Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
๖ۣۜmạnͥh2ͣkͫ5ツ
29 tháng 3 2019 lúc 20:19

Nguyên nhân khởi nghĩa Lý Bí

khởi nghĩa lý bí

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí là do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương với nhân dân Giao Châu. Chúng thực hiện chính sách phân biệt đối xử với người Việt, nhân dân phải chịu tô thuế nặng nề khiến đời sống dân khổ cực.

Nhà Lương chia nhỏ nước ta thành các châu để dễ cai trị, các chức vụ quan trọng được những người thuộc tôn thất nhà Lương hoặc những người trong dòng họ lớn nắm giữ, còn người Việt chỉ giữ những chức vụ nhỏ, không được tham gia vào việc cai quản.Thứ sử Tiêu Tư ở Giao Châu tăng cường bóc lột của cải của nhân dân bằng cách đưa ra nhiều thứ thuế vô lý bắt người dân phải thực hiện, dẫn đến sự oán thán của dân.

Diễn biến khởi nghĩa Lý Bí

diễn biến khởi nghĩa lý bí

Vào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây).

Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.Sau 3 tháng từ khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên (nay là Bắc Ninh) bỏ chạy về Trung Quốc.Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được quân Lương và giải phóng được Hoàng Châu.Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. Khởi nghĩa Lý Bí có kết quả tốt đẹp.

Kết quả khởi nghĩa Lý Bí

Sau khi đánh bại quân Lương giành được thắng lợi hoàn toàn, năm 544, Lý Bí lên ngôi làm hoàng đến lấy tên là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô tại cửa sông Tô Lịch.

Lý Nam Đế xây dựng triều đình mới với 2 ban: ban văn và ban võ. Ban võ do Phạm Tu đứng đầu, ban văn do Tinh Thiều. Đây được coi là 2 cánh tay đắc lực giúp vua cai quản mọi việc.

khởi nghĩa lý bí

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí kết thúc thắng lợi và mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn:

Ý nghĩa lớn nhất của khởi nghĩa Lý Bí là nước Vạn Xuân được thành lập, có nhà nước riêng, chế độ cai trị tự chủ, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương.Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành lại được độc lập cho nước ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân.Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh, tinh thần anh dũng chiến đấu của nghĩa quân.Quân ta luôn trong thế chủ động đánh giặc, có sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.Nghĩa quân luôn giành được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, sự đoàn kết trong toàn quân, giữ quân và dân.

khởi nghĩa lý bí và đền thờ lý nam đế

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí mang lại tiếng vang lớn trên cả nước. Ngày nay để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua Lý Nam Đế người dân đã lập đền thờ tại nhiều nơi.

Bình luận (0)
GOODBYE!
29 tháng 3 2019 lúc 20:21

Sách Sử ấy trong đó có tất cả ln 

mk trl đúng rồi đấy đi

Bình luận (0)

cảm ơn mn nhìu nghen thank you so much ~.~

Bình luận (0)
giang nguyễn hương
Xem chi tiết
Trần Thị Hà Phương
24 tháng 2 2016 lúc 19:47

Diễn biến : - Khoảng đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
- Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

Nguyên nhân : Muốn dành lại độc lập dân tôc

                    

Bình luận (0)
Terry Jessica
24 tháng 2 2016 lúc 19:59

Nguyên nhân:

do  chính sách thống trị bốc lột tàn bạo của nhà Đường đối với nhân dân ta 

Diễn Biến:

Cuộc khởi nghĩa bùng nổ vào năm 10 của  thế kỉ VIII. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Aí Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế gọi là Mai Hắc Đế( Vua Sen). Sau đó ông lại liên kết với nhân dân khắp Châu Giao và Chăm Pa, kéo về tấn công Tống Bình, đuổi quân xâm lược về nước.

Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

Ý nghĩa

Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí vươn lên giành độc lập của các tầng lớp nhân dân

Bình luận (4)
Nguyễn Thành Đồng
1 tháng 3 2016 lúc 17:15

- Khoảng đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
- Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc

Tick cho mình nha và mình cũng cảm ơn các bạn khác luôn luôn ủng hộ mình chúc mọi người an khang thịnh vượn vạng sự như ý phú quý cát tường cảm ơn các bạn tôi cảm ơn và luôn luôn chào đón bạn

Bình luận (1)
Phác Pi Sà
Xem chi tiết
Đinh Hà
26 tháng 4 2016 lúc 12:21

Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).

Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

=>CHÚC BẠN HỌC TỐT   haha=>CỐ GẮNG LÊN

Bình luận (1)
Đinh Hà
26 tháng 4 2016 lúc 12:31

 

Nguyên nhân: từ đầu thế kỉ XVI nhà nước Lê sơ bước vào thời kì suy yếu (thể hiện ở sự ăn chơi xa xỉ của vua, quan, mâu thuẫn nội bộ sâu sắc...) là nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân khởi nghĩa ở đầu thế kỉ XVI.

Diễn biến:

Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).

Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.

Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

ĐƯỢC RỒI NHÉ!

Bình luận (0)
Phác Pi Sà
26 tháng 4 2016 lúc 12:23

Bạn có thể nêu cụ thể nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa giúp mk đc ko?

 

Bình luận (0)
Huỳnh Ngọc Gia Linh
Xem chi tiết
cô bé nghịch ngợm
30 tháng 3 2016 lúc 20:54

câu1:

Do sự bóc lột tàn bạo của nhà hán nên hai bà trưng phất cờ khởi nghĩa.vì cuộc khởi nghĩa hai bà trưng được nhân dân hưởng ứng.

câu 2:

lý bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là vạn xuân, niên hiệu là thiên đức.ý nghĩa tên nước vạn xuân là mong muốn đất nước được trường tồn mãi mãi. 

Bình luận (0)
Đỗ Thái Hòa
3 tháng 4 2016 lúc 9:54

1/Nguyên nhân: Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán.

Diễn biến:

- Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).

- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến xuống Cổ Loa, Luy Lâu.

Kết quả:

Tô Định hốt hoảng bỏ trốn về Nam Hải. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

2/Khi Lí Bí khởi nghĩa được hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng, đạo quân lớn võ nghệ cao cường nên Lí Bí dành thắng lợi. Lí Bí dặt tên nước là Vạn Xuân vì Lí Bí mong muốn đất nước luôn được trường tồn, độc lập. 

 

 

Bình luận (0)
Trương Lê Khanh
9 tháng 4 2016 lúc 10:50

câu 1: + Căm ghét bọn đô hộ

           + Thi Sách chồng bà TRưng Trắc bị giết

           + Trả nợ nước, thù nhà. Diễn biến trong sách giáo khoa

Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi

vì được nhân dân ủng hộ.

2. Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu Lý Nam Đế , đặt tên nước là vạn xuân., dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch, đặt niên hiệu là Thiên Đức; thành lập triều đình với hai ban văn võ

Lý Bí mong muốn nước ta hòa bình với hàng vạn mùa xuân.

Bình luận (0)
Nguyên Thị Nami
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Thắng
11 tháng 3 2016 lúc 10:12

1.

a) Hành chính:

- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.

- Các châu, huyện người Hán cai trị, dưới huyện là hương và xã do nghười Việt quản lí.

- Các châu miền núi vẫn do các tù trưởng địa phương cai quản.

- Trụ sở của An Nam đô hộ phủ được đặt ở Tống Bình ( Hà Nội ).

b) Quân sự

- Cho sửa sang các đường giao thông, thủy bộ.

- Xây thành, đắp lũy.

c) Kinh tế

- Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường còn đặt ra nhiều thứ thuế như thuế muối và thuế sắt,...

- Bắt dân ta phải cống nạp nhiều sản vật quý hiếm.

2.

a) Nguyên nhân: Do chính sách cai trị, bóc lột, tàn bạo của nhà Đường.

b) Diễn biến:

- Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu thưởng ứng.

- Mai Thúc Loan chọn Sa Nam ( Nam Đàn - Nghệ An ) làm căn cứ; ông xuân đế ( Mai Hắc Đế ).

- Mai Thúc Loan liên kết vì nhân dân Giao Châu và Chăm - pa tấn công Tống BÌnh.

- Thứ sử Giao Châu bỏ chạy về Trung Quốc.

- Nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp và khởi nghĩa

c) Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.

3.

a) Nguyên nhân: Đứng trước nổi khổ của nhân dân bởi ách thống trị Cao Chính Bình.

b) Diễn biến:

- Năm 776 Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.

- Ít lâu sau, Phùng hưng kéo quân về bao vay phủ Tống Bình. Cao Chính Bình rút vào thành cố thủ, sinh bệnh rồi chết.

c) Kết quả:

- Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.

- Phùng Hưng mất, Phùng An lên nối nghiệp cha. Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn ác, Phùng An ra hàng.

Bình luận (2)
Lê Thị Quỳnh Giao
14 tháng 3 2016 lúc 14:33

1.

-Năm 679, nhà Đường cho sửa sang các đường giao thông thủy bộ , cho xây thành đắp lũy ... để dễ dàng đàn áp nhanh các cuộc nổi dậy của nhân dân ta

-Nhà Đường tăng cường các loại thuế và các sản vật quý hiếm , đặc biệt nhân dân An Nam phải thay nhau gánh vải đem sang Trung Quốc để nạp cống

2. 

Khoảng cuối những năm 10 của thế kỷ 8( số la mã) , Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa , ông chọn vùng Sa Nam để xây dựng căn cứ , ông xưng đế gọi là Mai Hắc Đế ( Vua Đen)

-Ông liên kết với Giao Châu là Chăm-pq tấn công thành Tống Bình 

-> Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc 

-Năm 772 , nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp

-> Mai Hắc Đế thua trận

3. 

-Khoảng năm 776 , Phùng Hưng cùng Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm

-Ông bao vây phủ Tống Bình . Viên đô hộ Cao Chính Bình rút vào thành cố thủ rồi sinh bệnh mà chết .

-Phùng Hưng mất , Phùng An nối nghiệp cha 

-Năm 791 , nhà Đường đem quân sang đàn áp , Phùng An ra hàng

hihi 

Bình luận (0)
Nam Giang
1 tháng 5 2017 lúc 9:56

CÂU HỎI CỦA BẠN GIỐNG MÌNH GHÊ HA ^_^

Bình luận (0)
Trần An
Xem chi tiết
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
31 tháng 3 2021 lúc 22:07

1. Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản sau:

- Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

- Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.

- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.

2. 

- Khởi nghĩa Hương Khê

*NGUYÊN NHÂN :

- KHI PHÁP MỞ RỘNG PHẠM VI CHIẾM ĐỐNG BẮC KÌ THÌ YÊN THẾ TRỞ THÀNH MỤC TIÊU CỦA CHÚNG. NHÂN DÂN BẮC KÌ VÙNG DẬY ĐÁU TRANH.

*DIỄN BIẾN:

CHIA LÀM 3 GIAI ĐOẠN:

+ GIAI ĐOẠN 1:(1884-1892):NGHĨA QUÂN HOẠT ĐỘNG LẺ TẺ RỜI RẠC CHƯA CÓ SỰ THỐNG NHẤT

+GIAI ĐOẠN 2: (1893-1908):NGHĨA QUÂN VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA XÂY DỰNG CƠ SỞ

+GIAI ĐOẠN 3:(1909-1913): PAHSP TẤN CÔNG YÊN THẾ THỦ LĨNH ĐỀ THÁM BỊ SÁ HẠT PHONG TRÀO TAN RÃ.

*KẾT QUẢ:

10/2/1913 THỦ LĨNH ĐỀ THÁM BỊ SÁT HẠI

*Ý NGHĨA:

-THỂ HIỆN SỨC HÚT VÀ LÔI QUẤN CỦA PHONG TRÀO.

-THẾ HIỆN KHÍ PHÁCH CỦA NHÂN DÂN TA

-LÀM CHẬM QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC NƯỚC TA CỦA PHÁP.

- Khởi nghĩa Yên Thế

Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả : Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.

Ý nghĩa: -Là phong đấu tranh lớn nhất của nông dân cuối thế kỷ XIX.

- Thể hiện ý chí, sức mạnh của nông dân.
- Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
- Nông dân cần có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

Bình luận (0)
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
31 tháng 3 2021 lúc 22:09

3. Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

4. 

- Ngày 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất

+ Pháp rút quân khỏi Bắc Kì còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc về Pháp

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt:

+ Thực dân Pháp trả lại tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh và Bình Thuận cho Trung kì để triều đình cai quản như cũ, để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân, và mua chuộc, lung lạc quan lại phong kiến triều Nguyễn.

Bình luận (0)
Dương Dương
Xem chi tiết
Vũ Vân Anh
12 tháng 12 2016 lúc 20:41

Gai đoạn 1 ( 1075)

1 . Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

Thế kỉ X , nhà tống gặp phải khó khăn về kinh tế trính trị

Xâm lược Đại Việt để giải quyết khó khăn trong nước

Nhà Tống Xúi Chăm pa đánh Đại Việt, ngăn cản việc buôn bán giữa 2 nước

2.Nhà Lý chống quân xâm lược

a) Nhà Lý phòng vệ

Nhà Lý chuẩn bị biện pháp đối phó

Cử Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy

Chủ động đánh tan ý đồ tiến công phối hợp chăm pa của nhà Tống

Chủ trương của nhà Lý : Tấn công trước để phòng vệ

b ) Diễn biến

Tháng 10 năm 1075 Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống

Mục tiêu là chiếm kho lương thành Châu Ung

Đường bộ do thanh cảnh phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi

Lý thường Kiệt chỉ huy quân thủy đổ bộ vào Châu Liêm , Châu khâm

Lý thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình

Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu khiến tướng giặc phải tự tử

c. ý nghĩa

Làm thay đổi kế hoạch và chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta

Bình luận (0)
Dung Kiều
Xem chi tiết
₷ųʨ∡
18 tháng 3 2022 lúc 9:41

tham khảo :
 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:


Ý nghĩa lịch sử:

- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.

- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

 

Bình luận (0)
Minh Châu Nguyễn
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
18 tháng 3 2018 lúc 17:05

Link nè: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/43700.html

Bình luận (0)