Vẽ tranh hoặc sáng tác bài hát về ngày khai giảng.
( hạn nộp : 7/9 )
Ai đúng và kb vs mik thì mik T I C K
viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông
( phân tích tác hại của túi nilông đến thiên nhiên , con người rồi tuyên truyền )
bài văn hơn 1 mặt giấy nha . mọi người làm nhanh giúp mik mai mik phải nộp rùi , ai làm đúng và nhanh nhất mik sẽ tặng ticks và kb lun
^_^
Viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông
Bài làm
Do tính tiện lợi, túi ni-lông đã trở thành một loại bao bì được ưa chuộng ở nhiều nước và cả ở Việt Nam. Giờ đây, khi mua bất kỳ đồ vật gì, người mua luôn được phục vụ túi ni-lông để bọc, gói, đựng, lót. Mua cá mua rau – túi ni-lông; Mua sách, vở – túi ni-lông; Mua bánh trái, quà cáp, thuốc men – túi ni-lông… Túi ni-lông còn được dùng đựng canh, đựng nước mía, đựng dưa muối, cà muối, đựng các loại thực phẩm dạng lỏng để mang đi xa. Cuộc sống có vẻ sẽ khó khăn nếu như một ngày nào đó không còn túi ni-lông.
Nhưng túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài.
Đứng trước hiểm hoạ môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận động người dân hạn chế sử dụng ni-lông bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức các “Ngày không túi ni-lông” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện tại là chưa cao, bởi một số lý do như:
1 – Chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi ni-lông: Cuộc sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi ni-lông có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi ni-lông.
2 – Cách thu gom rác thải túi ni-lông hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát lực cũng không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi ni-lông thải ra trong cả nước.
3 – Kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử dụng túi ni-lông cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung cấp túi ni-lông, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi ni-lông, còn người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có bao nhiêu cơ sở sản xuất túi ni-lông, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi ni-lông các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường.
4 – Ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen dùng túi ni-lông, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi ni-lông tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội.
5 – Chưa coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi ni-lông đối với môi trường là nghiêm trọng, nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.
Đề xuất hướng giải quyết:
1 – Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Đây là cơ sở pháp lý, theo góc độ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp theo.
2 – Kiểm soát nghiêm ngặt túi ni-lông tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi ni-lông cũng như sản lượng túi ni-lông hàng năm; Là việc kiểm soát lượng tiêu thụ túi ni-lông của những hộ tiêu thụ lớn. Có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi ni-lông, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng. Có thể đặt ra các mức khen thưởng và trừng phạt khác nhau liên quan tới việc sử dụng túi ni-lông. Đây cũng là việc của các cơ quan quản lý nhà nước;
3 – Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý: Đây là việc của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ.
4 – Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông: Đây là việc của toàn bộ cộng đồng xã hội nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là người khởi xướng và chịu trách nhiệm;
5 – Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường: Đây là việc người mua và người bán cần luôn cân nhắc xem lúc nào thì sử dụng và lúc nào không cần sử dụng túi ni-lông; Là việc phân loại, thu gom hiệu quả túi ni-lông bảo vệ môi trường. Đây là việc của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội.
Thay lời kết: Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.
Viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông
Bài làm
Túi nilon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường. Túi được làm từ những chất khó phân hủy nên phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm mới phân hủy hết. Một điều tra nhỏ đối với các hộ kinh doanh tại chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho thấy, hàng ngày bình quân mỗi hộ tiêu thụ khoảng 200-300 túi nilon các loại để gói hàng cho khách. Nếu đem con số này nhân với hàng trăm hộ kinh doanh của chợ Đồng Xuân và nhiều chợ khác ở Hà Nội thì số lượng túi nilon được tiêu thụ trong một ngày sẽ rất lớn. Đó là chưa tính ở các thành phố, các địa phương khác của Việt Nam thì lượng túi thải ra nilon sẽ là một con số khổng lồ. Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm họa khôn lường cho con người và môi trường. Vậy nên, nói không với túi nilon là việc cần thiết và rất cấp bách với xã hội hiện nay. Cấp bách bởi yêu cầu giữ gìn môi trường, giữ gìn sức khỏe cho chính chúng ta và con cháu mai sau.
Trở lại với tác hại của túi nilon, ngay từ khâu sản xuất, túi nilon đã gây tác hại bởi phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt. Do đó trong quá trình sản xuất, nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Các chất phụ gia được cho thêm vào để túi nilon mềm, dẻo, dai vô cùng độc hại, có thể gây nên nhiều căn bệnh ác tính. Sự tồn tại của túi nilon trong môi trường sẽ gây ô nhiễm, tác động nghiêm trọng tới đất và nguồn nước; từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Ngoài ra, túi nilon còn gây mất mỹ quan môi trường khi nằm kẹt trong cống rãnh, kênh rạch gây tắc nghẽn, ứ đọng nước thải và ngập úng…
Sự tiện dụng và tác hại của túi nilon không thể được đánh đổi. Trong khi chưa có biện pháp quản lý, chính sách phù hợp để giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, trước hết, mỗi người dân cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khỏe và môi trường sống. Cần tăng cường tuyên truyền hơn nữa để người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng chính suy nghĩ, hành động của mình: Nói không với túi nilon. Chỉ cần thay đổi thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… cũng đã làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Tại các siêu thị, cửa hàng nơi được coi là văn minh, các cấp quản lý cần quy định không cho phép siêu thị phát không túi nilon, đánh thuế thật cao đối với sản phẩm này hoặc với các nhà sản xuất túi nilon, xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vứt túi nilon bừa bãi… Ngược lại, khuyến khích siêu thị, người dân sử dụng túi đựng thân thiện với môi trường. Các cơ quan chức năng có thể tạo điều kiện hoặc có ưu đãi cụ thể với những cơ sở sản xuất các sản phẩm túi tự hủy, túi thân thiện với môi trường để sản phẩm này ngày càng được sử dụng rộng rãi, góp phần hạn chế và loại bỏ dần túi nilon trong đời sống. Vì chất lượng cuộc sống, vì tương lai con em chúng ta, hãy kiên quyết “đoạn tuyệt” với túi nilon.
Viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông
Bài làm
Ni-lông và những sản phẩm của nó được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày của con người, khi mới phát minh ra, nhiều người tiêu dùng còn coi đây là một phát minh quan trọng cho cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta đã biết hàng loạt tác hại lâu dài của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường, thậm chí người ta đã phải gọi túi ni-lông là ô nhiễm trắng.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy ni-lông có bảy tác hại lớn là:
Thứ nhất là xói mòn đất đai, bao ni-lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai.
Thứ hai là tàn phá hệ sinh thái, túi ni-lông nằm trong đất khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Cây trồng trên đất đó không phát triển được vì không thể chuyển nước và chất dinh dưỡng cho cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.
Thứ ba là gây ngập úng lụt lội, bao bì ni-lông bị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa.
Thứ tư là hủy hoại sinh vật, bao bì ni-lông bị trôi xuống hồ, biển làm chết các vi sinh vật khi chúng nuốt phải. Nhiều động vật đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn thừa của khách tham quan vứt bừa bãi.
Thứ năm là gây tổn hại sức khỏe, đặc biệt bao bì ni-lông mầu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Thứ sáu là ô nhiễm môi trường, sự lạm dụng các sản phẩm ni-lông cùng với sự bừa bãi, vô ý thức của con người khiến cho nó trở thành thứ rác bị vứt bừa bãi, không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tắc nghẽn cống rãnh, gây ứ đọng nước thải, hôi thối, ô nhiễm môi trường.
Thứ bảy và đây là tác hại nguy hiểm nhất, túi ni-lông gây ung thư, biến đổi giới tính, bởi vì những chất phụ gia được dùng để tạo độ dẻo, dai ở túi ni-lông có khả năng gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70-80 độ C, phụ gia chứa trong túi ni-lông sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó chất phụ gia hóa dẻo TOCP có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Nếu sử dụng túi ni-lông để đựng các thực phẩm chua có tính a-xít như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni-lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, a-xít lac ở trong dưa, cà sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ung thư.
Ở Việt Nam, tuy người dân mới sử dụng túi ni-lông khoảng hơn mười năm nay, nhưng loại rác này đã và đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Tại các bãi rác túi ni-lông nhiều vô kể. Còn trong các thùng rác gia đình hằng ngày đi đổ, ít nhất sẽ có hai chiếc túi ni-lông. Túi ni-lông như một sản phẩm tất yếu trong đời sống người dân Việt Nam bởi sự tiện dụng của nó, khi mà mua bất kỳ đồ gì, dù sống hay chín, là hàng khô hay ướt, hàng vải hay bát, đũa… tất thảy dùng túi để đựng, để xách… Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni-lông, con số này không ngừng tăng lên. (Năm 2000 cả nước một ngày xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Ðến nay, con số đó là 25.000 tấn/ngày). Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, việc sử dụng vô tội vạ túi ni-lông đã trở thành thói quen khó bỏ của người.
Việt Nam, hằng năm một người Việt Nam sử dụng khoảng 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ năm 2005 đến nay, con số lên tới 35 kg/người/năm. Theo phân tích của các nhà khoa học về môi trường, nhựa, túi ni-lông thải ra môi trường cần từ vài trăm năm đến cả nghìn năm mới có thể tự phân hủy được nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang bắt đầu áp dụng triệt để các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các loại túi ni-lông, chai, vỏ hộp bằng nhựa trong cuộc sống hằng ngày. Các cửa hàng, siêu thị tại các nước phát triển chuyển từ sử dụng túi ni-lông sang dùng loại túi đựng thân thiện hơn với môi trường như túi vải, giấy… Nếu người tiêu dùng muốn sử dụng túi ni-lông thì phải mua với giá khá cao. Sử dụng túi vải, túi giấy khi đựng đồ thì được khuyến mại, phát không. Nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã và đang mở chiến dịch loại bỏ túi ni-lông bằng việc đánh thuế cao đối với các sản phẩm nhựa… Một số nước khác cấm sử dụng sản phẩm này trong các thành phố lớn. Tại Việt Nam, trong nỗ lực bảo vệ môi trường, thời gian vừa qua, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện một số doanh nghiệp, công ty, siêu thị bắt đầu ngừng cung cấp túi ni-lông cho khách hàng. Túi đựng hàng đa năng đã được các đơn vị lựa chọn.
Theo ngành tài nguyên, nhu cầu về vốn đầu tư bảo vệ môi trường của Việt Nam là 85.000 tỷ đồng. Chắc chắn, trong số tiền trên, có đến vài trăm tỷ được sử dụng để khắc phục những thiệt hại do đồ nhựa, túi ni-lông thải ra môi trường.
Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, những sản phẩm này do giá thành cao nên các siêu thị vẫn cân nhắc. Với những người bán hàng nhỏ lẻ thì lại càng không thể vận động được họ dùng túi này thay thế túi ni-lông. Còn người mua hàng quen được dùng miễn phí túi ni-lông nên vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Bảo vệ môi trường không thể chỉ bằng những lời hô hào suông, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế túi ni-lông, đưa giá thành loại túi này rẻ như túi ni-lông hiện nay.
ms kb vs mik rồi mik t i c k xog t i c k cho mik nha, ai nhanh thì đc
II. Cảm nghĩ về quang cảnh ngày khai trường của em.
Giúp mik với các bn ơi, đg cần gấp
Phần | Yêu cầu |
Mở bài | - Lí do nhớ lại buổi lễ khai giảng đầu tiên. - Cảm xúc về buổi lễ khai giảng đó. |
Thân bài | - Kỉ niệm đêm trước ngày khai trường: + Kể về sự chuẩn bị của bố mẹ. + Tâm trạng của mình. |
- Kỉ niệm được bố (mẹ) đưa đến trường: + Cảnh vật đến trường (bầu trời, con đường, con người) + Tâm trạng của mình: hồi hộp, thấy mình đã lớn. | |
- Kỉ niệm khi bước vào cổng trường: + Kể về ngôi trường, khung cảnh. + Kể về lễ khai trường: gặp bạn bè, thầy cô. | |
| - Kỉ niệm khi được thầy cô chủ nhiệm đọc tên vào lớp học: + Cô giáo lớp học. + Tâm trạng của mình. |
Kết bài | - Kết thúc buổi tựu trường. - Kỉ niệm về buổi tựu trường sẽ theo đuổi suốt đời học sinh. |
Mấy bạn ơi lớp mik đang tham gia vẽ tranh về đề tài cuba nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Cuba(02/12/1960 - 02/12/12021)
-Cuộc thi vẽ tranh chủ đề"Em yêu đất nước Cuba"
-Hạn nộp trước ngày 27/11/2021( Các bạn có thể nộp trễ hơn cũng được)
-Màu sắc phong phú đa dạng,thể hiện rõ nét đặc trưng của chủ đề.
[ Mọi người nhớ giúp mik nhiều nhé,mik sẽ tặng một dấu tick cho những bạn vẽ đẹp nhất nhé nhé ]
Các bạn có thể vẽ bằng điện thoại,máy tính hay giấy vẽ cũng đc.Mik chấm hết ^^
nếu tôi dùng cỗ máy thời gian bay về quá khứ khi đang hát bài (Em của ngày hôm qua ) thì gặp Sơn Tùng và nghe được bài hát đấy ,song đi về nhà chép toàn bộ bài hát rồi coi như mình vừa sáng tác ra . Câu hỏi đặt ra sự thật ai là người sáng tác ra bài (Em của ngày hôm qua)
Gợi ý : tất nhiên không phải mình
đề: kể về câu chuyện đáng nhớ của bản thân
mình viết về ngày khai giảng đầu tiên
vậy mik viết đúng hay lạc đề?
Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao số 1 chủ đề " Những câu hát về tình yêu quê hương , đất nước , con người '
Ai giúp mik vs nhanh nha mai mik nộp rồi . Chắc là chiều mới nộp gì đó . Giúp mik nha .
------- Cảm ơn trước nhé ----
THAM KHẢO NHA
Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người là nội dung khá phổ biến của ca dao, dân ca. Ẩn chứa trong những câu hát đối đáp, những lời mời mọc, nhắn gửi,., là tình yêu chân thành, tha thiết, là niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người… Sau đây là một vài bài tiêu biểu: • Hỏi: – Ở đâu năm cửa nàng ơi?4. Đứng bèn ni đồng, ngó bèn tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bèn tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
• Câu hát thứ nhất:
Bài này có những dòng kéo dài tới 12 tiếng đặc tả cánh đồng rộng mênh mông. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng (đứng bên ni đồng – đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông) gợi cho người đọc có cảm giác đứng ở phía nào cũng thấy cánh đồng kéo dài đến tận chân trời. Cánh đồng quê hương không chỉ rộng lớn mà còn đẹp đẽ, trù phú và đầy sức sống.
Hình ảnh cô gái được so sánh rất tự nhiên mà không kém phần đẹp đẽ Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Giữa người và cảnh có sự tương đồng ở nét tươi tắn, phơi phới sức xuân.
Cách hiểu thứ hai cho rằng bài ca này là lời của một cô gái. Trước cánh đồng lúa xanh tốt, ngời ngời sức sống, cô gái nghĩ về tuổi thanh xuân của mình và bỗng dưng cảm thấy có một nguồn hứng khởi đang dào dạt trọng lòng; từ đó nảy ra so sánh tuyệt vời: Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Cô gái cảm thấy mình đẹp, một vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung, đầy sức sống. Niềm vui sướng, tự hào về cảnh vật và con người của quê hương được thể hiện rất tinh tế trong từng chữ, từng câu. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước thường nhắc đến tên núi, tên sông, tên những vùng đất với nét đặc sắc về cảnh trí, lịch sử, Văn hóa… Ẩn chứa đằng sau những bức tranh phong cảnh đẹp đẽ ấy là tình yêu tha thiết, nồng nàn của người dân đất Việt.mn kb vs mik mik t i c k r t i c k mik nha
mk nek
ai t i c k mk mk t i c h lai
kb roi mk ti ck cho
bn lại nhanh nhất mik t i c k nha; t i c k cho mik đi
Mọi người ơi!Hôm nay mình sẽ tổ chức cuộc thi vẽ tranh với đề tài là:"Phòng chống dịch Covid-19".
Ai có bài vẽ đẹp và xuất sắc nhất thì mình sẽ tick cho nha!
Mình sẽ ưu tiên những bạn tự vẽ hơn.Tuy nhiên bạn nào tham gia thì mình cũng like dưới bài thi nha!
Hạn nộp là từ ngày 1/9 đến ngày 10/9.
đây nha bạn !