Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 12 2018 lúc 8:12

Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:

    + Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.

-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu

    + Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.

-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.

võ quỳnh hoa
Xem chi tiết
sweets bts
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
17 tháng 1 2019 lúc 9:04

Hình ảnh những chòm cổ thụ trên bờ sông:

- Ở đoạn đầu: "Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước."

=> Tác giả sử dụng phép nhân hóa, khiến chòm cổ thụ giống như những người từng trải, biết trầm ngâm suy ngẫm về sự đời.

- Ở đoạn cuối: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."

=> Tác giả sử dụng phép so sánh, khiến chòm cổ thụ hiện lên như những cụ già, định hướng, chỉ đường cho những cây con (đám con cháu)

châu hồng mỹ tiên
Xem chi tiết

Câu 1:

- Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông nhiều thác ghềnh thì “Những chòm cổ thụ đứng dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác

- Ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện lên “mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước". Hình ảnh này biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước.

Câu 2:

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, nghệ thuật tả cảnh, tả người.

Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó: khiến cảnh vật từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác thêm tự nhiên và sinh động

Nguyễn Vũ Ngọc Linh
Xem chi tiết
Khôi Nguyên Hacker Man
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương Thùy
1 tháng 8 2018 lúc 20:52

Đoạn 1: Nghệ thuật nhân hóa

+ Khi con thuyền chuẩn bị vượt qua khúc sông có nhiều thác dữ thì:" Dọc sông, những......nhìn xuống nước" như những hình ảnh của các cụ già từng trải đang dặn dò con cháu về độ nguy hiểm của những con thác trước mặt. Đồng thời dáng vẻ ấy cũng truyền cho con cháu 1 niềm tin, sức mạnh để vượt qua thác dữ

Đoạn 2: Nghệ thuật so sánh 

+Khi con thuyền vượt qua khỏi thác, hình ảnh cây cổ thụ lại xuất hiện:" Dọc sường núi, những đám cây to......về phía trước". Với hình ảnh này cho ta thấy những căng thẳng, lo lắng khi vượt thác đã qua, con người đã chiến thắng thác dữ và niềm vui ấy đang dâng đầy. Đồng thời hình ảnh cây cổ thụ với biện pháp so sánh và nhân hóa còn tiếp tục như động viên, thúc dục những người trên thuyền nhanh tiến về phía trước với khí thế mạnh mẽ

*Toàn bộ là gợi ý của cô giáo dạy văn lớp mình đấy

Nếu hay thì k cho mình nha

Bùi Khánh Chi
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
12 tháng 5 2020 lúc 10:39

+ Những bãi dâu trải ra bạt ngàn…xa tít. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Những chòm cổ thụ, núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang.

   + Đến Phường Rạnh, cảnh sắc bắt đầu thay đổi. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. 

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng đế Porus
29 tháng 8 2021 lúc 7:39
1, Những bãi dâu trả ra bạt ngàn...xa tít. Càng về ngược ,vườn tược càng um tùm. Những chòm cổ thụ , núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang. 2, Đến Phường Rạnh, cảnh sắc bắt đầu thay đổi. Dọc sông,những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. HT
Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 5 2018 lúc 18:13

Hàng tre là hình ảnh thực và hình ảnh mang tính biểu trưng:

   + Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là biểu tượng của dân tộc Việt kiên cường, bất khuất

   + Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang

   + Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm chất tốt đẹp của người Việt

- Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc.

→ Tác giả xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng- hàng tre

Nguyễn Quang Minh
14 tháng 5 2021 lúc 21:12
- Khổ thơ đầu tiên: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” - Khổ thơ cuối: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” - Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và câu cuối cùng của bài thơ. Ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sắc, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ, trung thành bên Bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người. - Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự thay đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã hòa tan vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.
Khách vãng lai đã xóa
Đinh Thúy Hiền
Xem chi tiết