viết 1 đoạn văn ngắn về ý nghĩa đôi bàn tay Tnu
Từ văn bản “Ý nghĩa của văn chương”, viết đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa văn chương
Văn chương có nguồn gốc cốt lõi là tình cảm, lòng vị tha với con người. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng, là những bức tranh thiên nhiên bốn mùa tuần hoàn luân chuyển, là những cảm xúc tinh tế của con người rung động trước thiên nhiên. Qua lăng kính của văn chương, ta cảm nhận được những cái hay, cái đẹp về muôn loài. Văn chương cũng là nơi lòng thi nhân gửi gắm những nỗi sầu bi, uất hận hay những niềm vui, hạnh phúc trước cuộc đời. Những bức tranh tả cảnh ngụ tình, ta từng gặp qua những vần thơ trong “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh, qua bức tranh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc, Bác đã bày tỏ những lo lắng về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Không những vậy, văn chương còn gây cho ta những tình cảm ta không có, là sự rung cảm, xúc động, xót xa trước những số phận con người, là tấm lòng nhân ái và đồng cảm trước những hoàn cảnh bất hạnh. Văn chương cũng luyện những tình cảm ta sẵn có, đọc “Mẹ tôi”, ai trong chúng ta hẳn cũng có lần lỡ khiến mẹ phải buồn như cậu bé En-ri-cô, qua tác phẩm đó ta trân trọng người mẹ của mình hơn. Như vậy, văn chương làm cho những tình cảm sẵn có trong ta sắc nét và phong phú hơn. Thật không quá khi nói, văn chương chính là món quà, là nguồn nước trong lành tưới mát tâm hồn ta. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương sẽ nghèo nàn biết bao!
a. Trong đoạn văn trên tác giả đã đưa ra một hình ảnh giàu ý nghĩa: “Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng”. Từ hình ảnh ấy, em hãy viết bài văn khoảng 2/3 trang giấy thi bàn về ý nghĩa của tâm hồn rộng mở với cuộc đời mỗi con người.
Tham khảo nhé
Mỗi con người tồn tại trên quả đất đều đang nhận về mình rất nhiều, từ tia nắng ấm áp của ngày mới đến giọt nước ngọt mát lành, từ khí trời trong veo đến cơn gió dịu nhẹ. Chúng ta nhận nhiều từ tự nhiên và cũng nhận nhiều từ những người khác. Nhưng đến khi cho đi, thì lại rất khó khăn.
Con người bản năng luôn nghĩ đến mình trước nhất, như lời một bài hát “cuộc đời khi có cho không, rồi khi túng thiếu, hỏi người có đòi được không?”. Dân gian xưa thậm chí còn nhắc nhở nhau đừng vội giúp đỡ kẻ khác, vì con người là giống bội bạc, “cứu vật, vật trả ân – cứu nhân, nhân trả oán”. Hay tư tưởng “người không vì mình, trời tru đất diệt” nên cả đời chỉ vì bản thân mình.
Nhưng tôi tin rằng lúc thốt lên lời cay đắng như vậy chắc ông bà ta cũng chỉ giận lẫy nhất thời thôi, vì rồi ông bà lại nhắn nhủ nhau phải biết sống vì người khác, phải “thương người như thể thương thân”, phải biết cho đi, “làm phúc cũng như làm giàu”.
Tại sao chúng ta lại phải biết quảng đại, chia sẻ, cho đi?
Bởi vì “không có ai nghèo vì cho đi cả” (Anne Frank). Ngày chúng ta cất tiếng khóc chào đời để đến trái đất này, chúng ta chỉ là một đứa bé không có gì. Ngày nhắm mắt ra đi, chúng ta cũng vậy. Kể cả nếu người được ta giúp có vô ơn, bội bạc thì ta cũng chẳng nên phiền muộn, hãy xem như ta có thêm bài học, để sau này ta biết phân biệt được đâu thật sự là người ta nên giúp, cần giúp (street smart). Đã làm từ thiện thì không tính toán chi cho đầu óc nó hẹp hòi. Một khi đã chọn tin một nơi để gửi tiền, gửi công, gửi sức vào, thì không nên theo dõi “họ dùng tiền có đúng mục đích không, chạy theo dò xét, nghi ngờ”. Bạn có quyền từ chối. Một khi đã làm rồi, thì phải có lòng tin. Hãy “quên” khi “cho” để được an nhiên, vui vẻ. Đó là sự hào sảng mà người đẳng cấp mới có.
Tới đây, tôi xin chuyển hướng kể lại một câu chuyện đọc được hồi bé
Có một tên cướp đi vào một ngôi làng nọ. Nó ẩn vào nhà vị bác sĩ duy nhất trong làng, (người mà nó tin rằng rất giàu có), dự định đến khuya sẽ nắm đầu ông bác sĩ và bắt ông nói ra chỗ cất những của cải quý giá, rồi sẽ giết ông để giữ bí mật. Đêm ấy, đột nhiên có điện thoại từ người thân của một đứa trẻ đang bệnh rất nặng từ làng bên cạnh cầu cứu bác sĩ. Lúc ấy là vào mùa đông, trời đổ tuyết rất lớn, mưa gió bão bùng, làng đứa trẻ bị bệnh lại cách xa một quả núi, đi đến đó nhiều nguy hiểm trên đường, mà trời đã quá khuya, trong khi ông đã có một ngày quá mệt mỏi.
Gác điện thoại, ông bác sĩ thở dài đi đến giường nghỉ. Nhưng rồi ông lẩm bẩm mình không đi bây giờ lỡ đứa trẻ có thể chết thì làm sao. Vậy là lấy lại tinh thần, ông mặc thêm áo, cầm theo cây đèn bão. Rồi ông mở cửa, ra đi. Dáng ông liêu xiêu trong gió tuyết. Sáng hôm sau khi ông bác sĩ trở về, tên cướp đón ông ngay trước cửa nhà, sụp xuống dưới chân ông: “Ông có biết tôi chờ ông suốt từ đêm qua tới giờ không?”
“Xin ông vào nhà để tôi khám bệnh cho ông.” – Bác sĩ đáp lại.
Tên cướp nói: “Không phải thế. Tôi là một tên cướp. Đêm qua tôi đã ẩn nấp trong nhà ông. Tôi muốn bắt ông khai ra chỗ giấu của cải và sẽ giết ông. Nhưng hôm qua giữa trời gió tuyết ông đã bất chấp nguy hiểm đi chữa bệnh cho người ta. Tôi đã rất xấu hổ vì định làm hại một người như ông. Khi ông ra đi trong đêm, ông không chỉ cứu đứa trẻ làng bên kia, mà còn cứu chính bản thân ông. Và ông biết không, ông còn cứu cả tôi nữa”.
Thật may cho ông bác sĩ và ông Thượng vì cả tên cướp trong câu chuyện trên và anh thanh niên được kể trong đề bài đều “không thể đối xử với tình thương bằng lòng tham của mình”. Sự may mắn ấy của một con người không phải đến một cách tình cờ mà nó được tích lũy bởi lòng chân thành và tình thương của họ. Tình yêu thương thì có thể lay động cả đất trời.
Chúng ta bất kể giàu nghèo, sang hèn đều gắn kết với nhau chính nhờ sự cho đi. Sự cho đi của những Bill Gates, Warren Buffet thường vĩ đại và có thể thay đổi thế giới. Chúng ta có thể không (hoặc chưa) làm được những điều lớn lao như họ, nhưng chúng ta vẫn có thể cho đi bằng những điều nhỏ bé hằng ngày. Đó có thể đơn giản là nụ cười với người bán hàng, một lời cám ơn chân thành với người lao công trên phố, là biết chia sẻ công việc nhà, là biết xếp hàng, biết bỏ rác vào thùng, biết xách hộ cái giỏ nặng của phụ nữ mang bầu, biết nhường ghế cho một cụ già trên xe buýt…Những khi có thể, chúng ta nên làm những việc rất nhỏ, vậy thôi. Nếu tất cả mọi người đều biết sống cho đi, ắt hẳn tất cả sẽ nhận lại thiên đường, ngay giữa thế gian này.
Người ta sẽ nói tôi trẻ con. Đời cứ đâu phải màu hồng. Nhưng tôi thì nghĩ khác. Bút màu trong tay, ai cũng có quyền tự tô màu cho cuộc đời của riêng họ.
Kết thúc bài viết, tôi xin kể về câu chuyện hai cái hồ ở Palestine.
“Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ. Biển thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này…
Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.
Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình .“Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết”.
viết đoạn văn ngắn 5 đén 7 câu miêu tả đôi bàn tay của em
anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bàn về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.
Bạn tham khảo:
Trong cuộc sống của chúng ta với bộn bề của công việc, gia đình,...nhưng chúng ta không thể nào quên đi những lối sống cần thiết. Trong đó lối sống có trách nhiệm là vô cùng quan trọng. Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Giới trẻ hiện nay càng ngày càng hiểu được trách nhiệm đối với đất nước, đối với những công việc mình làm. Chẳng hạn như đó là trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc, xây dựng đất nước phát triển, văn minh hơn như lời Bác Hồ đã kỳ vọng vào những thế hệ tương lai để đưa đất nước " sánh vai với các cường quốc năm châu". Hay đơn giản đó là trách nhiệm hiếu thảo, vâng lời với ông bà, cha mẹ. Và đặc biệt là một con người có lối sống trách nhiệm thì cần phải dám nhận sai, dám nhìn thẳng vào sự thật và sữa chữa lỗi sai đó. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh này chúng ta cần luôn luôn phải sống có trách nhiệm không chỉ cho bản thân mà còn chả gia đình và toàn xã hội. Chúng ta hãy cùng làm tròn những bổn phận và trách nhiệm của bản thân.
viết đoạn văn biểu cảm về đôi bàn tay mẹ
Em tham khảo:
Bàn tay mẹ là nơi ôm ấp, vỗ về ta lúc còn nhỏ, mỗi khi ta khóc hay quấy quá. bàn tay mẹ là những đêm thức thật khuya đưa nôi cho ta ngủ, kéo lại cho ta tấm chăn khi ta vô tình làm rơi nó. bàn tay mẹ nấu cho ta những món ăn thật ngon, mang hương vị của chỉ riêng mẹ thôi nên đi đâu thật xa ta cũng chỉ muốn quay về ăn cơm nhà, và thấy không ai nấu ngon bằng mẹ. bàn tay mẹ khẽ lên tay ta, nhẹ thôi, khi ta phạm lỗi lúc còn nhỏ. bàn tay mẹ, những ngón gầy xương xương dẫn ta đi những bước chập chững đầu tiên. Bàn tay mẹ nắm thật chặt tay và nói rằng, con trai, ước mong lớn nhất trong đời mẹ là muốn thấy con học thật tốt và trở thành một người có ích cho xã hội sau này... bàn tay mẹ, là cả một thế giới nuôi dưỡng tình yêu thương. áp mặt vào bàn tay mẹ, cả một thời ấu thơ như trở về. thấy mình nhỏ lại...
Tham khảo!
Mẹ là người yêu quý nhất của con, là Người con luôn mong được bình an. Con đã lớn, đã cao hơn mẹ nhưng tự thấy bóng gầy của mẹ vẫn sát bên con, lo lắng chăm sóc … Con vẫn chỉ là cậu bé nhỏ nhoi, là đứa con thơ dại mà mẹ thường âu yếm.
Con yêu nhất khoảnh khắc mẹ dùng bàn tay đã rám nắng đặt lên má con. Bàn tay mẹ không thon thon, không mịn màng như bàn tay các cô Tiên mà mẹ vẫn thường kể con nghe mỗi tối. Nhưng mẹ ơi! Con yêu bàn tay ấy, bàn tay đem đến cơn gió thoảng mát lành cho con khi mùa hè nóng nực đến, bàn tay ấy mang hơi ấm cho con mỗi đêm Gió mùa thôi dài. ÔI bàn tay ~ Bàn tay Người Mẹ.
Cũng với bàn tay ấy, mẹ vất vả sớm hôm cho con ấm no, bàn tay ấy vun vén cho hạnh phúc gia đình. Người Mẹ âm thầm nhưng Cao Thượng, Con yêu Bàn tay khắc khổ của mẹ như yêu con Người mẹ, bóng hình nhỏ bé của mẹ.
Tham khảo:
Không một sự yêu thương, bảo bọc nào có thể lớn hơn vòng tay mẹ. Chính đôi bàn tay nhỏ bé của người phụ nữ ấy đã đổ mồ hôi, đã tần tảo sớm hôm vì các con
Bàn tay mẹ tuy nhỏ bé nhưng đã nuôi lớn đàn con. Một tay mẹ đã bế con từ khi lọt lòng. Đôi bàn tay ấm áp đầy yêu thương ấy đã bế chúng con từ khi còn thơ. Bàn tay ấy dìu dắt chúng con từ những bước đi chập chững đầu tiên khi vào đời. Bàn tay ấy là cả một tình yêu thương bao la.
Đôi bàn tay ấy đã lao động vất vả, đã chai sạn đi vì chúng con. Để có cái ăn, cái học; để lớn lên và trưởng thành như ngày hôm nay là nhờ đôi tay nhỏ bé và hao gầy của người phụ nữ tuyệt vời đó. Mẹ đã lao động, đã làm đủ thứ nghề trên đời chỉ mong cho chúng con có những thứ tuyệt vời nhất trên đời mà mẹ có thể làm được.
Mẹ không ngần ngại đôi bàn tay ấy đau nhức, mỏi mệt mà luôn cố gắng đày đọa đôi bàn tay mẹ chỉ vì chúng con. Không một ngôn từ nào có thể nói hộ những gì mẹ đã làm vì chúng con. Bàn tay ấy luôn hướng về chúng con, luôn giang rộng vòng tay ôm chúng con về để che chở mọi vất vả, gian lao ngoài thế giới kia. Cho dù chúng con làm sai trái với những gì mẹ dạy nhưng bàn tay ấy vẫn luôn ân cần khuyên bảo, nhắn nhủ chúng con lần sau đừng làm như vậy.
Bàn tay ấy chưa bao giờ vì sự giận dỗi những đứa con mà ra tay đánh; mẹ chỉ dùng những lời khuyên, những cử chỉ ân cần để phân những cái hay, cái lẽ phải cho chúng con hiểu. Mẹ luôn đưa tay về phía trước nâng đỡ những vấp ngã của con để con có động lực, để con kiên cường mà đứng lên trước những bão giông cuộc đời.
Con thầm cảm ơn cuộc đời này đã đưa mẹ đến với chúng con, chúng con luôn tự hào rằng là con của mẹ.
“Bàn tay mẹ bế chúng con
Bàn tay mẹ chăm chúng con
Cơm con ăn từ tay mẹ nấu
Nước con uống từ tay mẹ đun
Trời nóng bức gió từ tay mẹ…”
Chúng con sẽ luôn luôn cố gắng chăm ngoan, luôn cố gắng đứng vững trước cuộc đời này để không phí công sức đôi bàn tay hao gầy ấy đã mỏi mệt, đã làm lụng vất vả Con chỉ biết cảm ơn đôi bàn tay bé nhỏ ấy đã lao tâm, khổ cực nuôi chúng con nên Người.
Con sẽ cố gắng dùng đôi bàn tay của con để làm nhiều điều có ích cho đời, để không làm mẹ thất vọng vì đã chở che, ân cần, bảo bọc trìu mến đôi bàn tay chúng con.
Hãy viết 1 đoạn văn biểu cảm về đôi bàn tay mẹ
Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường thấy mẹ cầm roi. Tôi sợ nhất hình ảnh cái roi lăm le trên đôi tay của mẹ. Mỗi khi mắc sai lầm, đôi tay mẹ đã làm tôi đau.
Rồi cũng chính đôi tay ấy, mẹ đã tắm cho tôi hàng ngày. Tôi cảm nhận sự thô ráp trên đôi tay ấy và những đường gân xanh xao uốn lượn như những dòng sông, mà sau này tôi mới biết, đó là dòng đời đưa tôi ra biển lớn.
Cứ như thế, tôi quen dần với đôi bàn tay mẹ. Tôi vẫn thường lọt thỏm trong vòng tay ấy và thách thức tất cả bên ngoài. Một cảm giác an toàn tuyệt đối luôn thường trực mỗi khi được nằm gọn trong vòng tay của mẹ. Đôi bàn tay bé nhỏ của tôi chỉ nắm vừa ngón tay cái của mẹ, tôi thường chơi trò dúc giắc qua lại đủ bề để cho tay mẹ phát ra tiếng kêu. Những lần như thế, tôi tự hỏi: “Sao tay mẹ to và cứng thế?”.
Mẹ tôi là một người phụ nữ bình thường. Mẹ không thành công, cũng không nổi tiếng. Nhưng mẹ có nét đặc trưng riêng của một người phụ nữ truyền thống như sự chăm chỉ, sự thủy chung và đức hy sinh. Cuộc đời mẹ từ nhỏ đã phải bôn ba thăng trầm, theo ngoại đi đốn củi, lấy măng, làm tất cả mọi công việc đồng áng. Bởi thế, bao nhiêu khó khăn nhọc nhằn in hằn trên đôi bàn tay của mẹ. Ngắm bàn tay mẹ, tôi hỏi: “Sao tay con mềm mà tay mẹ nhiều chai sần cứng thế?”. Mẹ chỉ trả lời: “Người có chai tay là người lương thiện”. Tôi mãi nhớ câu nói đó. Phải mất mấy năm sau tôi mới hiểu ra ý nghĩa của lời mẹ nói năm xưa.
Năm tháng qua đi, ở bên mẹ, tôi được chứng kiến những sự đổi thay diệu kỳ của cuộc sống chỉ bằng đôi bàn tay ấy. Đằng sau những bữa cơm thịnh soạn của gia đình, là dáng mẹ với đôi bàn tay thon gầy nhặt từng cọng rau, vo từng nồi gạo, nấu từng ấm nước chè, kho từng nồi cá khế… Đằng sau những trang giấy trắng tinh trong đời học sinh của chị em tôi, là bàn tay mẹ lặn lội lo toan kiếm đủ đồng tiền cho chúng tôi đến trường. Đằng sau giấc ngủ ngon của tôi là đôi bàn tay mẹ đã chăm ẵm, bế bồng, quạt mát. Đằng sau tổ ấm của gia đình tôi, đó là bàn tay mẹ chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết mỗi ngày.
Và tôi hiểu, bằng bàn tay ấy, mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ, tương lai và cả cuộc đời tôi… Từ “chữ o tròn như quả trứng gà” cho tới những thìa nước mắm mặn chát trong những bài học nấu ăn mẹ dạy… Từ những trận đòn roi năm xưa cho tới những sợi chỉ dài xuyên qua tà áo của cha khi bị rách… nhờ đôi tay mẹ, tôi thêu thùa, may vá. Trong từng giờ phút mẹ hiện diện trên cõi đời, tôi cảm nhận đôi bàn tay mẹ thắp sáng những vì sao tinh tú trong cuộc sống của mỗi chúng tôi.
Thời gian vụt trôi, bỏ lại tuổi thơ hồn nhiên chân đất, bỏ lại những tháng ngày rong ruổi chốn quê và những câu hỏi vu vơ của trẻ nhỏ, bây giờ tôi đã thành thiếu nữ tuổi đôi mươi. Tôi càng lớn lên, càng xinh đẹp thì mẹ tôi càng già thêm và gầy đi - như một quy luật tự nhiên mà nghiệt ngã của tạo hóa. Tóc mẹ nhuộm màu sương khói khi mới ở tuổi bốn mươi, da mẹ một màu rám nắng và đặc biệt, đôi bàn tay mẹ gân guốc, xanh xao.
Mẹ vẫn làm việc, vẫn cần mẫn, vẫn chu đáo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, ngoài xã hội, cũng như trong đời sống riêng tư. Đôi tay mẹ chỉ ngưng làm khi mắt mẹ đã khép lại, chào đón giấc ngủ sau một ngày dài vất vả... Đôi tay của mẹ, đôi tay không bao giờ biết gõ bàn phím hay bấm điện thoại như tôi vẫn thường làm mỗi ngày, nhưng sao vĩ đại quá trong cuộc sống này?
Tôi thèm được một lần thấy mẹ cầm roi, tôi thèm được một lần thấy mẹ bắt tôi phải tắm và kỳ cọ và thèm được ăn bữa cơm gia đình mẹ nấu khi tôi phải đi học xa. Và hơn hết, tôi thèm được nắm lấy đôi bàn tay của mẹ. Nhờ nó mà có tôi trên cõi đời này và đã trưởng thành như ngày hôm nay. Tôi yêu bàn tay của mẹ.
Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường thấy mẹ cầm roi. Tôi sợ nhất hình ảnh cái roi lăm le trên đôi tay của mẹ. Mỗi khi mắc sai lầm, đôi tay mẹ đã làm tôi đau.
Rồi cũng chính đôi tay ấy, mẹ đã tắm cho tôi hàng ngày. Tôi cảm nhận sự thô ráp trên đôi tay ấy và những đường gân xanh xao uốn lượn như những dòng sông, mà sau này tôi mới biết, đó là dòng đời đưa tôi ra biển lớn.
Cứ như thế, tôi quen dần với đôi bàn tay mẹ. Tôi vẫn thường lọt thỏm trong vòng tay ấy và thách thức tất cả bên ngoài. Một cảm giác an toàn tuyệt đối luôn thường trực mỗi khi được nằm gọn trong vòng tay của mẹ. Đôi bàn tay bé nhỏ của tôi chỉ nắm vừa ngón tay cái của mẹ, tôi thường chơi trò dúc giắc qua lại đủ bề để cho tay mẹ phát ra tiếng kêu. Những lần như thế, tôi tự hỏi: “Sao tay mẹ to và cứng thế?”.
Mẹ tôi là một người phụ nữ bình thường. Mẹ không thành công, cũng không nổi tiếng. Nhưng mẹ có nét đặc trưng riêng của một người phụ nữ truyền thống như sự chăm chỉ, sự thủy chung và đức hy sinh. Cuộc đời mẹ từ nhỏ đã phải bôn ba thăng trầm, theo ngoại đi đốn củi, lấy măng, làm tất cả mọi công việc đồng áng. Bởi thế, bao nhiêu khó khăn nhọc nhằn in hằn trên đôi bàn tay của mẹ. Ngắm bàn tay mẹ, tôi hỏi: “Sao tay con mềm mà tay mẹ nhiều chai sần cứng thế?”. Mẹ chỉ trả lời: “Người có chai tay là người lương thiện”. Tôi mãi nhớ câu nói đó. Phải mất mấy năm sau tôi mới hiểu ra ý nghĩa của lời mẹ nói năm xưa.
Năm tháng qua đi, ở bên mẹ, tôi được chứng kiến những sự đổi thay diệu kỳ của cuộc sống chỉ bằng đôi bàn tay ấy. Đằng sau những bữa cơm thịnh soạn của gia đình, là dáng mẹ với đôi bàn tay thon gầy nhặt từng cọng rau, vo từng nồi gạo, nấu từng ấm nước chè, kho từng nồi cá khế… Đằng sau những trang giấy trắng tinh trong đời học sinh của chị em tôi, là bàn tay mẹ lặn lội lo toan kiếm đủ đồng tiền cho chúng tôi đến trường. Đằng sau giấc ngủ ngon của tôi là đôi bàn tay mẹ đã chăm ẵm, bế bồng, quạt mát. Đằng sau tổ ấm của gia đình tôi, đó là bàn tay mẹ chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết mỗi ngày.
Và tôi hiểu, bằng bàn tay ấy, mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ, tương lai và cả cuộc đời tôi… Từ “chữ o tròn như quả trứng gà” cho tới những thìa nước mắm mặn chát trong những bài học nấu ăn mẹ dạy… Từ những trận đòn roi năm xưa cho tới những sợi chỉ dài xuyên qua tà áo của cha khi bị rách… nhờ đôi tay mẹ, tôi thêu thùa, may vá. Trong từng giờ phút mẹ hiện diện trên cõi đời, tôi cảm nhận đôi bàn tay mẹ thắp sáng những vì sao tinh tú trong cuộc sống của mỗi chúng tôi.
Thời gian vụt trôi, bỏ lại tuổi thơ hồn nhiên chân đất, bỏ lại những tháng ngày rong ruổi chốn quê và những câu hỏi vu vơ của trẻ nhỏ, bây giờ tôi đã thành thiếu nữ tuổi đôi mươi. Tôi càng lớn lên, càng xinh đẹp thì mẹ tôi càng già thêm và gầy đi - như một quy luật tự nhiên mà nghiệt ngã của tạo hóa. Tóc mẹ nhuộm màu sương khói khi mới ở tuổi bốn mươi, da mẹ một màu rám nắng và đặc biệt, đôi bàn tay mẹ gân guốc, xanh xao.
Mẹ vẫn làm việc, vẫn cần mẫn, vẫn chu đáo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, ngoài xã hội, cũng như trong đời sống riêng tư. Đôi tay mẹ chỉ ngưng làm khi mắt mẹ đã khép lại, chào đón giấc ngủ sau một ngày dài vất vả... Đôi tay của mẹ, đôi tay không bao giờ biết gõ bàn phím hay bấm điện thoại như tôi vẫn thường làm mỗi ngày, nhưng sao vĩ đại quá trong cuộc sống này?
Tôi thèm được một lần thấy mẹ cầm roi, tôi thèm được một lần thấy mẹ bắt tôi phải tắm và kỳ cọ và thèm được ăn bữa cơm gia đình mẹ nấu khi tôi phải đi học xa. Và hơn hết, tôi thèm được nắm lấy đôi bàn tay của mẹ. Nhờ nó mà có tôi trên cõi đời này và đã trưởng thành như ngày hôm nay. Tôi yêu bàn tay của mẹ.
Đối với con mẹ là tình yêu thương bao la từ giọng nói cho đến ánh mắt, từ hơi ấm cho đến những cử chỉ nhẹ nhàng nhưng con yêu nhất là đôi bàn tay mẹ vì đôi tay ấy đã dìu dắt con khôn lớn,đôi tay mẹ không mềm mại mà nó khô ráp và chai sần vì con.
Mẹ còn nhớ không mẹ? mỗi lần ba đi công tác xa, con đã khóc, lúc ấy đôi tay mẹ đã đã ôm lấy con mẹ dỗ dành và bảo con đừng khóc rồi ba sẽ về và mua quà cho con. Trong vòng tay mẹ con hiểu con đang được chở che. Thế rồi ba đi mãi, ba ra đi để tìm hạnh phúc cho riêng mình. Lúc ba đưa tờ giấy gì đó con thấy được trong đôi mắt mẹ là một nỗi buồn và trong đó còn cả niềm vui nữa, bàn tay mẹ nắm chặt run run khi kí vào tờ giấy đó.
Khi ấy con còn quá nhỏ để hiểu hết chuyện gì đang xảy ra, sau này khi đã trưởng thành con mới hiểu. Mẹ vẫn thường bảo con rằng con không được trách ba vì ba luôn rất yêu thương con. Sau khi ba đi một mình mẹ nuôi con thật vất vả, mẹ phải đi làm kiếm tiền để con ăn học nên người, mẹ không muốn con phải sống cực khổ như mẹ, những đêm khuya mẹ cặm cụi bên ánh đèn tính toán chi phí cho những bữa cơm hằng ngày, tay mẹ vì thế mà cũng xấu hơn, chai sần hơn nhưng mẹ ơi, trong lòng con đôi bàn tay mẹ vẫn là đẹp nhất những vết chai sần càng làm con thêm yêu mẹ nhiều hơn.
Có thể nếu một ngày các bạn nhìn thấy đôi bàn tay của mẹ tôi, các bạn sẽ thấy nó vô cùng xấu xí nhưng với tôi đôi bàn tay ấy đã đem đến cho tôi một niềm hạnh phúc vô bờ bến và tình thương yêu bao la của người mẹ đối với con.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.
"Đôi bàn tay của bố" Viết 1 đoạn văn 10-20 dòng về chủ đề trên
Nếu không có đôi bàn tay của cha, có lẽ tôi đã không đủ sức tự mình bước đi trên đường đời. Mong rằng đôi bàn tay ấy sẽ còn bên cạnh tôi thật lâu để cùng tôi chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống phía trước.
Tôi từng đọc qua một truyền thuyết về người cha đầu tiên do thượng đế tạo ra. Người cha với đôi bàn tay thật thô ráp, to lớn không thể nào găm kim đóng tã, thắt nút dây giày cho người con trai, thắt nơ trên áo cho người con gái hay đơn giản là cài nút áo cho con của mình một cách dễ dàng, nhưng đó là đôi bàn tay sẽ che chở cho con trước sóng gió của cuộc đời và dẫn dắt con đi trên con đường của mình.
Còn với tôi, một cậu con trai sống trên quãng đời này 23 năm có một người cha không như của thượng đế tạo ra nhưng là một người cha mà tôi có thể tự hào để khoe với bạn bè và rơi nước mắt mỗi khi nghĩ tới.
Với cha thì nụ cười là cái khó có thể xuất hiện trên gương mặt vì cha là một quân nhân, trong cha luôn là kỷ cương và luật lệ khắt khe mà những người con phải noi theo. Lúc nhỏ, tôi lúc nào cũng ghét cha vì luôn cấm đoán tôi mọi điều, sẵn sàng roi vọt khi tôi bị nhà trường phàn nàn hay đi chơi về quá trễ không lo học hành. Nhưng sau này khi tôi đủ lớn để biết suy nghĩ và hiểu chuyện thì tôi mới nhận ra rằng đôi bàn tay cha đã chai sần đi quá nhiều cũng vì tôi. Đôi bàn tay che chở và nâng đỡ tôi từ khi tôi mới sinh ra đến khi tôi trưởng thành đến tận bây giờ.
Đôi bàn tay ấy ban ngày đi làm công việc của một người lính nhưng ban đêm lại là một công nhân với tất cả những việc nào làm được để kiếm tiền cho gia đình và nuôi tôi ăn học.
Đôi bàn tay chai sần đó đã đưa tôi đi học vào mỗi buổi sáng và đón tôi về khi tan trường. Đôi bàn tay ấy cũng là đôi bàn tay cầm những tờ báo để coi điểm, tìm trường và cầm hồ sơ đi đăng ký cho tôi học khi tôi rớt nguyện vọng một của kỳ thi đại học.
Đôi bàn tay ấy từng trầy xước rất nhiều vì một lần vào sáng sớm khi chạy xe chở tôi đi học, cha bị hạ đường huyết và ngã xe ngất xỉu. Tuy bị gãy tới mấy cái xương sườn nhưng đôi bàn tay ấy vẫn bấm điện thoại gọi về nhà chỉ để hỏi tôi có bị gì không, đi học được không.
Và còn rất nhiều điều mà đôi bàn tay ấy đã làm cho tôi từ khi tôi còn là một đứa bé không biết suy nghĩ chỉ biết ăn và ngủ tới khi lớn khôn…
Nếu không có đôi bàn tay của cha, có lẽ tôi đã không đủ sức tự mình bước đi trên con đường đời đầy chông gai phía trước. Mong rằng đôi bàn tay của cha sẽ còn bên cạnh tôi thật lâu để cùng tôi chia sẻ những khoảnh khắc trong cuộc sống phía trước. Đôi khi trái tim và bàn tay của một người cha có thể rất là cứng rắn nhưng trong thâm tâm thì nó cũng rất là mềm mại và tràn đầy tình thương cho những đứa con của mình. Người cha không giỏi biểu hiện cảm xúc ra bên ngoài như người mẹ nhưng họ lúc nào cũng quan tâm và nâng đỡ người con của mình đúng lúc.
kích cho mk nhé
câu hỏi này các bạn có thể tham khảo về đôi bàn tay của mẹ được thôi nhé
Tuổi thơ của cha gắn liền với chuỗi ngày dài miệt mài lao động để đỡ đần cho ông bà nội phải vật lộn từng ngày với cái ăn, cái mặc của bảy đứa con. Là con cả, cha phải nghỉ học ở tuổi lẽ ra được đến trường, một buổi phụ mẹ ở nhà chăm bố bị đau ốm triền miên, một buổi tranh thủ đi làm để kiếm tiền thang thuốc cho bố. Vất vả như thế nhưng cha tôi chưa bao giờ than vãn một lời.
Đôi bàn tay tận tụy ấy đã làm luôn cả phần việc của mẹ tôi, chăm bón từng thìa cơm muỗng cháo cho người vợ quặt quẹo vì bệnh tật đến khi bà mất. Đôi tay ấy làm lụng từ việc bé đến việc lớn, từ việc nội trợ đến những công việc nặng nhọc của đàn ông.
Những ngày mùa đông giá lạnh, chị em tôi lại tranh nhau dụi bàn tay bé xíu của mình vào lòng bàn tay cha tìm hơi ấm. Bàn tay ấy có thể làm vô số việc từ việc tết tóc cho tôi, đến việc tạo ra những cánh diều thật đẹp bay cao cùng với ước mơ tuổi thơ. Đôi bàn tay ấy như không hề biết mệt mỏi, chẳng từ nan bất cứ việc gì, những ngón tay dài của cha cứ thoăn thoắt giặt từng đống tả to tướng cho hai đứa em tôi khi nhà tôi chưa có khả năng mua máy giặt.
Cũng chính đôi bàn tay ấy khéo léo xỏ sợi chỉ bé xíu để may lại gấu áo cho tôi, đơm lại cho con chiếc cúc áo vừa mất. Đôi bàn tay ấy cẩn thận cắt từng chiếc móng trên mười ngón tay, ngón chân be bé của chị em tôi, thật nhẹ nhàng băng rửa vết thương cho các con mỗi khi chúng vô ý té ngã trong lúc chơi đùa.
Và không giống mẹ, cha tôi có thể thắt những chiếc nơ thật ngay ngắn, thật xinh và chắc chắn cho tôi mỗi khi con gái ông diện áo đầm chơi lễ. Những buổi tối cả nhà quây quần bên nhau, cha lại ôm cây ghita và mười ngón tay tài hoa của người lại dạo cho chị em tôi nghe những bản nhạc hay nhất, những giai điệu du dương nhất.
Những vết chai sần, thô ráp trên đôi tay cha vẫn không hề làm mất đi sự nhạy cảm, tinh tế của mười ngón tay ấy. Đôi tay ấy như biết nói, thấu hiểu được những nỗi đau mà tôi không nói thành lời và nhẹ nhàng xoa dịu qua từng cái vỗ về âu yếm.
Những lúc tôi bị ốm, cha đi lấy chăn ủ bên bếp than để đắp ấm cho tôi, bàn tay người âu yếm cứ xoa xoa mãi đôi tay bé nhỏ của tôi. Với tôi, giây phút ấy thật yên bình, thật hạnh phúc, không có buồn lo, đau đớn...
Cả một đời hi sinh vì vợ, vì con, cha tôi không nề hà đến bản thân mình. Lúc ông đau nặng, người xanh xao gầy yếu đến nỗi không đủ sức để nói, tôi cầm bàn tay cha mà không sao cầm được nước mắt. Áp đôi tay đầy vết chai, khô cứng và thô ráp, dấu vết của nỗi nhọc nhằn, của lòng yêu vợ, thương con vô bờ bến, lên má, tôi vẫn thấy ấm áp làm sao, nghe cả tuổi thơ của mình đang ùa về trong đó. Cha nằm im, và từ từ mở mắt như muốn nói điều gì. Tôi ghé sát tai mình vào người cha. Gượng cười khó nhọc, cha cố rướn những ngón tay run rẩy, yếu ớt lau đi dòng nước mắt đầm đìa trên mặt tôi và từ từ khép mắt.
Cha trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay tôi, mãi mãi rời xa những núm ruột mà người vô cùng yêu quý. Với chị em tôi, không gì có thể sánh được mất mát khủng khiếp này.
Tôi cứ ngồi đấy, nắm chặt bàn tay cha mãi không rời. Đối với tôi, trên thế gian này, không có đôi tay nào êm ái và khéo léo bằng đôi tay cha
viết đoạn văn với câu chủ đề "Tôi yêu dáng vẻ, hình hài và đôi bàn tay của mẹ" ngắn 5-7 dòng