biệt cơ bản giữa hai tác phẩm. Công lao của Thanh Tâm Tài Nhân không nhỏ. Không có Thanh Tâm Tài Nhân thì ắt hẳn không thể có Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhưng cũng lại phải nói cho công bằng, chính nhờ Truyện Kiều của Nguyễn Du ngày một nổi tiếng, vượt ra khỏi biên giới nước mình, mới là một động cơ để những học giả như ông Đồng Văn Thành cố gắng làm cho Kim Vân Kiều truyện được độc giả trong và ngoài Trung Hoa quan tâm tới lại. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tác phẩm tiểu thuyết chương hồi thuộc thể tài văn xuôi, kết cấu theo thời gian, theo trình tự diễn biến của các sự kiện, theo quá trình hành động của các nhân vật. Nó thiên về mô tả sự kiện, đi sâu miêu tả thực tại, khắc họa chân dung nhân vật một cách cụ thể - điều mà đôi khi ta cảm thấy hơi khó chịu. Cũng như các tiểu thuyết chương hồi khác, tác phẩm gần như không đề cập đến diễn biến tâm lý nhân vật mà chỉ có các biến cố, hành động của nhân vật. Tác phẩm lại đặc biệt coi trọng mâu thuẫn xung đột, tập trung mô tả nhiều chi tiết để tô đậm một tính cách nào đấy của nhân vật. Diện mạo nhân vật gần như chỉ là những nét chấm phá chứ không miêu tả cụ thể. Trong tác phẩm, tác giả cũng đã đưa vào những đoạn thơ, bài phú miêu tả thiên nhiên, nhưng thiên nhiên ấy lại bị tách rời khỏi cốt truyện và đôi khi lại không gắn bó gì với tâm trạng của nhân vật. Trong khi đó, Truyện Kiều lại là một cuốn truyện thơ, một tác phẩm văn học vừa cổ điển vừa hiện đại, có sự hài hòa giữa hình thức và nội dung. Các nhân vật trong tác phẩm, các vấn đề xã hội không đợi tác giả tự thuật lại nhiều mà tự nó có thể tự hiện diện, tự bộc lộ một cách tinh vi. Nguyễn Du đã biến thể loại tiểu thuyết khô khan thành thơ lục bát - thể thơ của riêng dân tộc ta,mục đích là để thơ ca đi vào đời sống con người, thân thuộc, giản dị.. Nguyễn Du đã rất tài tình khi sử dụng tất cả những gì gần gũi nhất để xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ. Nguyễn Du chỉ dựa vào cái sườn của cốt truyện văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân mà sang tạo ra hẳn một thi phẩm của riêng mình. Cần phải nói rõ ràng rằng, trong lao động nghệ thuật thì sự sáng tạo của người nghệ sĩ là điều quan trọng hơn cả, không chỉ sáng tạo ở số liệu mà cái quan trọng hơn là cách nhào nặn dữ liệu để tạo nên những hình tượng nghệ thuật, những nhân vật điển hình có cá tính và có ý nghĩa khái quát. Trải qua hàng trăm năm, với biết bao thăng trầm của cuộc sống, Truyện Kiều vẫn nóng bỏng hơi thở của nó, vẫn trường tồn sức sống trong lòng mọi thế hệ độc giả.Đóng góp của Thanh Tâm Tài Nhân là không nhỏ, nhưng chúng ta cũng không thể không thừa nhận rằng chính Nguyễn Du mới là người mang đến thành công rực rỡ cho Truyện Kiều, nâng Truyện Kiều lên trở thành tiếng nói của dân tộc. .
3. Đối với bản thân tôi, sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc là vô cùng mãnh liệt. Bởi lẽ mặc dù Truyện Kiều được ra đời cách đây rất lâu nhưng hiện giờ, trong cuộc sống nhộn nhịp cùng thời kì hội nhập quốc tế khiến con người ta vô tình quên đi những giá trị tinh hoa của các tác phẩm văn học, thơ ca thì "Truyện Kiều" vẫn ở đó, còn lại và đọng lại mãi trong người dân đất Việt. Hơn thế nữa, sức sống của "Truyện Kiều" không chỉ ở biên giới của một quốc gia mà nó còn ở cả khắp các nước trên thế giới.
- Theo tôi, chúng ta cần phải làm những việc sau đây để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay:
+ Phát huy giá trị của "Truyện Kiều" ra khắp các nước trên thế giới bằng cách dịch nó ra nhiều thứ tiêng khác nhau.
+ Tuyên truyền ý nghĩa to lớn mà tác phẩm này mang lại.
+ Gìn giữ nó, tuyệt đối không để nó bị đánh cắp, sao chép bản quyền và bị vùi lấp bởi bụi thời gian.
4.
Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh sinh viên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kỉ niệm 255 năm Ngày sinh, tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), khẳng định công lao của ông cho đất nước và nhân loại, từ đó giáo dục truyền thống yêu nước.
- Cuộc thi làm chúng ta nhớ đến công lao to lớn của Nguyễn Du trong công cuộc đóng góp lớn về phát triển và sáng tác đặt nền móng cho thơ ca Việt Nam
- Việc tổ chức cuộc thi có thể làm cho chúng ta có thể tìm hiểu sâu rộng hơn về Nguyễn Du và những tác phẩm nổi tiếng của ông, sau đó có thể học hỏi và chỉ dạy cho những người khác về kĩ thuật làm thơ của ông, và nó có thể đem lại ấn tượng mạnh cho những thế hệ đời sau về và hình tượng cao cả của ông.
Hà Anh bạn làm đúng đấy
Tinh thần nhân đạo là một trong những chủ đề xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển văn học Việt Nam . Qua những áng văn chương đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 , em hãy làm sáng tỏ nhận định trên .
Một trong những phương diện thể hiện tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm văn học. Bằng những kiến thức đã học về đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) em hãy làm sáng tỏ điều đó?
Làm bài chi tiết
Gợi ý.
I. Mở bài. Giới thiệu tác giả tác phẩm và nhận định.
II. Thân bài.
1. Giải thích
- Thế giới nội tâm nhân vật là việc tác giả dùng điểm nhìn toàn tri, người viết có thể nhìn thấu tâm can và hiểu được tâm trạng của nhân vật. Đây là điểm mới, sáng tạo của Nguyễn Du trong sáng tác văn học bởi đặc trưng trong cách kể của văn học trung đại vẫn là lối kể biên niên - theo trình tự thời gian, điểm nhìn của người ngoài cuộc.
- Tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật: đây là nhận định hoàn toàn đúng. Bởi thông qua thế giới nội tâm, tính cách và phẩm chất nhân vật được bộc lộ. Mà nhân vật chính là phương diện để nhà văn thể hiện tư tưởng và tài năng của mình.
- Trong tác phẩm Truyện Kiều, tài năng của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình, nhà thơ có những đoạn viết tuyệt khéo về bức tranh thiên nhiên, bên cạnh đó còn đi sâu vào khám phá và bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật. Đặc biệt, qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ta phần nào sáng tỏ được điều ấy.
2. Chứng minh
a. Đoạn trích đã thể hiện được tâm trạng của Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ.
(Phân tích đoạn: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân... Có khi gốc tử cũng vừa người ôm".
=> Tác giả đã tỏ ra rất am hiểu tâm trạng của nhân vật khi mà để Kiều nhớ tới người yêu trước rồi mới nhớ tới cha mẹ. Bởi Kiều bán mình, đã hi sinh chữ tình để làm trọn chữ hiếu. Bởi vậy khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều vẫn canh cánh trong lòng vì đã phụ tình chàng Kim, là người bội ước lời thề nguyền trăm năm.
b. Đoạn trích đã thể hiện được nội tâm của Kiều khi nàng lo và buồn đau cho cuộc đời của chính mình
(Phân tích 8 câu cuối)
=> Điệp từ "buồn trông" cùng các hình ảnh ước lệ đã cho thấy thế giới nội tâm đầy ngổn ngang, chồng chất những tâm sự của Kiều. Kiều buồn vì thân phận nhỏ bé, xa quê hương, mẹ cha. Kiều đau vì thân phận nhỏ bé bèo bọt hoa trôi. Kiều tủi vì thân phận nhỏ bé, héo úa. Kiều hãi hùng trước sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy "chiếc ghế" định mệnh, cuộc đời mình.
III. KB. Nhận định trên là hoàn toàn đúng. Chỉ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, vận dụng hàng loạt các hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, ta đã thấy được tài năng và tấm lòng của người cầm bút. Thực sự Nguyễn Du là người có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời khi mà có thể thấu hiểu và bộc lộ được thế giới nội tâm nhân vật đến chân thực và sâu sắc đến như vậy.
Văn học VN giai đoạn 1945 - 1975 đã sáng tạo được " những hình tượng nghệ thuật cao đẹp về con người vừa giàu phẩm chất truyền thống , vừa đậm nét thời đại" Bằng cảm nhận về bài thơ đồng chí và truyện ngắn Làng hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Hình tượng con người giàu phẩm chất truyền thống.
* Người lính trong bài thơ Đồng chí hiện lên với vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, gắn bó tha thiết với quê hương, giàu tình yêu nước…
* Những người nông dân trong truyện ngắn Làng, đặc biệt là ông Hai là những người thật thà, chất phác, chăm chỉ, yêu làng quê tha thiết…
+ Hình tượng con người mang đậm nét thời đại.
* Ở Đồng chí là tình đồng chí đồng đội. Đây là những tình cảm mới của con người ViệtNam giai đoạn này.
* Ở truyện ngắn Làng, sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu làng quê với tình yêu đất nước và niềm tin yêu cách mạng, kháng chiến là vẻ đẹp mới của người nông dân Việt Nam, cũng là của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
+ Để thể hiện những vẻ đẹp ấy của con người Việt Nam, hai tác phẩm đã lựa chọn sáng tạo được những hình thức nghệ thuật đặc sắc: Bài thơ Đồng chí thành công trong việc sử dụng thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh chân thực, giản dị, hàm súc, gợi cảm… . Truyện ngắnLàng xây dựng được tình huống truyện đặc sắc, nhân vật hiện lên sống động, chân thực, đặc biệt ở các trạng thái tâm trạng, ngôn ngữ tự nhiên, gần với đời sống, …
3. Qua các văn bản đã học, đã đọc, bạn rút ra được những lưu ý gì khi đọc một đoạn trích trong một truyện thơ Nôm như Truyện Kiều hoặc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du?
Lưu ý khi đọc một đoạn trích trong truyện thơ Nôm:
- Hiểu rõ vị trí của văn bản trong tác phẩm.
- Vận dụng được tri thức về nghệ thuật truyện thơ Nôm (nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật...) để đọc, phân tích, đánh giá văn bản một cách có cơ sở.
- Với việc đọc hiểu một văn bản tác phẩm khác (thơ chữ Hán), cũng cần nắm vững đặc điểm thể loại của từng tác phẩm cụ thể.